Bài thuốc TỨ QUÂN TỬ THANG

1.Dược vị

  • Quân: Nhân sâm 8-12g
  • Thần: Bạch truật 8-12g
  • Tá : Phục linh 12g
  • Sứ : Chích thảo 4g

2. Cách dùng

  • Tán bột, mỗi lần dùng 4g, hoặc sắc với một chén nước còn 7 phần uống.

3. Chủ trị

  • Tỳ vị khí hư chứng

4. Chứng trạng chính

  • Diện sắc nuy bạch, khí đoản phạp lực, thực thiểu, thiệt đạm đài bạc, mạch hư nhược ( sắc mặt trắng úa, hơi thở ngắn, mệt mỏi, ăn ít, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư nhược,)

5. Nguyên nhân gây bệnh

  • Tỳ vị khí hư, nạp vận vô quyền, khí huyết phạp nguyên.

6. Tác dụng

  • Kiện tỳ vị, ích khí hòa trung. Trị tỳ vị suy yếu, khí hư bất túc, mệt mỏi rã rời, mặt vàng úa, người gầy, ăn uống giảm sút, đại tiện phân sệt, mạch nhu nhược, rêu lưỡi mỏng trắng.
  • Nhân sâm bổ khí, bạch truật kiện tỳ vận thấp, phối hợp với nhau là thành phần chủ yếu
  • Phục linh thấm thấp, giúp bạch truật kiện tỳ vận thấp.
  • Cam thảo cam bình, giúp nhân sâm ích khí hòa trung.
  • Tác dụng của toàn bài, bổ khí mà không trệ thấp, thúc đẩy cơ năng vận hóa của tỳ vị, khiến ăn uống tăng lên, có lợi cho việc khôi phục sức khỏe. 4 vị thuốc mà bài thuốc chọn, tính bình hòa có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng xấu, vì vậy được gọi là ” Tứ quân tử thang”
  • Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp  Đông y Tuệ Y Đường  hoặc  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc BS.Đoàn Dung  để được giải đáp nhé.

7. Ứng dụng lâm sàng

Đây là bài thuốc để bổ trung khí kiện tỳ vị, nhiều bài thuốc chữa những rối loạn tiêu hóa biểu hiện tỳ khí hư nhược đều dùng bài thuốc này gia giảm.

  • Trường hợp tỳ vị hư nhược kiêm có khí trệ như: ợ hơi, vùng thượng vị đầy tức gia thêm Trần bì để lý khí hóa trệ gọi là bài DỊ CÔNG TÁN ( Tiểu nhi dược chứng trực quyết) thường dùng chữa chứng rối loạn tiêu hóa, ăn kém, đầy bụng kết quả tốt.
  • Trường hợp tỳ vị khí hư có đàm thấp triệu chứng là ho đàm, nhiều đàm trắng trong, khó thở, thường gặp trong bệnh viêm phế quản mạn gia thêm: Trần bì, Bán hạ chế để lý khí hóa đàm gọi là bài LỤC QUÂN TỬ THANG ( Y học chính truyền). Trường hợp viêm phế quản mạn tính gia thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bạch tiền, Bối mẫu để giáng khí hóa đàm chỉ khái.
  • Trường hợp tỳ vị khí hư kiêm hàn thấp . Triệu chứng bụng đầy đau, ợ hơi hoặc nôn, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, dày nhớt gia Trần bì, Chế Bán hạ, Mộc hương, Sa nhân để hành khí chỉ thống, giáng nghịch hóa đàm, gọi là bài: HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG ( Hòa tể cục phương). Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm lóet dạ dày hành tá tràng thể hư hàn có hội chứng hàn thấp trệ ở trung tiêu có kết quả tốt.

8. Tham khảo

  • Trương Lộ Ngọc nói :” Khí hư, lấy vị ngọt để bổ”. Sâm, Truật, Linh, Cam thảo ngọt, ôn, ích vị, lại có tác dụng kiện vận, có tính trung hòa cho nên gọi là quân tử. Cơ thể con người lấy vị khí làm gốc, vị khí mạnh thì ngũ tạng cũng khỏe. Vị khí tổn thương thì trăm bệnh nổi dậy. Cho nên hễ bệnh lâu ngày, các thuốc không khỏi, chỉ có hai con đường là ích Vị và bổ Thận, cho nên dùng ” tứ quân tử” tùy chứng gia giảm ( Danh y phương luận). Bài này là bài thươc kiện tỳ dưỡng vị và cam ôn ích khí. Tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn của khí huyết vinh vệ cho nên bổ khí cần phải trị tỳ vị trước. Ngô Côn nói: ” Nhìn thấy sắc mặt trắng nhợt biết được là khí hư vậy, tiếng nói nhỏ nhẹ thì nghe mà biết được khí hư, tay chân yếu sức thì hỏi mà biết được khí hư, mạch hư nhược thì bắt mạch mà biết được khí hư, như thế thì nên bổ khí” ( Thượng hải- Phương tễ học).

Trích sách: Phương tễ học- Hoàng Duy Tân & Hoàng Anh Tuấn.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *