Chàm sữa bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến các bậc cha mẹ đau đầu vì thường xuyên tái lại và khó xử lý triệt để được. Vậy thực chất bệnh chàm sữa là gì, nguyên nhân do đâu, làm cách nào để chăm sóc làn da cho trẻ khi bị bệnh lý này… và kết quả điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại Tuệ Y Đường như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ đi tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé.
1. Bệnh chàm sữa là gì? Nguyên nhân?
1.1. Thế nào là chàm sữa
Chàm sữa là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng nhiều cha mẹ không biết bệnh chàm sữa là gì nên loay hoay tìm mọi cách chữa trị cho con rồi rơi vào vòng luẩn quẩn vì mãi không khỏi mà bệnh ngày càng nặng. Chàm sữa (Atopic dermatitis) là một dạng viêm da cơ địa thường xuyên tái diễn, kéo dài, mẩn đỏ và ngứa, đôi khi gặp ở trẻ 4 – 6 tháng tuổi. Đây là bệnh viêm da mãn tính tạo nên bởi sự rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ.
1.2. Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ nhỏ
Về cơ bản, đến nay nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa là gì vẫn chưa xác định được nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh này đều ở người có cơ địa dễ dị ứng. Đây là bệnh có liên quan đến sự phối hợp chất gây dị ứng và cơ địa dị ứng. Chất gây dị ứng có thể xuất phát từ bên ngoài như phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông động vật,… hoặc có từ sự thay đổi của quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Ngoài ra, những trẻ có cha mẹ có tiền sử với bệnh dị ứng da, hen suyễn, dị ứng thời tiết, nổi mề đay,… thì cũng dễ mắc bệnh. Những rối loạn liên quan đến thức ăn, tiêu hóa, nhiễm trùng cũng là lý do cho chàm sữa xuất hiện.
2. Nhận biết chàm sữa và cách xử lý
2.1. Dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ
Biết được dấu hiệu bệnh chàm sữa là gì sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách điều trị và chăm sóc con đúng hướng hơn. Vì thế cha mẹ nên lưu ý những dấu hiệu bệnh sau:
– Giai đoạn đầu
Đây là lúc da bắt đầu tấy đỏ và hơi ngứa, kèm theo đó là các hạt nhỏ màu hơi trắng nổi lên bề mặt da. Sau này chúng sẽ tạo thành mụn nước.
– Giai đoạn thứ 2
Tại vùng da đỏ này lần lượt mọc lên các mụn nước với kích thước nhỏ, chúng có thể tập trung thành đám để liên kết thành mụn nước lớn. Những mụn này rất dễ lan ra vùng da xung quanh. Bên trong mụn nước có dịch trong. Đặc điểm của mụn nước là mọc thành từng đợt.
– Giai đoạn thứ 3
Mụn căng dần rồi vỡ ra gây viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu nên trẻ thường quấy khóc.
Rượu thuốc bổ từ cách nhìn Đông y
– Giai đoạn thứ 4
Sau khi mụn nước vỡ ra, vùng da này sẽ có các mảng sừng cứng, lâu dần chúng bong vảy để lại lớp da mỏng nhẵn bóng. Đây chính là lúc cha mẹ cần chú ý sử dụng dưỡng ẩm cho trẻ để tránh tình trạng da căng nứt, đau rát và viêm nhiễm.
– Giai đoạn thứ 5
Lớp da mỏng ở giai đoạn trên vừa tái tạo được sẽ nhanh chóng tự rạn nứt và dày lên, tăng sắc tố.
Về cơ bản, chàm sữa sẽ lần lượt đi qua các giai đoạn: da căng, tấy đỏ, có mụn nước kèm rỉ nước và chàm hóa, khô da, bong tróc. Các triệu chứng của bệnh đều chỉ có tính chất tạm thời và không nguy hiểm. Điều cha mẹ cần lưu ý là trong quá trình chăm sóc trẻ hãy tránh để trẻ dùng tay gãi ngứa và điều trị không đúng cách gây bội nhiễm da hoặc để lại sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau.
2.2. Cách xử trí khi trẻ bị chàm sữa
Nhiều chuyên gia cho rằng chàm sữa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và nếu biết cách chăm sóc đúng bệnh sẽ dần thuyên giảm sau 1 tuổi vì lúc ấy sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn.
Đối với mỗi đợt phát chàm, thời gian tự khỏi thường khoảng 7 – 10 ngày khi được xử lý đúng cách và hệ đề kháng của trẻ tốt. Những trẻ có sức đề kháng kém thì triệu chứng bệnh có thể phức tạp hơn.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Trước khi điều trị bệnh cho con cha mẹ cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh chàm sữa là gì để tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Thêm vào đó, trước 1 tuổi cấu trúc da trẻ còn nhạy cảm và yếu, hệ đề kháng cũng yếu ớt nên dễ mắc bệnh, vì thế cha mẹ không nên nôn nóng tìm mọi cách để trị bệnh chỉ mong nhanh khỏi. Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp vì trị bệnh sai cách mà da trẻ bị viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Nên làm
+ Vệ sinh tắm rửa cho trẻ
Trẻ bị chàm sữa cần được tắm sạch đều đặn hàng ngày bằng nước ấm hơn thân nhiệt của trẻ 1 – 2 độ C và tắm không quá 10 phút. Nên chọn loại sữa tắm dịu nhẹ và không chứa chất tẩy rửa cho trẻ. Không dùng vật có chất liệu khô, cứng để chà xát mạnh lên da trẻ. Mỗi ngày ít nhất 2 lần cha mẹ nên cấp ẩm cho da trẻ bằng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da phù hợp và bôi ngay sau khi trẻ tắm xong vài phút.
+ Không gian sống
Trẻ cần được sống trong không gian thoáng đãng, không có lông động vật hay bụi khí bẩn. Vì thế cha mẹ nên dọn phòng và thay ga trải giường, giặt chăn gối thường xuyên.
+ Dùng kem chống nắng
Khi cho trẻ dùng kem chống nắng cha mẹ cần lưu ý chọn loại dành cho da nhạy cảm vì thực tế thị trường có rất nhiều loại kem chứa thành phần độc hại dễ làm bào mòn hay gây kích ứng da.
+ Chế độ dinh dưỡng
Trẻ cần được bú mẹ nhiều để tăng dinh dưỡng và sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.
Mề đay trong Đông y và hướng điều trị cho mẹ bầu sau sinh [1]
– Không nên
+ Tự ý sử dụng thuốc có thành phần corticoid vì nó dễ làm teo da, sạm da, nhiễm nấm,… khi dùng kéo dài. Ngoài ra sử dụng loại thuốc này không đúng cách còn dễ làm bệnh trở nên nặng hơn.
+ Để trẻ gãi vào vùng da bị bệnh vì dễ gây bội nhiễm.
+ Khi trẻ đã biết ăn hãy tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như: lạc, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, hải sản,… Mẹ đang cho trẻ bú cần tránh ăn những thực phẩm này và nội tạng.
3. Điều trị chàm sữa tại Tuệ Y Đường thế nào?
Theo Bs Thu Huyền:”Chàm sữa ở trẻ nhỏ 80-90% sẽ tự khỏi sau 2 tuổi, khi đó da đã có sự phát triển đầy đủ và khoẻ hơn, chỉ khoảng 10-20% mới tiến triển thành dạng mạn tính, tuy nhiên ở giai đoạn này vẫn cần phải điều trị để tránh da các con thêm tổn thương và bội nhiễm. Song song với đó là củng cố và tăng cường lớp hàng rào bảo vệ da, có vậy thì mới tránh việc tái phát được.”
Quan niệm Đông y cho rằng, chàm phát sinh do cơ thể ứ trệ phong nhiệt và thấp nhiệt, gây uất kết và bùng phát triệu chứng trên da.
Chính vì quan niệm này nên các bài thuốc từ Đông y chữa bệnh chàm được phân chia theo từng thể bệnh khác nhau. Để áp dụng được bài thuốc phù hợp, người bệnh cần xem xét triệu chứng trên da và các dấu hiệu đi kèm.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Bài thuốc chữa chàm theo thể thấp nhiệt
Dấu hiệu nhận biết của thể chàm thấp nhiệt là da hơi đỏ, có mụn nước, ngứa, loét và chảy dịch vàng. Các bài thuốc sử dụng cho thể này có tác dụng thanh nhiệt, hóa thấp nhằm cải thiện triệu chứng trên da.
- Bài thuốc 1: Sử dụng bồ công anh, ké đầu ngựa, cam thảo đất, thổ phục linh, cỏ mần trầu, kim ngân hoa, kinh giới mỗi thứ 20g với sài đất 100g. Đem các thảo dược sắc với 1000ml nước, còn lại 300ml. Mỗi lần uống 14 – 20ml (trẻ em), người lớn dùng lượng gấp đôi.
- Bài thuốc 2: Dùng hoàng cầm, bạch tiễn bì, phục linh, hoàng bá mỗi thứ 12g, sinh địa, kim ngân hoa, hoạt thạch mỗi thứ 20g, khổ sâm 12g với đạm trúc diệp 16g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Dùng bạc hà 4g, mộc thông 12g, khổ sâm 12g, bạch tiễn bì 8g, phục linh 8g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 12g, xa tiền 16g, sinh địa 16g, hoàng bá 12g, thương truật 8g. Đem sắc mỗi ngày dùng 1 thang.
- Bài thuốc 4: Dùng khô sâm, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, hoàng bá mỗi thứ 12g, thổ phục linh 16g, nhân trần 20g, hoạt thạch 8g với kim ngân hoa 16g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 5: Sử dụng bạc hà 4g, mộc thông 12g, khổ sâm 12g, bạch tiễn bì 8g, phục linh 8g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 12g, xa tiền 16g, sinh địa 16g, hoàng bá 12g, thương truật 8g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa chàm thể phong nhiệt
Dấu hiệu nhận biết: Da hơi đỏ, ít loét, ngứa ngáy, có mụn nước, tổn thương da phát sinh trên diện rộng (hầu như là toàn thân).
Với trường hợp này, các bài thuốc được áp dụng cho tác dụng sơ phong, thanh nhiệt và trừ thấp.
- Bài thuốc 1: Dùng khổ sâm, phòng phong, ngưu bàng tử, kinh giới, mộc thông mỗi thứ 12g, sinh địa 16g, tri mẫu 8g, thuyền thoái 6g, thạch cao 20g đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng từ 8 – 12g uống với nước ấm, ngày dùng 2 lần (sáng và tối).
- Bài thuốc 2: Dùng bạc hà 4g, thương truật 8g, phục linh 8g, bạch tiễn bì 8g, mộc thông 12g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 12g, khổ sâm 12g, hoàng bá 12g, xa tiền 16g, sinh địa 16g, tri mẫu 15g, thạch cao 40g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Dùng trạch tả và sinh địa mỗi thứ 12, chi tử, long đởm thảo, xa tiền, hoàng cầm, mộc thông, sài hồ mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, thuyền thoái 6g đem sắc uống. Ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.
Bài thuốc chữa chàm theo thể mạn tính
Đặc điểm của thể chàm mạn tính là tái phát nhiều lần trong năm, dai dẳng và gây ngứa dữ dội. Triệu chứng nhận biết: Da khô, dày sừng, ngứa, có mụn nước, khu trú ở cổ chân, khuỷu tay, đầu gối,…
- Bài thuốc 1: Dùng thục địa 16g, đương quy 12g, sinh địa 16g, kinh giới 16g, bạch thược 12g, phòng phong 12g, thương truật 12g, địa phu tử 12g, bạch tiễn bì 8g, khổ sâm 8g, thuyền thoái 6g. Đem sắc ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Dùng hy thiêm thảo 12g, hoàng bá 12g, ké đầu ngựa 12g, bạch tiễn bì 12g, phù bình 12g, phòng phong 8g, thương truật 8g. Đem sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc sử dụng ngoài da
Bên cạnh bài thuốc uống, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc rửa, ngâm và bôi để cải thiện triệu chứng ở bên ngoài da.
- Bài thuốc rửa: Dùng lá kinh giới và lá vối tươi mỗi thứ 100g, đem rửa sạch, đun sôi. Sau đó để nguội bớt rồi rửa lên vùng da tổn thương. Hoặc có thể giã nát lá trầu không tươi, cho vào nước sôi rồi rửa lên vùng da bị chàm.
- Bài thuốc ngâm: Dùng xa sàng tử 20g, vỏ núc nác 50g, ngải cứu 50g, kinh giới 10g, phèn xanh 5g đem nấu với 3 lít nước. Để nước nguội bớt, sau đó ngâm vùng da tổn thương trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày ngâm từ 2 – 3 lần liên tục trong 5 – 7 ngày.
- Bài thuốc bôi: Dùng nghệ già 20g, vỏ núc nác 40g, một lượng dầu vừng vừa đủ. Đem tán bột các vị thuốc rồi hòa với dầu vừng và thoa trực tiếp lên da.
- Thuốc mỡ bôi da: Dùng hồng đơn 4g, chu sa 4g, xuyên huỳnh liên 4g, hồng hoa 4g đem tán bột, trộn với mỡ trăn và thoa lên vết chàm.
Kết quả điều trị chàm sữa ở Tuệ Y Đường thế nào?
Hãy cùng nhìn lại các hình ảnh bệnh nhân điều trị chàm sữa tại Tuệ Y Đường nhé.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
? Facebook:Tuệ Y Đường
? Ths.Bs.CKII.Trần Thu Huyền⚕️
? Bác sĩ Đoàn Dung⚕️
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline:0789.502.555 – 0789.503.555
Chàm sữa có nguy hiểm không ạ?
Bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Bệnh nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể khỏi được nha bạn!
bệnh này có khỏi được không ạ?
Bệnh nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể khỏi được nha bạn!
Con mình may mắn được các bác sĩ điều trị, hiện tại đã khỏi , xin chân thành cảm ơn các bác sĩ ạ
Bạn cho mình xem hình ảnh trước và sau điều trị được không.Cảm ơn ban ạ!
Được bạn ơi, bạn nhắn cho mình , mình sẽ gửi cho nha
oke cảm ơn bạn nhiều nha
Mình muốn đặt lịch khám ạ
Bạn kết bạn với số zalo hotline 0789.502.555 để được bác sĩ đặt lịch sớm cho mình nhé!
bác sĩ ơi tôi đã nhắn trong zalo rồi đó ạ. Mong bác sĩ phản hồi sớm
Mừng quá, chúc mừng gđ nha!
Chàm sữa nguyên nhân do đâu thế bác sĩ?
Bây giờ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh này đều ở người có cơ địa dễ dị ứng.Chất gây dị ứng có thể xuất phát từ bên ngoài như phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông động vật,… hoặc người nhà có tiền sử mắc các bệnh về da mạn tính bạn nhé!
Thế làm thế nào để chữa được bệnh này thế ạ, Phòng khám có cách nào chữa khỏi không ạ?
Chàm sữa ở trẻ nhỏ 80-90% sẽ tự khỏi sau 2 tuổi, khi đó da đã có sự phát triển đầy đủ và khoẻ hơn, chỉ khoảng 10-20% mới tiến triển thành dạng mạn tính, tuy nhiên ở giai đoạn này vẫn cần phải điều trị để tránh da các con thêm tổn thương và bội nhiễm.Phòng khám điều trị thuốc đông y có thành phần từ tự nhiên kết hợp thuốc uống và lau bôi tùy tình trạng của bệnh nhân bạn nhé!