Tắc vòi trứng là một trong những căn bệnh dẫn đến tỉ lệ vô sinh ở nữ giới rất cao. Vậy tắc vòi trứng là sao, nguyên nhân tắc vòi trứng là gì, dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường giải đáp các câu hỏi trên nhé!
Bệnh tắc vòi trứng là gì?
Theo BS Trần Thu Huyền Vòi trứng (ống dẫn trứng, vòi tử cung) là một bộ phận trong cơ quan sinh dục của nữ giới, gồm 2 ống nhỏ nối giữa buồng trứng và buồng tử cung nữ giới. Vòi trứng là đường nối để trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung để trứng và tinh trùng có thể gặp nhau, thụ tinh và phát triển thành phôi thai.
Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị teo hẹp, dính tắc, gây cản trở đến việc di chuyển của trứng về tử cung, nếu để lâu ngày, kéo dài sẽ gây vô sinh, hiếm muộn.
Chiều dài bình thường của vòi trứng khoảng 12cm, chiều rộng bằng đầu nhỏ của chiếc đũa ăn nhưng vòi trứng khi bị tắc có hình dáng mỏng và ngắn như một sợi dây cước.
Ống dẫn trứng bị tắc làm cho trứng đã thụ tinh không thể di chuyển qua vòi trứng để về tử cung làm tổ, do vậy trứng phải làm tổ ở bên ngoài, dẫn đến tình trạng chửa ngoài tử cung, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không sớm phát hiện. Vì vậy để tránh gặp phải tác hại khôn lường của tắc vòi dẫn trứng nói riêng cũng như bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục nói chung thì chị em phụ nữ cần kiểm tra phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.
Nguyên nhân tắc vòi trứng do đâu?
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu thì có tới 40% nữ giới bị vô sinh, hiếm muộn con, mang thai ngoài tử cung do tắc vòi dẫn trứng. Theo bác sĩ Trần Thu Huyền, nguyên nhân gây tắc vòi trứng là do:
- Quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh, thô bạo khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, tấn công trực tiếp vào cơ quan sinh dục dẫn đến tình trạng viêm tắc vòi trứng. Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tượng còn khiến cho nữ giới dễ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (lậu, giang mai, HIV/AIDS,…) bị nhiễm khuẩn nặng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
- Âm đạo bị nhiễm khuẩn do vệ sinh vùng kín không đúng cách, sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc các dụng cụ thụt rửa khiến âm đạo bị tổn thương, mất cân bằng pH. Đây là điều kiện lí tưởng để vi khuẩn gây bệnh xâm nhập gây viêm âm đạo, tắc ống dẫn tứng.
- Nạo hút thai thường xuyên hoặc bị sảy thai nhiều lần khiến cổ tử cung bị tổn thương gây viêm tắc vòi dẫn trứng.
- Một số bệnh lý phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… khiến cho vi khuẩn phát triển, lây lan diện rộng gây tắc vòi trứng.
- Thực hiện các thủ thuật tác động đến vùng kín như đặt vòng tránh thai, mổ viêm ruột thừa, phẫu thuật cổ tử cung, vá màng trinh, phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín,… không đảm bảo an toàn cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, tắc dính vòi trứng.
- Một số trường hợp cấu trúc vòi trứng bị chít hẹp bẩm sinh, dẫn đến thiếu một phần hoặc toàn bộ vòi trứng, làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản tự nhiên. Các trường hợp này tuy có nhưng cũng hiếm gặp.
Tắc vòi trứng có biểu hiện gì?
Khi bệnh ở giai đoạn mới khởi phát thì những dấu hiệu của bệnh thường ít biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài cơ thể. Vì vậy mà người bệnh sẽ rất khó để tự phát hiện được. Chị em chỉ có thể phát hiện chính xác bệnh khi thực hiện siêu âm hoặc nội sôi chẩn đoán bệnh qua hình ảnh. Những biểu hiện của viêm tắc vòi trứng đặc trưng như:
- Đau vùng bụng dưới hoặc bên cạnh sườn: Người bệnh cảm thấy đau lưng, đau bụng, đau vùng chậu, sờ vào bụng thấy sưng cứng bất thường,…
- Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu gấp.
- Rối loạn chu kỳ hành kinh: Vòi trứng bị tắc cũng ảnh hưởng đến việc rụng trứng, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, kinh nguyệt không đều, rong kinh, chậm kinh,…
- Khí hư (dịch tiết âm đạo) ra nhiều , có màu bất thường, bốc mùi hôi khó chịu.
- Đau rát, chảy máu ấm đạo khi quan hệ tình dục.
- Người bệnh khó mang thai dù không dùng biện pháp tránh thai. Tình trạng này xảy ra do ống dẫn trứng đã bị tắc, ảnh hưởng tới khả năng thụ thai đồng thời tỷ lệ thụ thai của trứng và tinh trùng giảm mạnh.
- Người mệt mỏi, chóng mặt, sa sút, sốt, rối loạn chức năng tiêu hóa.
Một số thắc mắc liên quan đến bệnh tắc ống dẫn trứng
Cơ thể phụ nữ bao gồm 2 ống dẫn trứng nối giữa buồng trứng và tử cung. Người mắc bệnh có thể bị tắc vòi trứng bên phải, tắc vòi trứng trái hoặc bị tắc vòi trứng 2 bên luôn. Và việc tắc 1 hay 2 bên vòi trứng đều có những ảnh hưởng khác nhau đến trạng thái sức khỏe cơ thể.
Tắc vòi trứng có nguy hiểm không?
Tắc vòi trứng có thể gây ra nhiều tác hại, hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời:
- Mang thai ngoài dạ con: Khi ống dẫn trứng bị tắc làm cho trứng đã thụ thai không quay về tử cung được, phải làm tổ ở ống dẫn trứng, dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Khi thai lớn có thể chèn ép lên các bộ phận khác, gây đau đớn, vỡ ống dẫn trứng. Nếu không sớm phát hiện, có thể gây tử vong cho người mẹ.
- Khó thụ thai, vô sinh: Đây là hậu quả nặng nề nhất nếu để bệnh tiến triển thành mãn tính nghiêm trọng. Lúc này ống dẫn trứng đã hoàn toàn bị tắc nghẽn, trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để thụ thai được.
Bị tắc ống dẫn trứng thì có kinh nguyệt không?
Nếu người bệnh chỉ bị tắc vòi trứng 1 bên thì vẫn có kinh nguyệt như bình thường.Tuy nhiên do chức năng của vòi trứng bị suy giảm cũng khiến cho chức năng bị rối loạn theo, máu kinh ra ít, kỳ kinh không đều, đau bụng kinh dữ dội. Lúc này, buồng trứng phải tiết ra hormone sinh dục nữ liên tục. Sau một thời gian sẽ khiến cho người bệnh bị mất kinh.
Với trường hợp người bệnh bị tắc 2 vòi trứng thì trứng rụng xuống nhưng rất khó hoặc không thể di chuyển xuống tử cung, vậy nên không thể tạo ra kinh nguyệt. Trường hợp tắc vòi trứng 2 bên hiếm gặp hơn và người bệnh không thể có kinh trừ phi thực hiện điều trị y tế.
Tắc vòi trứng có chữa được không?
Tắc vòi trứng chữa được không? Với trường hợp bệnh ở giai đoạn khởi phát, tình trạng tắc dính mức độ nhẹ thì bệnh dễ điều trị hơn, tỉ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.
Ngược lại với trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì lúc này ống dẫn trứng đã bị tổn thương nghiêm trọng, tỷ lệ chữa khỏi khá thấp, thời gian điều trị bệnh kéo dài, có thể phải thực hiện can thiệp ngoại khoa, gây tốn kém thời gian và tiền bạc.
Do vậy, nếu phát hiện triệu chứng bất thường của vùng kín, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và làm một số xét nghiệm chuyên sâu để xác định nguyên nhân gây viêm tắc thì mới có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Tắc vòi trứng có thể mang thai được không?
Người bệnh tắc vòi trứng có thể mang thai hay không phụ thuộc lớn vào vị trí bị tắc, BS Trần Thu Huyền cho biết mức độ tắc nghẽn của vòi trứng và cả tỉ lệ hồi phục sau điều trị. Tuy nhiên, như nội dung đã chia sẻ ở trên thì dù bạn bị tắc 1 hoặc cả 2 bên thì khả năng thụ thai và mang thai thành công cũng rất thấp.
Khi vòi trứng bị tắc, trứng chín cần rụng không thể đi qua vòi trứng nên đã làm giảm tỷ lệ thụ thai và gia tăng nguy cơ bị hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới. Trường hợp tắc cả 2 vòi trứng thì khả năng mang thai tự nhiên càng trở nên khó khăn hơn.
Sau khi điều trị bệnh, nếu chị em có nhu cầu sinh con, bác sĩ có thể đưa ra giải pháp thụ tinh nhân tạo cho bạn bằng cách nuôi cấy phôi thai trong phòng thí nghiệm và chuyển phôi trực tiếp vào tử cung.
Phương pháp chẩn đoán tắc vòi trứng
Để chẩn đoán bạn có bị tắc ống dẫn trứng hay không, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành trao đổi với bạn về các triệu chứng lâm sàng, tiefn sử bệnh lý của bản thân, gia đình và những thủ thuật phụ khoa đã thực hiện (nếu có). Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số những thăm khám từ cơ bản đến chuyên sâu như:
- Khám tổng quát âm đạo: Các bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt kiểm tra dấu hiệu lâm sàng của âm đạo và cổ tử cung xem có dấu hiệu sưng đỏ, dịch nhầy lạ nào hay không.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Dùng dụng cụ (tăm bông, bàn chải nhỏ) lấy dịch trong âm đạo để tiến hành xét nghiệm và xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Chụp cản quang tử cung – vòi trứng (chụp HSG): Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng. Thuốc cản quang sau khi tiêm có thể nhìn thấy trên phim chụp X-quang. Vì vậy nếu dung dịch thuốc không chảy được vào ống dẫn trứng thì rất có thể người bệnh bị tắc vòi trứng.
- Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SHG): Bác sĩ thực hiện bơm dung dịch muối sinh lý vào buồng tử cung và vòi trứng phụ nữ. Dựa vào sóng âm bác sĩ sẽ quan sát được hình ảnh của toàn bộ ống dẫn trứng xem có bị tắc hay không.
- Nội soi ổ bụng: Bác sĩ dùng ống soi có camera để chụp ảnh xác định tình trạng của ống dẫn trứng từ bên trong. Phương này đem lại hiệu quả chẩn đoán chính xác cao, tuy nhiên bác sĩ thường hạn chế sử dụng phương pháp này vì tính xâm lấn trực tiếp và không có hiệu quả điều trị.
Người bị tắc vòi trứng nên ăn gì, kiêng gì?
Những đồ ăn, thức uống mà cơ thể tiếp nhận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh. Khi bổ sung nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể thì bệnh cũng sẽ nhanh khỏi hơn.
Một số thực phẩm người bị tắc ống dẫn trứng nên ăn như: tỏi, khoai lang, gừng, quế, ớt, lá mâm xôi, cam, chanh, bưởi, ớt chuông, bông cải xanh, yến mạch, gạo lứt,…
Ngược lại, những nhóm đồ ăn có hại người bệnh nên kiêng gồm: thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức uống có gas, cồn, chất cấm,…
Lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa bệnh
Viêm tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở phụ nữ. Vì vậy, để tránh gặp phải tình trạng này, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên bằng nước muối loãng, đặc biệt là trong ngày đến tháng, sau khi phá thai, sẩy thai,…. Nếu sử dụng các dung dịch tẩy rửa thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ phụ khoa về sản phẩm thích hợp.
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, thực hiện quy tắc một vợ một chồng và sử dụng biện pháp bảo hộ đúng cách để bảo vệ bản thân.
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như lá trầu không, ngải cứu, gừng, tỏi,… để giảm bớt viêm nhiễm, tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa tắc nghẽn vòi trứng.
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài vì có thể gây mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể.
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát và phụ khoa ít nhất 6 tháng/lần.
Tắc vòi trứng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý nữ giới và có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Để ngăn ngừa tình trạng này, chị em cần quan tâm, chăm sóc cẩn thận sức khỏe cơ thể nói chung cũng như cơ quan sinh dục nói riêng. Bên cạnh đó, cần thăm khám và điều trị nhanh chóng, dứt điểm cắc căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tránh để biến chứng làm tắc nghẽn vòi trứng. Nếu có thắc mắc gì bạn đọc có thể liên hệ với Bác sĩ CKII Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường.