Phụ nữ sau sinh khí huyết suy giảm, chính vì vậy việc mắc các bệnh ngoài da nói riêng và các bệnh lí khác nói chung trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bởi thế các cụ mới có quãng thời gian ở cữ, kiêng khem nghiêm ngặt để tránh tổn hại tới sức khoẻ của người mẹ về lâu về dài sau này.
Một trong những bệnh lí ngoài da mà mẹ sau sinh hay mắc phải đó chính là mề đay mẩn ngứa, nhẹ thì thi thoảng nổi một vài nốt ngứa nhưng nặng thì có thể nổi liên tục, nổi toàn thân… gây rất nhiều những khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Vậy trong Đông y mề đay là gì? Mề đay sau sinh nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào? Hãy cùng Tuệ Y Đường đi tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé.
1.Mề đay trong Đông y được gọi là gì?
Mề đay trong Đông y hay còn được gọi là hồng chẩn là chỉ bề mặt bì phu nổi những nốt chẩn nhỏ có sắc đỏ. Tố vấn – Chí chân yếu đại luận viên “…Thiếu âm tư thiên khách thắng thì đan chẩn phát ra ngoài”. Sách Dịch chẩn nhất đắc gọi là “ Dịch chẩn”. Sách Dịch sa thảo gọi là “Dịch sa”. Lại có sách bàn chung với loại Ban chẩn hoặc coi Ban bao gồm cả Chẩn. Nhưng Ban và Chẩn lại không giống nhau.
Chẩn cần phân biệt với “Đậu” và “Dịch hầu sa”:
1 “Đậu” phần nhiều phát ở trẻ em, lúc đầu là những nốt chẩn nổi gồ, nốt đỏ, sau vài giờ lớn thành hạt gạo hoặc hạt đậu hình tròn, chứa nước, chu vi đỏ bừng, bên trong chứa nhiều dịch, trước thì trong, sau thì đục, còn Chẩn thì không có nốt mọng nước và cũng không có hiện tượng chứa nước ở trong.
2 – “Dịch hầu sa” thì yết hầu sưng đau nốt phát sốt, toàn thân nổi nốt lờ mờ, dần dần đỏ bửng toàn thân, mó vào thấy từng mảng, còn nốt Chẩn thì bì phu không bình thường, quanh miệng có màu trắng xanh, lưỡi biểu hiện như Dương mai khác với chứng Chẩn.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
2.Các dạng mề đay thường gặp trong Đông y
Theo Ths.Bs.Trần Thị Thu Huyền thì mề đay trong Đông y được chia làm 4 dạng:
Hồng chẩn do nhiệt vào doanh huyết: Phần nhiều có chứng sốt cao không lui có thể xuất hiện ở thân mình hoặc tứ chi có những điểm ứ màu đỏ hoặc tía tối, ấn tay vào không biến màu, sờ vào không vướng tay, nốt chẩn có thể thấy bì phu bình thường kiêm chứng vật vã nói sảng hoặc có cơn co giật kinh quyết, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng, mạch sác hoặc tế sác.
Hồng chẩn do phong nhiệt kèm thấp: Bệnh phát nhiệt hơi gấp, nốt chẩn ở da nổi gờ, sắc đỏ nhạt, hình thái to nhỏ không đều, chỗ mọc dày có thể sờ thấy liên kết thành mảng, ngứa ngáy lạ lùng, kiêm các chứng mình nóng, ngực khó chịu, phiền táo không yên, tiểu tiện sẻn vàng, chất lưỡi đỏ tía rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Phù Sác
Hồng chẩn do phong hàn uất bế: Phát bệnh đột ngột, màu nốt chẩn đỏ nhạt, nhiễm gió lạnh thì bệnh nặng thêm, bì phu ngứa ngáy, lặn chỗ này nổi chỗ kia, hình thái to nhỏ không đều kiêm chứng trạng phát nhiệt Ô phong, đau đầu, mạch Phù
Hồng chẩn do huyết hư không dồi dào: Sắc chẩn đỏ nhạt hoặc trắng xanh, nốt chẩn nhỏ như hạt gạo, hoặc to như hạt đậu chênh lệch bất nhất, tái phát nhiều lần
Hồng chẩn do huyết hư không dồi dào: Sắc chẩn đỏ nhạt hoặc trắng xanh, nốt chẩn nhỏ như hạt gạo, hoặc to như hạt đậu, chênh lệch bất nhất, tái phát nhiều lần, lúc ẩn lúc hiện, thường vào ban đêm nhiều hơn, bệnh kéo dài hàng năm không khỏi, đầu choáng, tâm phiền, sắc mặt không tươi, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
3. Phân tích
Chứng Hồng chẩn do nhiệt vào doanh huyết với chứng Hồng chẩn do phong nhiệt kiêm thấp:
Loại trên là tà khí ôn nhiệt hãm vào doanh huyết ở trong. Loại sau là phong nhiệt kiêm thấp uất chèn ép tấu lý. Hồng chẩn do nhiệt vào doanh huyết phát sinh trong quá trình Ôn bệnh. Tà khí ôn nhiệt hãm vào doanh huyết, nhiệt làm thương huyết lạc tràn ra ngoài phát thành chẩn.
Yếu điểm chẩn đoán là: nốt chẩn không nổi cao hơn bì phu kiêm các chứng sốt cao, vật vã nói sảng, kính quyết chân lưỡi đỏ tía. Điều trị nên thanh doanh lưỡng huyết giải độc, chọn dùng phương Thanh ôn bại độc ẩm hoặc Thanh doanh thang.
Hồng chẩn do phong nhiệt kiêm thấp phần nhiều do cảm nhiễm thử nhiệt lại nhiễm hàn thấp, thử nhiệt bị hàn thấp lấn át, nhiệt uất thấp ẩn náu lưu trệ ở tấu lý phát sinh ra bì chẩn hình như hạt thóc nổi cao trên lớp da chặt chẽ, có rễ, ngứa ngáy không chịu nổi kiêm chứng bụng bĩ đầy, miệng dính mà không khát, phiền táo không yên. Điều trị nên sơ phong thanh nhiệt lợi thấp dùng phương Tiêu phong tán.
Chứng Hồng chẩn do phong hàn uất bế: Xảy ra khi đang có mồ hôi lại hóng gió hoặc sau khi tắm bị nhiễm phong hàn, tà uất lại ở doanh vệ chống chọi với khí huyết thấu ra ngoài cơ phu mà phát thành chẩn. Hồng chẩn nổi chỗ này lặn chỗ kia gặp gió lạnh thì bệnh tăng, da dẻ ngứa ngáy hoặc kiêm chứng mình nóng Ố phong. Điều trị nên khư phong tán hàn, thấu chẩn chọn dùng phương Kinh phòng bại độc tán gia giảm.
>>>>> Bạn đọc có thể tham khảo: Vẩy phấn hồng-sự kiên trì nỗ lực của bệnh nhân và kết quả đạt được
Chứng Hồng chẩn do huyết hư không dồi dào: Doanh huyết bất túc biểu vệ không bền, phong tà nhân chỗ hư xâm phạm vào cơ phu vít lấp doanh vệ ở trong mà thành chẩn. Hồng chẩn lúc nổi lúc lặn tái phát nhiều lần kinh niên không khỏi.
Có đặc điểm lâm sàng là kiêm chứng đầu choáng hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Tế. Điều trị nên dưỡng huyết khư phong. Tiên Hiền có câu nói: “Chữa phong trước phải chữa huyết huyết hành thì phong tự diệt”, chọn dùng phương Đương quy ẩm tử
4. Phụ nữ sau sinh mề đay
Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng xuất hiện những nốt sần phù nổi trên cơ thể, có cảm giác ngứa ngáy, cơ thể phù nề hoặc sộp da, gây khó chịu ở mẹ sau sinh. Tình trạng này thường xuất hiện ở mẹ từ 1 – 3 tháng sau sinh.
Không ngoại trừ đẻ mổ hay đẻ thường, tất cả các mẹ sau sinh thường bị suy giảm hệ miễn dịch, sức khỏe yếu đi do đó dễ bị nổi mề đay. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ đẻ mổ cao hơn ở đẻ thường.
Phụ nữ sau sinh bị mề đay phần nhiều thuộc chứng hồng chẩn do huyết hư không dồi dào, chính vì vậy để điều trị tình trạng này đa phần chú ý bồi dưỡng vào khí huyết. Có thể chọn các bài như Bát trân hoặc Thập toàn gia giảm trong trường hợp này cũng sẽ hỗ trợ điều trị rất tốt.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Bát trân thang gia giảm:
Xuyên khung 10g
Thục địa 20g
Đẳng sâm 20g
Bạch truật sao 20g
Đại táo 10g
Phòng phong 10g
Đương quy 25g
Bạch thược 15g
Bạch linh 10g
Chích thảo 10g
Cách dùng:
Sắc nước uống.
Tác dụng:
Ích khí bổ huyết.
Ngoài ra cũng có thể áp dụng một số mẹo điều trị như:
Sử dụng cây kinh giới
Trong cây kinh giới có chứa tinh dầu nóng cũng các chất hoạt chất kháng hàn, do đó có tác dụng giảm mẩn ngứa, sần da,…
Một túi vải chứa cây kinh giới đã được sao cùng với muối hạt sau đó chườm lên vùng da bị nổi mẩn. Bằng cách này, các cơn ngứa dần được khắc phục, các nốt sần dần dần lặng đi nhanh chóng. Nổi mề đay sau sinh sẽ dần khỏi chỉ cần các mẹ duy trì sử dụng trong vài ngày.
THỜI TIẾT THAY ĐỔI: GIẢI PHÁP NÀO PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VỀ DA
Ngoài ra, các mẹ có thể thêm cây kinh giới vào xông cùng trong suốt thời gian ở cữ, đây cũng là phương pháp hay, giúp ngăn ngừa nổi mề đay.
Dùng các loại trà thảo mộc
Trong hầu hết các loại trà đều có tác dụng thanh lọc cơ thể, điều tiết thanh nhiệt, giải độc gan tốt do đó việc sử dụng các loại trà mang lại rất nhiều hiệu quả tốt.
Một số loại trà có các thành phần thanh mát như: lá chè xanh, atiso, trà hoa cúc, hoa nhài,…
Sử dụng nha đam
Nha đam rửa sạch xước bỏ vỏ, dùng phần thịt chà nhẹ lên vùng có nổi mẩn, hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên. Trong vòng 20 phút, các vùng nổi mẩn giảm dần, bớt nóng do đó cảm giác ngứa ngáy cũng không còn. Kiên trì sử dụng trong vài ngày để thấy hiệu quả đáng ngờ của nó các mẹ nhé!
Tắm mướp đắng hoặc lá khế để giảm nổi mề đay sau sinh
Mướp đắng cắt lát nhỏ cho vào nấu cùng nước và một ít muối hạt để tắm. Chỉ cần tắm hoặc dùng khăn lau cơ thể với hỗn hợp này 2 lần/ ngày sẽ giúp đẩy lùi cơn ngứa nhanh chóng. Không chỉ vậy nó còn giúp nhanh lành các vết xước do gãi ngứa gây nên. Bởi trong mướp đắng có thành phần kháng khuẩn cao, đồng thời tắm rửa cũng làm cách để cuốn trôi bụi bặm, vi khuẩn, các yếu tố gây bệnh,…
Đối với lá khế các mẹ cũng có thể làm tương tự. Cho một ít lá khế đã được rửa sạch vào đun sôi cùng một ít muối sau đó pha thành nước tắm. Cả hai loại thực phẩm này không chỉ giúp mẹ giảm nổi mẩn, ngứa ngáy mà nó còn có tác dụng với cả con.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs.CKII.Trần Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555
khi thay đổi thời tiết, bệnh mề đay của em càng ngày càng bị nhiều hơn, trước lâu lâu mới bị em uống thuốc tây y mấy liều là khỏi nhưng đợt này thì không thấy đỡ, không biết là phòng khám mình có điều trị được không ạ?
Mình cũng tình trạng như bạn xong mình chuyển sang tắm các nước lá kinh giới, lá tía tô, thấy cũng đỡ hơn trước đó bạn
Bệnh này có phải kiêng gì không ạ?có đợt mình ăn cua vào thấy ngứa nhiều hơn không biết như thế nào?
Bệnh này điều trị bao lâu thì khỏi ạ?
Bố tôi cách đây 2 năm , uống nhiều rượu, mỗi lần tắm nước nóng hay mùa hè là người sẩn hết lên, ngứa, nhưng khoảng mấy giờ sau thấy các nốt đó biến mất sạch. lúc đầu thì có uống bổ gan, thuốc chống dị ứng , cũng thấy đỡ nhưng dạo gần đây bị nặng hơn, người khó chịu, bác sĩ tư vấn giúp tôi với ạ
Bệnh này nhiều người bị nhỉ bạn, chắc phải kiêng không uống rượu bia thôi
Bệnh này có phải kiêng gì không ạ?
Bạn nên kiêng các đồ ăn thịt gà, hải sản, đồ tanh, tránh tắm bằng xà phòng hoá chất, hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa bạn nhé!
Địa chỉ phòng khám ở đâu vậy ạ?
Phòng khám ở 166 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân- Hà Nội bạn nhé!
m bị mề đay mẩn ngứa, trc đây chỉ thỉnh thoảng mới bị khi thay đổi thời tiết thôi, nên cứ mỗi lần bị mề đay là e lại mua thuốc dị ứng với lại thuốc mát gan để uống, nhưng gần đây thấy hiện tương này xảy ra thường xuyên hơn, hơi lo tí, e chỉ sợ uống thuốc tây y nhiều k tốt nên đang muốn tìm hiểu sử dụng thuốc về dông y xem sao. Có ai điều trị đông y chưa? Chỉ giúp e với.!
Bạn đã điều trị thuốc gì rồi? Bạn chụp hình ảnh tổn thương và gửi vào zalo số 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn sớm nhất nhé!
Phòng khám mở cửa lúc mấy giờ ạ?
Phòng khám mở cửa từ 8h-21h tối, tất cả các ngày từ thứ 2- chủ nhật bạn nhé!
Bệnh này chữa trong vòng bao lâu ạ
Bác sĩ không thể nói bao lâu thì bệnh khỏi hoàn toàn , còn tuỳ thuộc vào cơ địa, độ đáp ứng với thuốc, tuy nhiên với bệnh này trung bình điều trị khoảng 3-4 tháng bạn nhé!