Á sừng- nguyên nhân và cách điều trị [1]

Xin chào các bạn, hôm nay Tuệ Y Đường sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn về một căn bệnh da liễu thường gặp đó là căn bệnh Á sừng.

1.Đầu tiên, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bệnh á sừng là gì?

  • Á sừng là thuật ngữ để mô tả các triệu chứng khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở gót chân.
  • Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông (còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông), nó có diễn biến dai dẳng, hay tái phát trở lại.
  • Bệnh xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
  • Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh. Nếu không biết điều trị, sinh hoạt đúng cách, bệnh á sừng rất dễ tái phát và có thể trở nặng gây nhiễm trùng thứ cấp.
Hình ảnh bệnh nhân á sừng- tổ đỉa tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh bệnh nhân á sừng- tổ đỉa tại Tuệ Y Đường

 

Bác trai khỏi bệnh VIÊM DA CƠ ĐỊA đưa vợ bị NẤM MÓNG đến điều trị trong ngày tái khám

 

2.Làm thế nào để nhận biết bệnh á sừng?

Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh có thể kể đến là:

Da khô, bong tróc, nứt nẻ

Da cấu tạo 3 lớp: thượng bì, trung bì ,hạ bì. 

Lớp thượng bì gồm 5 lớp:từ trong ra ngoài là: đáy, gai, hạt, sáng, sưng. Lớp sừng: Là lớp ngoài cùng của da giúp bảo vệ da với môi trường bên ngoài. Theo chu kỳ từ 10 – 30 ngày lớp sừng bị thoái hóa và già đi gọi trở thành lớp tế bào chết.

Hình ảnh bệnh nhân á sừng- tổ đỉa tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh bệnh nhân á sừng tại Tuệ Y Đường

Khi bị bệnh á sừng quá trình hình thành tế bào da bị dở dang do đó cấu tạo của lớp da trở nên khô ráp, dày sừng kèm theo sưng tấy và đỏ. Ngoài ra, da yếu ớt, tạo sừng nên dễ bong tróc, nứt nẻ tạo nên các đường rãnh nông hoặc sâu đặc trưng trên da.

Xuất hiện tổn thương trên da, chảy máu, đau rát

  • Da bong tróc, yếu ớt khiến nó rất dễ bị tổn thương. Các vết nứt quá sâu có thể gây chảy máu kèm cảm giác nhức nhối, đau rát.
  • Người bệnh sẽ có cảm giác da ở vùng bị bệnh á sừng trở nên căng hơn, các vết nứt rát hơn.

Ngứa ngáy

        Kèm cảm giác nhức, rát là ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh bứt rứt và có thể liên tục muốn gãi ngứa càng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương xuất hiện trên da.

 

Kết quả điều trị bệnh nhân tổ đỉa kèm á sừng, mất vân tay tại Tuệ Y Đường [3]

 

Mất vân tay, vân chân

  • Liên tục bong từng lớp từng lớp sẽ khiến da mỏng đi, hệ lụy tất yếu là nhiều người bệnh mất cả vân tay, vân chân.
  • Các dấu hiệu của bệnh á sừng có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào yếu tố mùa hay tần suất tiếp xúc với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày.

3.Đâu là nguyên nhân gây nên bệnh á sừng?

– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh ngoài da như á sừng thì người thân trong gia đình sẽ mắc bệnh á sừng cao hơn những người không có yếu tố gia đình ảnh hưởng.

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin
Bổ sung rau xanh và vitamin để hỗ trợ điều trị bệnh

– Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây hại như xà phòng, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, đất, nước bẩn và khói thuốc…Do làm việc trong môi trường hóa chất độc hại như công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng…

– Thiếu chất: Việc cơ thể thiếu các loại vitamin như A, C, D, E…sẽ ảnh hưởng tới chất lượng lớp sừng. Ăn ít hoa quả, rau xanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng

4.Để giúp cải thiện căn bệnh á sừng, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây :

  • Tuyệt đối không được tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất dễ gây kích ứng, nguồn nước bẩn dễ gây viêm nhiễm da làm bệnh á sừng nặng hơn hoặc tái phát trở lại. Nếu công việc bắt buộc phải tiếp xúc thì hạn chế bằng cách đeo găng tay hoặc đi ủng để bảo hộ.
  • Kiêng cữ thực phẩm gây ngứa như hải sản, trứng, và các thực phẩm len men như dưa muối, cà muối.
  • Tích cực ăn nhiều rau xanh giàu vitamin và uống nhiều nước giúp da khỏe mạnh đàn hồi khỏi bệnh nhanh hơn.
  • Tránh cạo, bóc vảy á sừng dễ làm tăng tổn thương hở gây nhiễm trùng làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Dùng sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu thường xuyên giúp điều trị và phòng ngừa á sừng hiệu quả.
  •  Không ngâm nước muối vì muối tách nước khiến da khô, bong tróc nặng hơn.

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền  Bác sĩ Đoàn Dung hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

 

Tin liên quan

7 thoughts on “Á sừng- nguyên nhân và cách điều trị [1]

  1. Trang says:

    Mình bị á sừng hơn 10 năm nay, chữa đủ nơi đủ kiểu không khỏi, cơ duyên được biết đến bs Huyền phòng khám Tuệ Y Đường, điều trị và uống thuốc ở đấy 3 tháng là khỏi luôn, giờ thỉnh thoảng vẫn nhờ cô Huyền tư vấn cho

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Hoạt Ngô, bạn vẫn có thể đến khám bình thường khi chưa đặt lịch b nhé tuy nhiên khi bạn đặt lịch trc bác sĩ sẽ ưu tiên sắp xếp lịch khám cho mình sớm rất tiện bạn ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *