Bệnh U MỀM LÂY

U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do virus  Molluscum contagiosum mà biểu hiện bằng các thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở Phòng Khám.Đây là bệnh lành tính và hầu hết đều đáp ứng tốt khi được điều trị đúng và kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh u mềm lây là do virus Molluscum contagiosum (MCV) – một loại virus thuộc nhóm Poxvirus. Trong có 2 loại virus gây bệnh ở người là MCV 1 và MCV 2. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 1 – 10 tuổi và những người suy giảm miễn dịch.

Các yếu tố nguy cơ là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp lên vật dụng nhiễm virus như các dụng cụ, tay bị tổn thương khi phẫu thuật, trẻ em tắm cùng bể tắm, dùng chung khăn, dụng cụ thể thao..Bệnh còn lây nhiễm virus qua hoạt động tình dục hoặc gặp trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch như HIV.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

  • U mềm lây có tổn thương cơ bản là các sẩn chắc màu hồng nhạt, trắng đục hoặc màu vàng, đôi khi màu da bình thường, đường kính từ 2-6 mm, lõm giữa, đứng riêng rẽ hoặc đứng thành từng đám. Da xung quanh có thể đỏ, ngứa do phản ứng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với tác nhân gây bệnh.
  • Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần cho đến 6 tháng.
  • Ở trẻ em thương tổn chủ yếu ở vùng da hở như mặt, cổ, nếp gấp.
  • Ở người lớn, thương tổn thường ở vùng bụng dưới, phía trong đùi, xương mu và sinh dục.

Chẩn đoán phân biệt

U mềm lây rất dễ nhầm lẫn, cần phân biệt với các bệnh lý sau đây:

  • Hạt cơm phẳng: sẩn bằng phẳng không có lõm ở Phòng Khám, bề mặt không đều , không có hình vòm, bàn tay và chân có thể có thương tổn.
  • Herpes simplex: thương tổn nhanh chóng lõm giữa.
  • Thủy đậu: xuất hiện bọng nước và mụn nước.
  • Viêm nang lông: sẩn không có lõm ở Phòng Khám, sẩn hoặc mụn mủ khu trú ở chân tóc.
  • Ung thư biểu mô đáy: gồm nhiều thể lâm sàng.
  • Nấm sâu cryptococcosis trên da ở bệnh nhân AIDS: xét nghiệm có tế bào nấm men ở thương tổn da.
Tổn thương trong U mềm lây

Điều trị bệnh

Bệnh tiến triển lành tính, thường tự thoái lui sau một thời gian. Ở trẻ khỏe mạnh, sau 9 tháng bệnh tự thoái lui, người suy giảm miễn dịch thì thời gian kéo dài hơn và thường kháng trị với các phương pháp thông thường.

Dung dịch KOH 10%

  • Chấm tổn thương ngày 2 lần cho đến khi tổn thương trở nên viêm đỏ.
  • Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sạch tổn thương từ 70 – 100% sau thời gian trung bình 1 – 2 tháng.
  • Tác dụng phụ: châm chích, loét, tăng sắc tố sau viêm. Để hạn chế tác dụng phụ cần chấm đúng đỉnh tổn thương, chấm đến khi xuất hiện triệu chứng viêm thì dừng lại hoặc dùng dung dịch KOH 5% thay thế cho 10%.

Mỡ salicylic nồng độ 12 – 50% 

  • Bôi ngày 1 lần buổi tối cho hiệu quả sau khoảng 1 tháng.
  • Salicylic dung dịch phối hợp với lactic acid 16,7% có tác dụng tương đương dung dịch KOH 10% sau 6 tuần điều trị. Tác dụng phụ tương đương dung dịch KOH 10%.

Kem imiguimod 5%

  • Bôi cách ngày 1 lần, để lưu 10 tiếng sau đó rửa, dùng trong vòng 12 – 16 tuần.
  • Thuốc có hiệu quả tương đương so với KOH 10%, tuy nhiên cần nhiều thời gian để sạch tổn thương hơn.
  • Chú ý tác dụng phụ như châm chích, giảm sắc tố, tăng sắc tố sau viêm.

Nạo bỏ tổn thương bằng curette

  • Loại bỏ tổn thương nhanh nhưng dễ tái phát (sau 4 tuần là 66%, sau 8 tuần là 45% trong nghiên cứu của Simonart), đối tượng dễ tái phát: nhiều tôn thương (> 10 tổn thương), nhiều vị trí, u mêm lây trên bệnh nhân viêm da cơ địa, ngoài ra nạo còn có nhiều tác dụng phụ như đau, chảy máu, sẹo…

Các phương pháp khác: liệu pháp lạnh, điều trị bằng laser, trong đó hay dùng nhất là laser màu xung (pulsed dye laser), cantharidin bối, acid trichoroacetic, tretinoin bồi.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh U mềm lây. Hi vọng giúp bạn đọc sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh !

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *