BẠCH GIỚI TỬ – VỊ THUỐC TỪ HẠT CÂY CẢI CANH

Bạch giới tử là hạt của cây cải dầu cải canh, có tính tuyên, tác dụng lợi khí, khoát đàm và thường được dùng để chữa các chứng ho suyễn, viêm phế quản và chứng đau nhức xương do phong hàn. Dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên. Kính mời bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ y đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

Hình ảnh vị thuốc bạch giới tử
Hình ảnh vị thuốc bạch giới tử

1. Tính vị – Quy kinh

  • Vị Cay; Tính ôn.
  • Nhập Phế. 

2. Công năng – Chủ trị

  • Thông hành kinh lạc, ôn trung khai vị, phát hãn tán hàn, lợi khí khoát đàm, tiêu thũng chỉ thống (đàm hành thì thũng tiêu, khí hành thì thống chỉ.
  • Hoà bột với giấm mà bôi thì tiêu ung thũng.
  • Trị ho nghịch lên, phản vị, chứng tý tê bì cước khí, các bệnh cân cốt (đàm trở khí trệ).
  • Người ho lâu ngày phế hư cấm dùng (Đan Khê nói: đàm ở dưới sườn và trong da ngoài mạc, không phải chỗ đó thì không thể đạt hành).
  • Cổ phương Khống Diên Đan dùng Bạch giới tứ, chính là ý nghĩa này.
  • Thời Chiến quốc, Tam tử dưỡng thân thang dùng Bạch giới tử chủ trị đàm, hạ khí khoan trung; Tử tô tử chủ khí, định suyễn chỉ khái.
  • Lai phục tử chủ ẩm thực, khai bĩ giáng khí. Các vị thuốc sao nghiền, xem bệnh chủ chỗ nào thì lập quân dược chỗ đó. Trị người già ho đàm, suyễn đầy, lười ăn

>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc LA BẠC TỬ- HẠT CỦA CÂY CỦ CẢI

hình ảnh vị thuốc la bặc tử
hình ảnh vị thuốc la bặc tử

3. SẢN XUẤT

  • Sản xuất ở phương Bắc thì tốt. 
  • Sắc thang không thể quá chín, chín thì lực giảm.

4. PHỐI NGŨ

Đôi dược Bạch giới tử & Lai phục tử:

  • Xuất xứ từ “Hàn thị y thông”: Tam tử dưỡng thân thang, trị ho nghịch kèm đàm, cho tới ho suyễn nhiều đàm, ngực bụng đầy tức, không muốn ăn uống, rêu lưỡi dính nhớt, mạch hoạt.
  • Lai phục tử vị cay ngọt, giỏi về thuận khí khai uất, hạ khí định suyễn, tiêu thực hoá đàm, tiêu trướng trừ mãn.
  • Bạch giới tử (hạt cải dầu) vị cay có thể nhập phế, ôn có thể tán hàn, giỏi về lợi khí khoát đàm, ôn trung tán hàn, thông lạc chỉ thống.
  • Hai vị thuốc phối ngũ tăng cường tác dụng thúc tiến tương hỗ, lợi khí tiêu thực, khư đàm chỉ khái, giáng khí bình suyễn.
  • Kinh nghiệm trị đàm phân làm 2 hướng, một ở phế một ở tỳ.
  • Đàm nhiều thì lấy khoát đàm làm chủ, nên chọn Bạch giới tử để trị; ăn uống vận hoá kém gây tích trệ, chủ dùng Lai phục tử để trị.
cây cải canh - Hạt là vị thuốc bạch giới tử
Cây cải canh – Hạt là vị thuốc bạch giới tử

Chủ trị cặp Bạch giới tử & Lai phục tử:

  1. Người già, người hư nhược ho đàm.
  2. Ho suyễn lâu ngày (viêm khí phế quản mạn tính)
  3. Trẻ nhỏ không ăn uống, thở suyễn khò khè.

5. Liều lượng

Lai phục tử 6~10g, Bạch giới tử 6~10g.

6. Bào chế

Khi dùng giã nhỏ (sống) hoặc sao thơm, giã nhỏ (sao).

6. Bài thuốc chữa bệnh 

Bạch giới tử dược liệu thường được dùng trong bài thuốc đặc trị bệnh lý viêm phế quản, hen suyễn, các bệnh mũi dị ứng…

Thăm khám tại Tuệ Y Đường cùng BS CKII Trần Thị Thu Huyền
Thăm khám tại Tuệ Y Đường cùng BS CKII Trần Thị Thu Huyền

6.1. Bài thuốc trị viêm phế quản mãn tính ở trẻ nhỏ

Bài thuốc sử dụng 100g bạch giới tử ở dạng tán bột, mỗi lần dùng 1/3 bột bạch giới tử trộn thêm 90g bột mì trắng và nước để làm thành bánh, trước khi ngủ dùng bánh bạch giới tử để đắp lên lưng của trẻ, sáng hôm bỏ đi. Thực hiện lặp lại 2 – 3 lần sẽ thấy các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ thuyên giảm dần.

Bạch giới tử dược liệu thường được dùng trong bài thuốc trị viêm phế quản mãn tính ở trẻ nhỏ

6.2. Trị liệt thần kinh mặt ngoại biên bằng dược liệu

Sử dụng 5 – 10g bạch giới tử đã tán bột, sau đó cho nước vào bột rồi gói vào miếng gạc đắp lên chỗ bị liệt, dùng băng keo dán cố định trong 5 – 10 giờ, thực hiện mỗi 10 ngày đắp 1 lần.

6.3. Trị đau các khớp do đàm trệ 

Chuẩn bị các vị thuốc như sau: quế tâm, một dược, bạch giới tử, mộc hương; mỗi vị cần chuẩn bị 10g, mộc miết tử (hạt gấc) chuẩn bị 3g. Đem tất cả các dược liệu đã cân chuẩn rồi tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 3g bột uống với rượu ấm, ngày 2 lần cho đến khi các khớp xương bớt triệu chứng đau nhức.

6.4. Trị nhọt sưng tấy mới phát

Bạch giới tử (tán bột) đem trộn với giấm sau đó đắp lên vùng da cần điều trị.

6.5. Bạch giới tử trị viêm phổi ở trẻ em

Bạch giới tử (tán bột) trộn với nước rồi đắp ở ngực trẻ.

6.6. trị ho suyễn, khó thở, đờm nhiều và loãng

Cần chuẩn bị 10g la bặc tử, 10g tô tử, 3g bạch giới tử rồi đem các vị thuốc này đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

6.7. Trị lao hạch lâm ba

Cần chuẩn bị hành củ và bạch giới tử dược liệu với lượng bằng nhau. Sau đó đem bạch giới tử đã tán bột và trộn đều với hành rồi giã nát, đắp 1 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.

6.8. Trị chứng ợ chua và nôn mửa

Mỗi lần dùng 4 – 8g bạch giới tử (tán bột) uống với rượu.

6.9. Trị đầy tức do hàn đờm

Chuẩn bị các dược liệu như sau với lượng bằng nhau: quế tâm, cam toại, bạch giới tử, hồ tiêu, đại kích sau đó đem tán thành bột mịn, chế thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 10 viên, uống thuốc cùng với nước gừng.

Bạch giới tử dược liệu thường được dùng trong bài thuốc trị đầy tức do hàn đờm

6.10. Phòng ngừa đậu mùa vào mắt

Bạch giới tử (tán bột) trộn với nước sau đó đem dán xuống lòng bàn chân để kéo độc xuống phía dưới.

6.11. Trị vị nhiệt, đờm, nóng nảy, bực bội trong người

Chuẩn bị các dược liệu sau với lượng bằng nhau: hắc giới tử, cam toại, chu sa, bạch giới tử, mang tiêu và đại kích sau đó đem các vị thuốc này tán thành bột rồi trộn hồ làm thành viên to bằng hạt ngô, mỗi lần dùng 10 viên cùng với nước gừng.

6.12. trị hơi lạnh từ bụng đi lên phổi

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Chuẩn bị 1 chén bạch giới tử, đem sao qua, tán thành bột mịn, hòa bột với nước sôi nắn thành viên hoàn to cỡ hạt đậu xanh, mỗi lần dùng 10 viên với nước gừng.

6.13. Bạch giới tử trị ngực sườn có đờm ẩm

Chuẩn bị các vị thuốc sau đây theo liều lượng cụ thể: 80g bạch truật, 20g bạch giới tử, táo nhục sử dụng lượng vừa phải. Hai loại dược liệu đem tán thành bột mịn, nghiền táo nhục rồi trộn đều, nắn thành viên to như hạt ngô đồng, lần dùng 50 viên uống với nước.

6.14. Cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ 

Cần dùng các vị thuốc sau với lượng 15g: mạch môn, xuyên bối mẫu, bạch quả, tô tử, tử uyển, bạch hợp và bạch giới tử; ngũ vị và trạch tả mỗi vị sử dụng 10g; đan bì và hoài sơn mỗi vị sử dụng 20g, sơn thù, thục địa và bạch linh mỗi vị sử dụng 30g rồi cho tất cả các vị thuốc nếu trên vào ấm để sắc lấy nước uống.

6.15. giúp tăng thải axit uric, giảm đau nhức, bổ gan thận, tiêu viêm

Chuẩn bị các vị thuốc sau đây với lượng 12g: sơn khương, tỳ giải, hỏa sâm, địa hoàng, cam thảo, bạch giới tử, bạch thược dược, cỏ xước, đỗ phụ, thổ phục linh và phòng phong, sau đó sắc uống mỗi ngày 1 thang.

6.16. Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng do phong hàn

Chuẩn bị các dược liệu bao gồm phòng phong, bạch truật, bạch thượclộc giác giao và ngũ vị tử mỗi vị 10g, chích ma hoàng và cam thảo mỗi vị 3g, bạch giới tử dược liệu và quế chi mỗi vị 6g, chích kỳ 10 – 15g, can khương 5g, tế tân 1 – 3g, sau đó đem các nguyên liệu sắc uống mỗi ngày.

7. Lưu ý

  • Vị thuốc bạch giới tử có tính ấm, thận trọng khi dùng cho người âm hư hỏa vượng;
  • Không nên dùng cho các trường hợp phù dương hư hỏa bốc lên hoặc phế kinh có nhiệt;
  • Vị thuốc này có thể gây kích ứng ngoài da, do đó không nên dùng cho người có cơ địa, tiền sử dễ dị ứng;
  • Nước sắc từ vị thuốccó thể sinh ra hydroxide lưu huỳnh làm kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy, không sử dụng thuốc với liều lượng quá cao;
  • Người sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan và sức yếu không nên dùng bạch giới tử dược liệu

Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Baidubaike
  3. Lữ Cảnh Sơn đôi dược

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *