BIẾN THỂ MỚI BA.5 NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ?

Có thể nói vấn đề đang cần được quan tâm nhất trong những ngày gần đây là sự xâm nhập của biến thể mới BA.5 –  một biến thế phụ của Omicron.Tại một số khu vực và quốc gia, dịch bệnh Covid-19 đang có xu hướng phức tạp trở lại với sự xuất hiện của biến thể mới này.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay biến thể mới BA.5 của chủng Omicron đã xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam và có nguy cơ lây nhiễm nguy hiểm hơn các biến thể cũ hiện đang tồn tại.

Ngày 4/7, Việt Nam có thêm 685 ca mắc mới COVID-19, còn 30 bệnh nhân đang thở oxy, trong ngày có thêm 1 ca tử vong do COVID-19.

Theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.749.324 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.481 ca nhiễm).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.179 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 9.715.163 ca.

Số bệnh nhân đang thở oxy là 33 ca.

Ngày 4/7, cả nước ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19 tại Đồng Nai.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.088 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 quốc gia, vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555

Trong ngày 4/7, có 66.330 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 233.534.502 liều.

Biến thể mới BA.5
Biến thể mới BA.5 hiện nay

1.Biến thể mới BA.5 là gì ?

Bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2019, virus SARS-CoV-2 đã có nhiều lần đột biến, trong đó Omicron hiện là biến chủng lưu hành phổ biến nhất hiện nay. Điều nguy hiểm là biến thể này đã có nhiều đột biến và hình thành nhánh phụ, trong đó mới nhất hiện nay là biến thể mới BA.5.

Biến thể mới BA.5 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 1/2022, sau đó lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. Biến thể mới này mang nhiều thay đổi trên protein gai ở đột biến L452R, F486V khiến độ độ bám của virus vào tế bào của vật chủ nhanh và dễ dàng hơn.

Người trẻ tuổi hút thuốc tăng nguy cơ mắc COVID-19 và biến chứng của bệnh

2.Biến thể mới BA.5 nguy hiểm như thế nào ?

Biến thể mới BA.5 thể hiện ở điểm tốc độ lây lan của chúng rất nhanh, khả năng cao là sẽ thay thế biến chủng BA.1 và BA.2 đang lưu hành hiện tại.

Trong những công bố mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc gây bệnh nặng và khiến cho các ca tử vong tăng lên của BA.5 không bằng Delta nhưng chúng lại có khả năng tấn công, gây lây nhiễm cho những người từng mắc Omicron và những biến chủng trước đó.

Điều đó có nghĩa rằng nếu bạn từng mắc các biến chủng của Omicron, bạn vẫn không có kháng thể  miễn dịch với các biến thể mới BA.5 này.

Do vậy, chúng rất có thể gây ra một làn sóng dịch bệnh khác và các chuyên gia cho rằng virus còn sẽ tiến hóa nhiều hơn khiến cho nhiều người có thể mắc bệnh tới 3 hoặc 4 lần cùng với những triệu chứng kéo dài không dứt và gây nhiều gánh nặng lên nền y tế nói chung và kinh tế toàn cầu nói riêng.

3.Biến thể mới BA.5 có triệu chứng gì khác với những người anh em của nó ?

Khi bị biến thể mới BA.5, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thường gặp ở các biến thể mới của Omicron trước đó là:

  • Các bộ phận chịu tác động chủ yếu thuộc đường hô hấp trên trong khi chủng gốc của virus ảnh hưởng tới phổi nhiều hơn.
  • Có thể gây sốt, khó chịu hoặc cảm giác ớn lạnh, mất khứu giác, mệt mỏi, sổ mũi.
  • Đau cơ bắp, đau đầu, tiêu chảy hoặc nôn mửa

Tại Việt Nam, việc biến thể mới BA.5 xâm nhập là điều khó tránh do nhà nước đã thực hiện chính sách bình thường hóa và tăng cường mở cửa, giao lưu kinh tế.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555

Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra chủ trương về việc đánh giá đúng tình hình diễn biến của dịch bệnh để có phương án ứng phó kịp thời và phù hợp, tránh tạo tâm lý chủ quan nhưng cũng tránh việc gây ảnh hưởng tới mọi hoạt động của đời sống.

Triệu chứng cho thấy bạn đã nhiễm biến thể mới
Triệu chứng cho thấy bạn đã nhiễm biến thể mới

4.Có nên tiêm vaccine mũi 4 để tránh nguy cơ tái nhiễm ?

Hiện nay, việc nghiên cứu, thống kê về những tác động cụ thể của biến thể mới BA.5 hoặc những biến thế khác có thể xuất hiện trong tương lai là điều luôn được chú trọng. Thế giới vẫn chưa thể hoàn toàn thoát khỏi đại dịch và cuộc chiến này có thể còn kéo dài trong tương lai và ngy cơ hình thành các làn sóng đại dịch khác vì chủng virus luôn biến đổi không ngừng.

Tương tự các biến thể Omicron đã xuất hiện trước, biến thể mới BA.5 cũng có cơ chế né tránh vắc xin một phần, song vắc xin vẫn phát huy được hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc giảm tỷ lệ tử vong cho những người bị nhiễm.

Vì thế, mọi người dân cần đi tiêm vắc xin khi được chỉ định. Đặc biệt là với những người cao tuổi hay người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch.

Theo báo cáo thống kê, đối tượng trẻ em khi mắc bệnh thường nhẹ hơn, thậm chí có thể không có triệu chứng nhưng hậu quả mà Covid-19 gây ra lại không nhỏ như: mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ,… nhiều trẻ còn mắc hội chứng viêm đa hệ thống tại nhiều cơ quan như: da, tim, phổi, thận,…và đây là một tình trạng đáng báo động.

Điều này cho thấy việc tiêm vắc xin cho trẻ là điều hết sức cần thiết để nâng cao sức đề kháng trong phòng, chống bệnh tật.

Khuyến cáo mới Tổ chức Y tế Thế giới và CDC Mỹ vừa đưa ra, việc tiêm các mũi nhắc lại rất cần thiết bởi các mũi tiêm cơ bản sẽ bị suy giảm hiệu quả trong vòng 3-6 tháng và khi biến thể mới xuất hiện.

Các mũi nhắc lại sẽ giúp gia tăng nồng độ kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng, đặc biệt trong tình hình các biến thể mới có thể liên tục xuất hiện trong tương lai.

Chứng hậu Covid dưới góc nhìn của Đông y

Tại Việt Nam, việc tiêm mũi vắc xin nhắc lại lần 2 (mũi thứ 4) được chỉ định cho các đối tượng sau :

  • Tất cả những người tuổi từ 50 trở lên.
  • Người từ 18 tuổi trở lên mà khả năng miễn dịch bị suy giảm từ mức độ vừa đến nặng.
  • Người từ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp có nguy cơ cao bị bệnh như: cán bộ y tế, tuyến đầu hoặc công nhân hiện đang lao động tại các khu công nghiệp.

Cùng với vắc xin, mọi người nên tiếp tục duy trì thực hiện có thói quen tốt như:

  • Bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân bằng việc ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học, vận động hợp lý.
  • Đeo khẩu trang ở những nơi có tập trung đông người.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh không gian sống

Bên cạnh đó, cần loại bỏ ngay những quan niệm chủ quan, sai lầm như:

  • Đánh giá không đúng về tác động của vắc xin, chẳng hạn một số người cho rằng việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản.
  • Cho rằng nếu đã mắc Covid-19 thì không cần tiêm vắc xin: thực tế cho thấy bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh nhiều lần với những biến chủng khác nhau.
  • Nghi ngờ về độ an toàn của vắc xin: mặc dù được sản xuất trong thời gian ngắn song vắc xin đã được thử nghiệm và kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng cũng như hiệu quả nên hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Thực tế hiện tại, biến thể mới BA.5 khiến tỷ lệ người mắc Covid-19 bắt đầu có dấu hiệu gia tăng trở lại tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ một làn sóng dịch mới dù quy mô có thể nhỏ hơn giai đoạn trước.

Tiêm vắc xin mũi 4 để tăng cường đề kháng
Tiêm vắc xin mũi 4 để tăng cường đề kháng

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555  

Sau khi tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, vui lòng làm những việc sau:
  • Gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn hoặc đường dây nóng về COVID-19 để biết địa điểm và thời gian làm xét nghiệm.
  • Hợp tác thực hiện các quy trình truy vết tiếp xúc để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút.
  • Nếu bạn không thể xét nghiệm, hãy ở nhà và không lại gần người khác trong 14 ngày.
  • Trong thời gian cách ly, bạn không được đi làm, đi học hoặc đi đến nơi công cộng. Hãy nhờ một người khác mang nhu yếu phẩm đến cho bạn.
  • Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với những người khác, kể cả với người nhà.
  • Đeo khẩu trang y tế để bảo vệ người khác, kể cả khi/trong trường hợp bạn cần liên hệ với nhân viên y tế để được trợ giúp.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Ở trong một phòng tách biệt với những thành viên khác trong gia đình. Nếu không được, hãy đeo khẩu trang y tế.
  • Giữ phòng thông thoáng.
  • Nếu bạn ở chung phòng với người khác, hãy kê giường cách nhau ít nhất 1 mét.
  • Tự theo dõi trong 14 ngày xem bạn có triệu chứng nào không.
  • Gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào sau đây: khó thở, mất khả năng nói hoặc cử động, lú lẫn hoặc đau ngực.
  • Duy trì tinh thần lạc quan bằng cách tập thể dục tại nhà và giữ liên lạc với người thân qua điện thoại hoặc trên mạng.

Tuệ Y Đường với Bs Trần Thu Huyền và đội ngũ y bác sĩ giầu kinh nghiệm, không chỉ là phòng khám đông y điều trị chăm sóc sức khỏe phục vụ khách hàng, chúng tôi còn thường xuyên cập nhật và chia sẻ  những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh hiện nay cũng như các phòng tránh và nâng cao sức khỏe để có thể chống chọi qua làn song đại dịch với biến thể mới này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555

 

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *