Ở video trước chúng ta đã đi tìm hiểu về Á sừng- nguyên nhân và cách điều trị của căn bệnh này, và ngày hôm nay hãy cùng với Tuệ Y Đường đi tìm hiểu kĩ hơn về triệu chứng đặc trưng của từng thể bệnh Á sừng như thế nào và chúng ta cần phải làm gì với nó nhé.
1.Triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng
Như đã chia sẻ ở Video trước, bệnh á sừng chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và gót chân rất ít khi gặp phải á sừng vượt quá cổ tay, cổ chân. Vị trí gây bệnh cũng một phần giúp bệnh nhân dễ dàng phát hiện căn bệnh này hơn. Kèm theo đó một số triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng mà bạn nên cảnh giác như sau:
- Da khô: Hiện tượng da khô rất đặc trưng ở bệnh này, do quá trình chết đi của tế bào diễn ra dang dở nên khiến các tế bào sừng chồng lên nhau gây nên hiện tượng khô da kèm theo bong tróc.
- Nứt nẻ, chảy máu: Nứt nẻ da, khô da, chảy máu kèm theo đó là những cơn đau nhức như kim đâm làm cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn hẳn.
Kết quả điều trị bệnh nhân tổ đỉa kèm á sừng, mất vân tay tại Tuệ Y Đường
2.Triệu chứng theo nguyên nhân tác động
Ngoài những dấu hiệu đặc trưng kể trên thì các triệu chứng nặng nhẹ của bệnh còn phụ thuộc tác nhân gây bệnh mà có những biểu hiện ra bên ngoài. Điển hình mà bệnh nhân có thể nhận dạng như:
Triệu chứng bệnh á sừng mùa hè: Thời điểm mùa hè nắng nóng thường những biểu hiện của bệnh sẽ thuyên giảm hơn. Lúc này nền da khô cứng hơn nhưng không tróc vảy, da căng bóng, ngứa xuất hiện mụn nước.
Triệu chứng bệnh á sừng mùa Đông: vào mùa đông bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, bởi lúc này nhiệt độ, độ ẩm bị chênh lệch khiến bệnh trở nên nặng hơn. Lúc này da bị mất nước, làm khô da, nứt nẻ, da rớm máu đau nhức nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng khi tiếp xúc với hóa chất kích ứng: Khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, dầu gội, xăng dầu, xà phòng, hóa chất công nghiệp… Những tác nhân này làm làn da bị bệnh kích ứng mạnh mẽ gây nên những biểu hiện vùng tổn thương da nặng hơn.
Bác trai khỏi bệnh VIÊM DA CƠ ĐỊA đưa vợ bị NẤM MÓNG đến điều trị trong ngày tái khám
Trường hợp da bị viêm nhiễm: Đối với trường hợp bị bệnh chăm sóc không đúng cách gây nhiễm vi nấm, nhiễm khuẩn tại vùng bị tổn thương. Trường hợp này sẽ kèm theo triệu chứng bưng mủ trắng, loét da, tổn thương da nặng hơn.
Khi bị bệnh á sừng cần phải làm gì ?
Nguyên tắc chủ yếu là: dưỡng ẩm, có thể sử dụng các loại dầu dưỡng ẩm tự nhiên như dầu dừa, oliu,.. hoặc Vaseline tác dụng dưỡng ẩm rất tốt, vừa rẻ tiền lại lành tính cho da.
Ngoài ra bạn cần chú ý :
- Không bóc vẩy da cũng như kỳ cọ, chà lớp da bị sần sùi, bị sừng. Vùng da này sau khi bóc có thể nhẵn hơn, giảm sừng và sần sùi nhưng sau này sẽ càng thương tổn nặng hơn và dai dẳng khó dứt.
- Sau khi tắm gội, rửa tay cần giữ cho vùng da bị á sừng khô ráo bằng cách lau sạch với khăn mềm để giữ da khô, tránh ẩm ướt.
- Mang găng tay khi tiếp xúc với các loại hóa chất, các yếu tố có thể gây kích ứng da để tránh tình trạng á sừng tiến triển nặng và dai dẳng hơn.
- Vào những thời điểm thời tiết hanh khô cần bổ sung các sản phẩm dưỡng ẩm cho da để tránh tình trạng da mất độ ẩm dẫn đến khô và bong tróc nặng, khiến bệnh á sừng khó lành.
- Bổ sung đa dạng các loại vitamin A, B, C, D, E,… uống đủ nước để giúp tình trạng bệnh được cải thiện, thúc đẩy các hoạt động ngoài da tốt hơn.
3.Bệnh á sừng có nguy hiểm không?
Á sừng là căn bệnh chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý chứ không nguy hiểm tới tính mạng. Chưa có trường hợp nào được thống kê là bệnh á sừng có thể nguy hiểm tới tính mạng. Mặc dù vậy nhưng những tác hại thống kê do bệnh á sừng gây ra lại khá lớn. Vì vậy mà người bị bệnh á sừng nên chú ý tiến hành các biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền Bác sĩ Đoàn Dung hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.
Em đang cho con bú nếu điều trị và dùng thuốc bên mình có ảnh hưởng gì không ạ
Chào em, thuốc bên phòng khám kê cho bệnh nhân đều là thuốc đông y lành tính nên em yên tâm sử dụng ngay cả khi cho con bú nhé
EM ở tận Yên Bái, bsi có gửi thuốc về được không ạ?
Chào em, e gửi hình ảnh, tình trạng bệnh của em qua zalo 0789.502.555 để bác sĩ tư vấn thêm và gửi thuốc cho em nhé
E bị á sừng ở đầu các ngón chân và lòng bàn chân. Đi khám khắp nơi dùng đủ loại thuốc mà vẫn ko khỏi. Dạ cũ bóng tróc và ngứa nhiều. Có dấu hiệu ngày càng lan rộng. Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp em
Bạn chụp hình ảnh tổn thương gửi qua số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhất nhé!
Theo tôi được biết thì bệnh á sừng không có cách nào để điều trị tận gốc và không tái phát bệnh có đúng hay không vậy
Cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân, bạn liên hệ qua số zalo phòng khám 0789.502.555 để được hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!
Bác sĩ cho em hỏi 3 tuần gần đây bỗng vùng khuỷu tay tôi bị khô lại, da dày sừng lên và gãi thì bị bong ra, có khi chảy máu, có phải bị á sừng không
Rất có thể là bạn bị á sừng, bạn có thể chụp hình ảnh tổn thương và gửi qua số 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nha!
Vào mùa đông tay tôi nứt nẻ, dày da và đôi khi cầm nắm tay còn bị rớm máu,rất đau và khó chịu. có cách nào điều trị không ạ
Chào Hồng, bạn nên bổ sung đủ nước ăn nhiều trái cây và rau xanh, bôi thêm kem dưỡng ẩm bạn nhé, nếu tình trạng của mình không cải thiện bạn nên đến thăm khám bác sĩ để các bác sĩ đưa ra cho bạn hướng điều trị tốt nhât bạn nha