Bệnh phụ khoa là bệnh khá phổ biến hiện nay. Đa số các chị em đều gặp phải các bệnh lý phụ khoa ít nhất 1 lần trong đời. Bệnh phụ khoa là những bệnh ở bộ phận sinh dục của nữ.
Bệnh phụ khoa không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm cảm giác “khoái cảm” khi quan hệ tình dục, mà nó còn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản ‘”thiên chức làm mẹ” của chị em phụ nữ.
Để hiểu rõ hơn về các bệnh phụ khoa cũng như là nắm rõ được những nguyên phân phổ biến gây ra bệnh này các bạn hãy cùng Đông y Tuệ y đường tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khi nào chị em cần đi khám phụ khoa?
Đối với chị em phụ nữ, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt khám phụ khoa định kỳ là vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ giúp chị em sớm phát hiện và phòng tránh được một số bệnh ảnh hưởng xấu với sức khỏe và cơ thể.
Khi phát hiện cơ thể có sự thay đổi hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, các chị em cần đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Khi bước vào độ tuổi sinh sản, nữ giới đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 năm 1 dù không xuất hiện triệu chứng bất thường.
Ba năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, phụ nữ nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để kiểm tra cổ tử cung, nguy cơ ung thư cổ tử cung…
Thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa ở nữ giới.
Ví dụ như: vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn, stress, căng thẳng, thay đổi bên trong cơ thể,… thì chúng ta cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huyết trắng và kinh nguyệt
1. Huyết trắng bình thường:
BS.CKII.Trần Thu Huyền cho biết người phụ nữ bình thường đều có huyết trắng hay còn gọi là khí hư hoặc dịch tiết âm đạo: Không mùi , trắng, trong, nhầy, đồng nhất, không bị vón cục
Gồm các chất tiết của âm hộ từ tuyến bã, tuyến Bartholin, tuyến Skene, chất tiết từ thành âm đạo, các tế bào bong ra từ âm đạo, cổ tử cung, chất nhầy cổ tử cung, các vi sinh vật và các sản phẩm chuyển hóa từ chúng.
2. Kinh nguyệt bình thường:
– Vị thành niên có kinh lần đầu 11-17 tuổi
– Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường từ 28-30 ngày, đôi khi 22-35 ngày.
– Thời gian hành kinh 3-5 ngày, đôi khi có thể kéo dài hơn 1-2 ngày.
– Máu kinh thường có mùi nồng, không tanh, màu đỏ tươi, không đông.
Các bệnh phụ khoa thường gặp không lây qua đường tình dục
1. VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM
Nhiễm nấm âm đạo không được xem là bệnh lây lan qua đường tình dục.
Ngứa âm hộ – âm đạo, đôi khi có cảm giác nóng hoặc tiểu rát hoặc giao hợp đau, âm hộ và niêm mạc âm đạo viêm đỏ.
Huyết trắng: màu trắng đục, vón cục, lợn cợn đóng thành mảng giống sữa đông, bám thành âm đạo.
Soi tươi huyết trắng: thấy có sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm.
Thuốc kháng nấm đường uống và đặt âm đạo có tỷ lệ lành bệnh bằng nhau, > 80% (thử nghiệm lâm sàng), thuốc uống làm giảm triệu chứng chậm hơn thuốc đặt từ 1 – 2 ngày.
Yếu tố nguy cơ: đái tháo đường, sử dụng kháng sinh dài ngày, có thai, sử dụng thuốc ngừa thai dạng uống có nồng độ estrogen cao.
2. VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN
Nhiễm khuẩn âm đạo (BV) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu đường sinh dục của người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Tình trạng này xảy ra khi có sự mất cân bằng của những vi sinh vật bình thường thường trú ở âm đạo với sự suy giảm Lactobacillus và sự phát triển quá mức của những vi khuẩn khác.
40-50% ở phụ nữ có hội chứng tiết dịch ở âm đạo
Yếu tố nguy cơ: sử dụng thuốc kháng sinh, thay đổi hormone do mang thai, cho con bú, hoặc thời kỳ mãn kinh, thụt rửa âm đạo, sử dụng chất diệt tinh trùng, quan hệ tình dục, nhiễm trùng
– Triệu chứng: 50-75% nhiễm khuẩn âm đạo thường là không có triệu chứng.
Chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo thường khi huyết trắng có mùi hôi, màu trắng xám, đồng nhất, dính đều vào thành âm đạo.
Có thể có các triệu chứng sau: ngứa âm hộ, viêm nề âm hộ, đau khi giao hợp. Xét nghiệm huyết trắng giúp chẩn đoán xác định.
3. U XƠ TỬ CUNG
U xơ tử cung là những khối u lành tính ở cơ tử cung, gọi là u xơ cơ tử cung vì được cấu tạo tử tổ chức liên kết và cơ trơn của tử cung.
U xơ tử cung thường tiến triển chậm trong một vài năm. Trong quá trình tiến triển một số khối u nhỏ, nằm ở giữa lớp cơ tử cung hoặc phát triển về phía phúc mạc có thể không gây ra biến chứng gì.
Một số khối u có thể mất sau một vài lần thai nghén hoặc ngừng phát triển khi người phụ nữ đã mãn kinh. Tuy nhiên u xơ tử cung cũng có thể gây ra các biến chứng cần phải điều trị.
4. UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Phụ nữ có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nếu làm các xét nghiệm sàng lọc thường xuyên. Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
Có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng cách:
– Xét nghiệm tầm soát ung thư tử cung (Pap test)
– Soi cổ tử cung
– Xét nghiệm xác định nhiễm HPV (Human Papilloma virus, vi rút gây ra hơn 99% ung thư cổ tử cung)
Có thể phòng ngừa ung thư CTC bằng cách tiêm ngừa một trong 2 loại vắc xin:
– GARDASIL: là vắc xin bảo vệ chống vi rút HPV, vắc xin tái tổ hợp tứ giá ngừa vi rút HPV (tuýp 6, 11, 16, 18)
– CERVARIX: là vắc xin tái tổ hợp ngừa vi rút HPV (tuýp 16 và 18)
Đối tượng sử dụng:
– Trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi 9-17
– Phụ nữ trong độ tuổi 18-26
5. UNG THƯ VÚ:
– Ung thư vú là một trong những ung thư phổ biến và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Điều trị ung thư vú rất hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
– Các triệu chứng có thể có của ung thư vú, có một vài triệu chứng không phải chắc chắn là bạn bị ung thư vú. Khi có một trong những triệu chứng này bạn nên đi khám để phát hiện sớm ung thư vú:
+ Khối u ở vú: tự khám vú mỗi tháng có thể phát hiện sớm một khối u ở vú.
+ Thay đổi ở da vú như da dày lên, đỏ da, sưng tấy, da bị lõm vào hoặc sần sùi.
+ Thay đổi ở núm vú: núm vú tụt vào hay tiết dịch ở núm vú.
+ Khối u ở nách hoặc ở vùng xung quanh vú: có thể do ung thư vú lan đến các hạch bạch huyết.
+ Ung thư vú có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi, gan, xương và gây ra các triệu chứng ở các cơ quan này.
– Các phương pháp tầm soát ung thư vú
1. Tự khám vú (Breast-self exam)
2. Khám vú trên lâm sàng (Clinical breast exam)
3. Chụp nhũ ảnh (Mammography) hoặc siêu âm vú
Bệnh lây truyền qua đường tình dục – STDs
BS.CKII. Trần Thu Huyền cho biết trong quá trình quan hệ tình dục có diễn ra sự giao phối giữa bên nam và bên nữ. Đây là điều kiện rất tốt để lây truyền các loại bệnh. Do đó, khi quan hệ tình dục chị em nên chú ý.
Một số bệnh lây qua đường tình dục như: Bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà, bệnh lậu, HIV/AIDS,…
Biểu hiện:
– Ngứa, đau, rát bộ phận sinh dục
– Khó chịu ở vùng âm đạo khi đi tiểu
– Chảy máu âm đạo bất thường
– Đau khi quan hệ
– Vùng âm đạo sưng tấy, kích thích
Hội chứng đau mãn tính âm hộ – Vulvodynia
Các bệnh lý phụ khoa rất đa dạng với các triệu chứng bệnh khá giống nhau nên chỉ có khám phụ khoa mới phát hiện được bệnh. Vulvodynia- hội chứng đau mãn tính âm hộ là hiện tượng đau các bộ phận sinh dục bên ngoài.
Biểu hiện:
Bệnh nhân thường có cảm giác đau rát, ngứa, kích thích, nhói ở vùng âm hộ, đặc biệt là khi đi tiểu
Bệnh viêm nội mạc tử cung là bệnh lý nhiễm trùng ở vùng niêm mạc cổ tử cung.
Bệnh chỉ là hiện tượng viêm nhiễm không có nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên lại khiến chị em mệt mỏi, khó chịu, đau đớn làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Biểu hiện của bệnh:
– Xuất hiện khí hư mùi hôi, thường kèm lẫn máu
– Đau vùng bụng dưới
– Chảy máu bất thường ở bộ phận sinh dục
Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh phụ khoa
Cũng theo BS. Thu Huyền nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa ở nữ giới rất phổ biến, có thể liệt kê một số những nguyên nhân cơ bản sau:
– Do việc vệ sinh vùng kín không sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
– Do thói quen sinh hoạt tình dục không lành mạnh
– Do các bệnh liên quan đến tiêu hoá, do thiếu chất hoặc do dư thừa chất, cũng có thể là do cơ địa,…
Sau đây là một số những nguyên nhân phổ biến nhất:
Bệnh phụ khoa do vệ sinh vùng kín không đúng cách
Âm đạo là vùng có môi trường ẩm ướt nên là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại nấm, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, việc vệ sinh sai cách làm tổn thương vùng kín có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Nhiều trường hợp bệnh viêm nhiễm phụ khoa không chỉ do việc vệ sinh mà còn có thể do mãn kinh, do sử dụng quần lót quá chật hay do dị ứng với chất tẩy rửa.
Bệnh phụ khoa phát sinh từ thói quen quan hệ tình dục
Có rất nhiều bệnh lây lan qua đường tình dục nên nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh phụ khoa qua con đường này là rất cao, nếu quan hệ không an toàn với bạn tình bị mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa.
Một số loại vi khuẩn, virus lây nhiễm qua đường tình dục như: lậu, giang mai, nấm, virus herpes sinh dục,… Những loại vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào âm đạo và đi vào gây bệnh trong cơ thể.
Bệnh phụ khoa do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng mệt mỏi kéo dài
Tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài khiến cho cơ thể sản sinh ra loại hormone làm mất cân bằng nội tiết tố nữ gây ra: chậm kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thay đổi độ PH trong âm đạo từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại khuẩn, nấm gây bệnh.
Thêm vào đó, nếu nữ giới có thói quen sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, chứa chất kích thích dài ngày cũng có nguy cơ cao bị các bệnh phụ khoa.
Vì sao cần đi khám phụ khoa?
Bệnh phụ khoa là thuộc nhóm bệnh lý khó nói nên nhiều phụ nữ gặp phải những biểu hiện và tình trạng khó chịu ở bộ phận sinh dục, nhưng lại không dám đi khám.
Đa số các bệnh phụ khoa không quá nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống và đời sống chăn gối của các cặp vợ chồng, thâm chí nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
Nên chị em nên đặt sức khoẻ lên hàng đầu, gạt bỏ những e ngại để đi khám phụ khoa nếu gặp phải những tình trạng bất thường ở vùng kín.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cách điều trị u xơ tử cung
Một số bệnh phụ khoa có những biểu hiện rõ ràng thì rất nhiều bệnh phụ khoa không có dấu hiệu hay bất kỳ biểu hiện nào ở giai đoạn đầu, nhưng lại rất nguy hiểm như bệnh ung thư cổ tử cung.
Bệnh này nếu được phát hiện sớm thì có thể kéo dài được sự sống cho người bệnh, nhưng đa phần người bệnh chỉ biết mình bị bệnh khi đã ở giai đoạn cuối.
Do đó việc chữa trị gần như là không thể. Bên cạnh đó, chị em nếu ở độ tuổi 20-25 thì hãy đi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung nhé!
Phòng tránh các bệnh phụ khoa thường gặp
1. Vệ sinh phụ nữ:
– Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản và những ngày nhiều huyết trắng.
– Vệ sinh sạch sẽ cho cả 2 người trước và sau khi quan hệ tình dục
– Giữ vùng kín luôn khô ráo: tránh mặc quần áo chật, ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát.
– Không thụt rửa âm đạo
2. Vệ sinh kinh nguyệt
– Máu kinh là môi trường cấy thích hợp cho các loại vi khuẩn.
– Cần tắm rửa thường xuyên hơn. Cứ mỗi 6 giờ phải rửa, thay băng vệ sinh 1 lần.
– Trong những ngày hành kinh tránh những việc cần ngâm mình dưới nước.
– Không nên giao hợp trong lúc hành kinh.
3. Khám phụ khoa định kỳ
Là người phụ nữ chủ động đi khám phụ khoa ít nhất 1 lần trong năm dù có hay không có triệu chứng của bệnh. Với những phụ nữ có tiền sử bệnh phụ khoa thì nên khám 6 tháng 1 lần.
Lợi ích của khám phụ khoa định kỳ: – Phát hiện sớm các bệnh phụ khoa – Điều trị bệnh kịp thời – Phòng tránh các biến chứng sản phụ khoa – Tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản.
Khám phụ khoa định kỳ gồm: – Khám phụ khoa – Khám vú – Soi tươi, nhuộm gram huyết trắng – Siêu âm phụ khoa – Siêu âm vú.
– Tầm soát ung thư cổ tử cung (Pap test) và/hoặc xét nghiệm xác định nhiễm vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung
Hy vọng với những chia sẻ về các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới được Đông y Tuệ y đường chia sẻ có thể giúp chị em phần nào có thêm được những thông tin cần thiết để sớm phát hiện các bệnh phụ khoa.
Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể liên hệ trực tiếp với BS.CKII.Trần Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ y đường qua số hotline 0789503555 để được hỗ trợ kịp thời