Tăng huyết áp là bệnh thường gặp. 90% là tăng huyết áp vô căn (không rõ nguyên nhân), 10% Tăng huyết áp thứ phát (phát sinh sau các bệnh khác như: giai đoạn tiền mãn kinh, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm cầu thận mạn, u tuyến thượng thận…).
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng. Biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não để lại di chứng liệt, nếu nặng bệnh nhân có thể tử vong.
Theo Đông y, bệnh Tăng huyết áp thuộc chứng huyễn vựng, bao gồm 5 thể bệnh: thể can đởm hỏa vượng, thể đàm thấp, thể can thận hư, thể tâm tỳ hư, thể tâm dương vượng và tâm bào vượng. Bài viết sau Đông y Tuệ Y Đường cùng BS CKII Trần Thị Thu Huyền xin giới thiệu phương pháp điều trị bệnh Tăng huyết áp bằng châm cứu.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
1. Tổng quan về Tăng Huyết Áp:
Huyết áp là lực tác động của máu lên thành các động mạch. Đơn vị đo huyết áp được tính bằng mmHg. Để biết có bị tăng huyết áp không thì cần đo huyết áp và tăng huyết áp xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới, tỉ lệ người mắc tăng huyết áp trung bình gần 20%. Thống kê tại Mỹ được công bố bởi CDC cho thấy nước Mỹ có khoảng ¼ dân số bị tăng huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi.
Tại nước ta, khi kinh tế phát triển thì tần suất mắc tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Nếu không có các biện pháp dự phòng hữu hiệu thì ước tính đến năm 2025 sẽ có gần 10 triệu người bị tăng huyết áp.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Đa phần bệnh thường gặp ở người lớn tuổi không có nguyên nhân (tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát); khoảng 10% tình trạng có nguyên nhân, còn gọi là tăng huyết áp thứ phát.
2. Nguyên nhân Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn):
Khoảng 90% trường hợp huyết áp tăng cao không xác định được nguyên nhân.
Bệnh có tính gia đình, nhiều người trong gia đình cùng mắc tình trạng này, đặc biệt khi lớn tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác dễ đưa đến mắc bệnh cao huyết áp như thói quen ăn mặn (nhiều muối), hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dư cân hoặc béo phì, ít vận động thể lực, có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
Tăng huyết áp thứ phát:
Khi xác định có một nguyên nhân trực tiếp thì gọi là tăng huyết áp thứ phát.
Tình trạng này chiếm khoảng 10% ca bệnh nhưng nếu điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh có thể chữa khỏi.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Các nguyên nhân thường gặp là:
- Bệnh thận là nguyên nhân thường gặp nhất trong tăng huyết áp thứ phát (Ví dụ: viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận mãn, hẹp động mạch thận…)
- Bệnh lý tuyến thượng thận, là một tuyến nội tiết nằm ngay phía trên thận mỗi bên, tiết ra các hormone điều hòa muối – nước và huyết áp của cơ thể. Nếu u của tuyến này tiết bất thường các hormone sẽ làm huyết áp tăng. Điều trị cắt bỏ khối u có thể chữa khỏi bệnh huyết áp cao, không cần uống thuốc lâu dài hoặc lượng thuốc uống ít lại.
- Một số bệnh lý nội tiết khác cũng khiến huyết áp tăng như cường giáp, suy giáp, bệnh Cushing,…
- Một số loại thuốc khi uống như corticoides (điều trị bệnh viêm khớp, bệnh Lupus, hen suyễn, dị ứng,..), thuốc kháng viêm, giảm đau, hormone thay thế hoặc thuốc tránh thai,…
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Tăng huyết áp ở trẻ em hoặc người trẻ cần phải loại trừ bệnh tim bẩm sinh do hẹp eo động mạch chủ. Khi đó huyết áp ở hai tay rất cao, trong khi huyết áp ở chân thì thấp hoặc không đo được. Điều trị bệnh này bằng phẫu thuật hoặc đặt stent trong lòng động mạch chủ đoạn bị hẹp.
3. Triệu chứng Tăng huyết áp:
Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt.
Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng.
Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.
4. Những ai dễ bị Tăng huyết áp:
Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:
- Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp;
- Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm:
- Thừa cân béo phì;
- Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
- Ăn uống không lành mạnh;
- Ăn quá nhiều muối;
- Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
- Hút thuốc lá;
- Căng thẳng thường xuyên.
5. Điều trị Tăng huyết áp:
Mục tiêu điều trị tăng huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg.
Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
6. Châm cứu điều trị tăng huyết áp:
Trong Y học cổ truyền tăng huyết áp thuộc phạm vi của các chứng: Huyễn vựng, đầu thống, thất miên… và do nhiều nguyên nhân gây ra.
Tùy vào từng nguyên nhân mà người thầy thuốc lựa chọn phương pháp điều trị cho thích hợp.
– Tăng huyết áp do Can dương thượng cang
Do can dương vượng, bốc lên trên hoặc do tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày khiến can dương thăng động gây nhiễu lên trên làm cho hoa mắt chóng mặt, choáng đầu, ù tai.
Dương thăng nên gây mặt đỏ, hay tức giận.
Can dương vượng gây ít ngủ, hay mơ, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch huyền.
– Tăng huyết áp do Nội thương hư tổn:
Do lao động nặng nhọc lâu ngày hoặc do tuổi cao sức yếu làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
Trong đó tổn thương Thận âm, Thận âm hư không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can âm suy yếu dẫn đến Can Thận âm hư.
Can âm hư thì Can dương sẽ bốc lên gây ra chóng mặt, đau đầu, hay quên.
Thận hư gây ra lưng gối đau, ù tai, mắt ngủ, di tinh.
- Âm hư làm cho lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, mạch huyền tể hay trầm tế sác.
- Dương hư làm cho đại tiện lỏng, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm nhược.
– Tăng huyết áp do Đàm thấp:
Do ăn nhiều đồ béo bổ, hại đến Tỳ Vị, thức ăn không hóa thành tân dịch mà biến thành đàm thấp, khiến thanh dương không thăng được, trọc âm không gáng mà gây ra huyễn vựng làm cho đầu choáng váng.
Vị khí ở trung tiêu không giáng, khi cơ không lợi nên hông đau, bụng đầy, buồn nôn, ăn ít, mệt mỏi.
Đàm trọc ứ trệ làm cho chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dầy, ánh vàng, mạch nhu hoạt.
Để điều trị có nhiều phương pháp, trong đó, châm cứu điều trị THA có giá trị khi THA ở giai đoạn I (huyết áp dao động từ 140-179/90-99mmHg và giai đoạn II (huyết áp dao động từ 160-179/100-109mmHg). Với từng thể bệnh, bác sĩ sẽ quyết định điện châm như sau:
7. Các thể lâm sàng và điều trị tăng huyết áp:
Thể 1: Tăng huyết áp thể can dương thượng cang:
– Triệu chứng: Hoa mắt, choáng váng, đau đầu, mặt đỏ, hay tức giận, ít ngủ, ngủ hay mê, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoặc huyền sác.
– Chẩn đoán:
+ Bát cương: Lý thực nhiệt
+ Tạng phủ: Can
+ Bệnh danh: Huyễn vựng, đầu thống
+ Nguyên nhân: Nội nhân (tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày)
– Pháp điều trị: Bình can tiết dương.
– Phương huyệt:
+ Châm tả: Bách hội, Can du, Đởm du, Thái xung, Hành gian, Thái dương.
+ Nhĩ châm: Điểm hạ áp, Can, Thần môn.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
– Liệu trình: 15 – 20 phút/lần/ngày.
Thể 2: Tăng huyết áp thể Can Thận âm hư:
– Triệu chứng: Mệt mỏi, váng đầu, hay quên, lưng gối đau yếu, ù tai, mất ngủ, nam giới có thể di tinh, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế sác.
– Chẩn đoán:
+ Bát cương: Lý hư nhiệt
+ Tạng phủ: Can, Thận
+ Bệnh danh: Huyễn vựng, đầu thống
+ Nguyên nhân: Nội thương
– Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận.
– Phương huyệt:
+ Châm bổ: Can du, Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Huyết hải
+ Nhĩ châm: Điểm hạ áp, Can, Thận.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
– Liệu trình: 30 phút/lần/ngày.
Thể 3: Tăng huyết áp thể âm dương lưỡng hư:
– Thường gặp ở người cao tuổi hoặc phụ nữ sau khi hết kinh
– Triệu chứng: Mệt mỏi, sắc mặt trắng, đau đầu, chóng mặt, ngủ ít, hồi hộp, ù tai, lưng đau, gối mỏi, đại tiện lỏng, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, liệt dương (nếu ở nam), chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế nhược.
– Chẩn đoán:
+ Bát cương: Lý hư
+ Tạng phủ: Can, Thận
+ Bệnh danh: Huyễn vựng, đầu thống
+ Nguyên nhân: Nội thương
– Pháp điều trị: Dưỡng âm trợ dương
– Phương huyệt:
+ Châm bổ: Thận du, Tam âm giao, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn.
+ Nhĩ châm: Điểm hạ áp, Thận.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
– Liệu trình: 30 phút/lần/ngày.
Thể 4: Tăng huyết áp thể Tâm Tỳ hư:
– Hay gặp ở người già, có kèm theo loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng.
– Triệu chứng: Đầu choáng, hoa mắt, sắc mặt trắng khô, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, hay đi đại tiện phân lỏng, rêu lưỡi nhạt, mạch trầm nhược.
– Chẩn đoán:
+ Bát cương: Lý hư
+ Tạng phủ: Tỳ, Tâm
+ Bệnh danh: Huyễn vựng
+ Nguyên nhân: Nội thương
– Pháp điều trị: Kiện Tỳ, bổ huyết, an thần.
– Phương huyệt:
+ Châm bố: Túc tam lý, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn, Huyết hải.
+ Nhĩ châm: Điểm hạ áp, Tâm, Tỳ.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
– Liệu trình: 30 phút/lần/ngày.
Thể 5: Tăng huyết áp thể đàm thấp:
– Triệu chứng: Đau đầu, nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngực tức, bụng đầy, buồn nôn, ăn ít, mệt mỏi, ngủ li bì, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng, ánh vàng, mạch nhu hoạt.
– Chẩn đoán:
+ Bát cương: Lý hư trung hiệp thực
+ Tạng phủ: Tỳ, Vị
+ Bệnh danh: Huyễn vựng, đầu thống
+ Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (Do ăn nhiều đồ béo bổ)
– Pháp điều trị: Kiện tỳ, trừ thấp, hóa đàm.
– Phương huyệt:
+ Châm bổ: Túc tam lý, Tỳ du, Vị du
+ Châm tả: Phong long.
+ Nhĩ châm: Điểm hạ áp, Tỳ, Vị.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
– Liệu trình: 20 – 30 phút/lần/ngày.
8. Phòng bệnh Tăng huyết áp:
Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý:
- Nên ăn:cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp.
- Ăn nhạt:Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15gam/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Tăng cường hoạt động thể lực: Tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Bỏ thói quen xấu:
- Không hút thuốc, hạn chế bia, rượu là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.
- Mọi người hãy chủ động kiểm tra huyết áp của mình. Đối với những mắc huyết áp nên mua máy đo huyết áp sử dụng tại nhà, ít nhất mỗi ngày 1 lần và ghi vào sổ theo dõi huyết áp để giúp cán bộ y tế cùng theo dõi sức khỏe và đánh giá kết quả điều trị.
- Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình để phòng chống bệnh tăng huyết áp.
9. Ưu điểm của châm cứu trong điều trị Tăng huyết áp:
Châm cứu là tinh hoa của y học cổ truyền phương Đông vẫn giữ nguyên được giá trị và tính ứng dụng cao trong điều trị bệnh Tăng huyết áp. Phương pháp này được đông đảo bệnh nhân lựa chọn, bởi những ưu điểm vượt trội như:
- Hiệu quả điều trị cao
- An toàn cho sức khỏe: Liệu pháp châm cứu khi được thực hiện đúng quy trình, kim châm cứu được sát trùng kỹ lưỡng thì quá trình trị liệu sẽ được đảm bảo an toàn. Châm cứu là liệu pháp không sử dụng thuốc, do đó không gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Liệu pháp châm cứu giúp kích thích sản sinh morphine nội sinh, nhờ đó giảm cơn đau nhanh chóng, an toàn.
- Giúp cân bằng âm dương, ổn định nội tiết của cơ thể, điều hòa cảm xúc mang lại lợi ích cả về thể chất và tinh thần cho bệnh nhân.
Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả và có độ an toàn cao. Tuy nhiên để đạt được mục đích điều trị và tránh rủi ro, phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Tại Đông y Tuệ Y Đường, BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ:
- Mỗi bệnh nhân Tăng huyết áp đều được bác sĩ thăm khám tổng quan để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Bác sĩ lên phác đồ châm cứu điều trị Tăng huyết áp cho từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kết hợp thêm với các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả như bấm huyệt, xoa bóp.
- Trước khi trị liệu, bệnh nhân sẽ được uống trà để thư giãn cơ thể, đả thông kinh mạch, đồng thời xoa bóp để làm giãn cơ. Đồng thời, bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ tiến hành sát trùng dụng cụ châm cứu để đảm bảo an toàn.
- Xác định vị trí huyệt đạo cần tác động một cách chính xác tuyệt đối theo phác đồ. Sau đó tiến hành đưa kim vào da đúng kỹ thuật.
- Theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong thời gian châm cứu để kịp thời xử lý những tình huống xấu có thể gặp phải.
Không gian phòng khám khang trang, sạch đẹp, đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm dày dặn, tận tình, chu đáo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả cao… là lí do Tuệ Y Đường là một điểm đến không thể bỏ qua đối với người bệnh Tăng huyết áp và các bệnh cơ xương khớp.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp nói riêng và các vấn đề sức khỏe nói chung, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555
Mình hay phải gặp đối tác và uống rượu bia nhiều, mấy nay thấy mặt hay nóng bừng bừng từng cơn, ko biết có phải tăng huyết áp ko, rượu bia có ảnh hưởng gì đến huyết áp ko, mình cảm ơn.
Chào Lý Tuấn K, theo như tình trạng bạn mô tả, có thể bạn đang bị tăng huyết áp nhưng để chắc chắn bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra cho mình và bs xin nhấn mạnh rượu bia ko tốt bạn ạ, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nói chung cũng như hệ tim mạch bạn nhé, chúc bạn sức khỏe
Bệnh này có nguy hiểm ko bác, có cần uống thuốc duy trì hàng ngày ko ạ
Chào Huỳnh Hoa, tăng huyết áp thường không có triệu chứng cho đến khi những biến chứng nguy hiểm xuất hiện. Vì thế bạn cần phải kiểm tra và theo dõi huyết áp của mình thường xuyên, nếu nghi ngờ mình có biểu hiện tăng huyết áp bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và bác sĩ tư vấn cho bạn có phải dùng thuốc duy trì hàng ngày hay không bạn nhé, chúc bạn sức khỏe
Sao toi cu hay bị tang huyet ap ve đêm nhỉ, bác sĩ giai thich cho toi dc ko, cam on nhieu
Chào Ngo Van Sau ạ, huyết áp tăng về đêm có thể liên quan đến các tình trạng:
tình trạng bệnh tăng huyết áp không được kiểm soát tốt
Có hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Có bệnh lý về thận.
Mắc đái tháo đường.
Các vấn đề bệnh lý tuyến giáp.
Bất thường hệ thống thần kinh trung ương: mất ngủ, rối loạn nhận thức, già suy yếu, bệnh nhân sau đột quỵ.
Có các bệnh lý tim mạch. Anh tham khảo nhé!
Dạo gần đây, trong người cảm thấy khó chịu, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt nhức bả vai, tê mỏi… bs cho em hỏi em có phải em bị tụt huyết áp không a
Triệu chứng như bạn nói có thể là tăng hoặc hạ huyết áp, để chắc chắn nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để ktra bạn nha, chúc bạn sức khỏe
Huyết áp cao có dùng được sâm ko bs, nhà tôi có người thân bên Hàn muốn mua cho tôi dùng mà t hơi phân vân, xin bác sĩ tư vấn giúp
Chào bác Ba, theo các nghiên cứu lâm sàng, nhân sâm được khuyến cáo không nên dùng cho những người đang mắc bệnh cao huyết áp, đặc biệt những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp. Việc kết hợp sử dụng chung thuốc điều trị huyết áp cao với nhân sâm sẽ làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc, dùng liều cao nhân sâm sẽ làm tim đập nhanh, các cơn tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn và rất nguy hiểm bác ạ, trường hợp này cần sự tư vấn trực tiếp mới có thể dùng đc. Bác Ba liên hệ 0789.502.555 để được bác sĩ hỗ trợ thêm ạ
Cho hỏi bên mình có nhận điều trị vào cuối tuần không ạ, mình chỉ rảnh mỗi chủ nhật muốn qua trị liệu
Phòng khám mở tất ngày trong tuần từ 8h-21h bạn nhé, mời bạn qua trị liệu ạ, mong sớm gặp bạn!