A. Nấm da
Bệnh nấm da có thể lây nhiễm từ người sang người hay từ vật sang người do điều kiện môi trường sống không sạch sẽ. Nếu ở trong nhà có người mắc bệnh này thì khả năng rất cao bạn cũng sẽ bị lây bệnh nếu không chú ý vệ sinh cá nhân.
Các bệnh nấm da thường khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát và gây khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống. Bạn hãy cùng tìm hiểu bệnh nấm da là gì, nguyên nhân và cách chữa trị để bệnh không còn tái phát nữa nhé.
Bệnh nấm da là gì?
Nấm da là bệnh thường thấy ở Việt Nam do nước ta ở trong vùng nhiệt đới (nóng ẩm) nên thích hợp cho các vi nấm phát triển. Nấm sống bằng cách ký sinh vào vật chủ như thực vật, động vật và người.
Khi bị bệnh này, bạn sẽ thấy da xuất hiện dạng vòng tròn, đóng vảy, sưng đỏ, ngứa ngáy. Theo thời gian, các vòng tròn dần lan rộng ra, chồng chéo lên nhau. Khi gãi ngứa quá nhiều, da có thể gặp tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng nặng hơn.
Những bệnh nấm da thường hay gặp và phổ biến ở Việt Nam bao gồm nấm da đầu, nấm lang ben, hắc lào, nấm bẹn, nấm móng và nấm kẽ.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da
Nấm da là bệnh do vi nấm gây ra và có khả năng lây truyền qua 4 con đường:
– Người qua người
– Động vật qua người
– Tiếp xúc trực tiếp với vi nấm
– Đồ vật nhiễm nấm lây sang người
Dưới đây là những yếu tố chính yếu làm kích hoạt bệnh nấm da mà bạn nên biết để luôn có cách bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất.
Tắm lá cải thiện vảy nến hiệu quả thế nào?
1. Nấm da do không vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Bạn sẽ dễ mắc bệnh nấm da nếu như không vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong các trường hợp dưới đây:
- Không tắm rửa hàng ngày
- Không gội đầu thường xuyên
- Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Để tay, chân bẩn ngay sau khi ăn uống, đi vệ sinh
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nấm da do mồ hôi hoặc để da ẩm ướt trong các trường hợp:
- Để đầu tóc ướt đi ngủ
- Mặc đồ lót hoặc quần áo quá chật
- Không thay quần áo mới ngay sau khi tập thể dục
- Đi chân trần trên những nơi có nhiều hóa chất tẩy mạnh
- Sử dụng phòng tắm, hồ bơi, nhà vệ sinh công cộng ẩm ướt
- Mặc quần áo ẩm ướt khi không được phơi khô dưới trời nắng
- Không rửa lại chân sau khi chảy mồ hôi do mang giày quá bít…
2. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
Những người bị nấm da thường có hệ miễn dịch yếu. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại trong sữa tắm, dầu gội đầu, nước rửa chén, nước giặt, dung dịch tẩy rửa đa năng mà không lau khô hay dưỡng ẩm da tay thì đây chính là môi trường sống rất lý tưởng cho nấm sinh trưởng.
Ngoài ra, nếu đang bị nấm mà bạn thường xuyên tiếp xúc với những sản phẩm chứa nhiều hóa chất kích ứng mạnh cũng sẽ khiến cho tình trạng da tồi tệ đi.
Vì virus nấm có thể bám trên đồ dùng cá nhân và lây sang người. Do đó, nếu bạn dùng chung đồ đạc với người bị nhiễm nấm thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.
4. Tiếp xúc với thú cưng mắc bệnh
Nấm có thể sống ký sinh trên cơ thể của chó, mèo, trâu… Do đó, nếu bạn tiếp xúc với những con vật này thì khả năng cao bạn sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
5. Tiếp xúc với vùng nhiễm nấm da ở người bệnh khác
Bạn sẽ tăng nguy cơ bị mắc bệnh nếu sống tập thể khi dùng chung chăn, mùng, mền, chiếu, gối… Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ bị nấm da nếu tiếp xúc với vùng nhiễm nấm ở người bệnh qua các hoạt động thể thao hay sinh hoạt hàng ngày.
6. Sống trong môi trường nóng và ẩm ướt
Môi trường nóng và ẩm ướt ở Việt Nam dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và dễ khiến bạn mắc bệnh nấm da. Môi trường kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2 cũng dễ khiến cho vi nấm sinh sôi.
7. Suy giảm miễn dịch làm kích hoạt bệnh nấm da
Người bị suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh về da do bị suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các mối đe dọa khác.
Cách chữa trị bệnh nấm da dứt điểm
Nguyên nhân gây nấm da thường chủ yếu đến từ việc vệ sinh cá nhân kém. Để chữa trị nấm da dứt điểm, bạn cần lưu ý thực hiện những điều dưới đây:
Chữa trị theo chỉ định từ bác sĩ
Khi bị nấm da, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số loại thuốc như kem, thuốc mỡ bôi da hoặc bột trị nấm đối với các trường hợp nhẹ.
Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc đường uống cho bạn và kết hợp dùng kem trị nấm để thoa lên vùng da nhiễm bệnh.
Khi được chỉ định dùng thuốc, bạn cần nên làm đúng theo chỉ định từ bác sĩ để bệnh không tái phát. Tùy vào dạng nấm mà thời gian điều trị bệnh có thể dài khác nhau, dao động từ 1 tuần đến 2 tháng. Vì thế, bạn không nên nản lòng hay bỏ cuộc mà hãy kiên nhẫn trong việc điều trị.
Kiểm soát bệnh nấm da qua lối sống
Những nguy cơ tiềm ẩn khi dùng Isotretinoin trị mụn
Lối sống lành mạnh và chăm sóc cá nhân cẩn thận đóng vai trò lớn giúp bệnh nấm da không tiếp tục tái diễn. Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây để chữa trị dứt điểm tình trạng này nhé.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Bạn nên tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi ăn uống, đi vệ sinh. Điều bạn cần lưu ý là phải lau khô người cẩn thận sau khi tiếp xúc với nước để cơ thể luôn khô ráo, thoáng mát bởi môi trường ẩm ướt sẽ dễ khiến vi nấm phát triển.
Sau khi tập thể dục xong, bạn cần thay quần áo thấm ướt mồ hôi và giặt đồ cẩn thận. Quần áo cần phải được phơi khô dưới nắng, bạn không nên mặc đồ ẩm ướt.
Sử dụng sản phẩm gốc thực vật để nấm da không trở lại
Bạn không nên sử dụng những sản phẩm có chứa hóa chất tẩy mạnh hay mùi hương độc hại khi làm việc nhà và khi tắm rửa bởi những thành phần này sẽ làm bệnh nấm da trở nặng hơn.
Không dùng chung đồ với người khác
Bạn chỉ nên sử dụng đồ cá nhân của mình và không chia sẻ những vật dụng này cho người khác dùng. Nếu ngại, bạn có thể thành thật chia sẻ với người đối diện để bảo vệ sức khỏe chính mình và mọi người xung quanh.
Điều bạn cũng cần lưu ý là thường xuyên vệ sinh đồ đạc cá nhân bằng sản phẩm từ thiên nhiên như quần áo, giày dép, chăn, mùng, mền, chiếu, gối, ly uống nước, bàn chải đánh răng…
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Bạn nên giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng, đặc biệt là phòng tắm để tránh môi trường ẩm ướt làm nấm phát triển và gây bệnh.
Khi sử dụng nhà vệ sinh hay phòng tắm công cộng, bạn cần hạn chế để chân trần tiếp xúc với sàn. Thay vào đó, bạn nên mang dép của mình và phơi khô sau khi sử dụng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Bạn nên giữ sức khỏe của mình thật tốt để chống lại bệnh tật, đặc biệt là bệnh nấm da. Dưới đây là những cách giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch tại nhà mà bạn nên nghiêm túc thực hiện.
• Để ý chế độ ăn uống: Bạn nên ăn nhiều rau, củ, quả, các loại hạt, thực phẩm lợi khuẩn, nấm, tỏi,… Ngoài ra, bạn cần hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá, các chất kích thích.
• Kiểm soát căng thẳng và ngủ sớm: Bạn cần cân bằng công việc và cuộc sống để tránh stress. Ngoài ra, bạn cũng cần ngủ sớm và ngủ đủ giấc để da khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
• Tập thể dục buổi sáng: Bạn hãy dậy sớm và tập thể dục mỗi ngày 30 phút để giúp giảm stress và tăng cường năng lượng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Để trị bệnh nấm da, điều quan trọng là bạn cần kiên trì chữa bệnh theo chỉ định từ bác sĩ đồng thời giữ vệ sinh cá nhân thật cẩn thận. Hãy nghiêm túc kiêng cữ để bảo vệ sức khỏe làn da nhằm tránh tái phát bệnh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn nhé!
Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo điều trị sau:
Lấy tầm 500g rau hẹ tươi giã nát rồi ngâm vào nước sôi khoảng 15 phút, chờ cho nước âm ấm đổ ra chậu ngâm chân.Làm như vậy 2-3 lần thì khỏi nấm chân.
Các bạn có thể dùng gừng tươi xát vào vị trí bị thương sau khi đã làm sạch da nhé.
Hoặc bạn có thể trị bệnh này bằng cách dùng rượu uống với dầu vừng sống.
B.Tổng quan bệnh Rôm sảy
Rôm sảy thường lành tính có thể tự khỏi khi trời mát mà không cần điều trị nhưng nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể có biến chứng nặng hơn như viêm nang lông, nhọt. Vì vậy dạng rôm sảy nhiễm trùng nặng có thể cần được điều trị y tế, do đó, cách tốt nhất để giảm các triệu chứng là làm mát da và ngăn đổ mồ hôi.
Rôm mụn nước thường gặp ở trẻ em vào mùa hè nóng nực. Tuy nhiên vẫn ảnh hưởng đến người lớn. Rôm sảy phát triển khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn (ống dẫn mồ hôi) giữ mồ hôi dưới da.
Tại sao bị rôm sảy mụn nước?
- Nhiệt độ nóng làm cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể, khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, thêm vào việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm sảy.
- Thường hay xuất hiện vào mùa hè nóng nực, oi bức và ở các vùng da như trán, đầu cổ, ngực lưng… Tuy nhiên, một số trường hợp lại bị rôm vào khi trời mát mẻ. Tại sao? Đó là do cha mẹ mặc nhiều quần áo, quấn tã lót nhiều cho trẻ, do vậy trẻ bị ra mồ hôi nhiều và bị rôm sảy. Ở trẻ em hoạt động chuyển hóa của trẻ rất mạnh, thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn và chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện như người trưởng thành vì vậy trẻ em dễ bị rôm sảy.
Nguyên nhân bệnh Rôm sảy
Phát ban nhiệt phát triển khi một số ống dẫn mồ hôi của bị tắc. Thay vì bay hơi, mồ hôi bị giữ lại dưới da, gây viêm và phát ban.
Không phải lúc nào cũng rõ ràng lý do tại sao các ống dẫn mồ hôi bị chặn, nhưng một số yếu tố dường như đóng một vai trò, bao gồm:
- Ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành. Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh không được phát triển đầy đủ. Chúng có thể dễ dàng vỡ hơn, giữ lại mồ hôi dưới da. Phát ban do nhiệt có thể phát triển trong tuần đầu tiên của cuộc đời, đặc biệt là nếu trẻ sơ sinh được sưởi ấm trong lồng ấp, mặc quần áo quá ấm hoặc bị sốt.
- Khí hậu nhiệt đới. Thời tiết nóng ẩm có thể gây phát ban nhiệt.
- Hoạt động thể chất. Tập thể dục cường độ cao, làm việc chăm chỉ hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bạn đổ mồ hôi nhiều có thể dẫn đến phát ban nhiệt.
- Quá nóng. Nói chung quá nóng – mặc quần áo quá ấm hoặc ngủ dưới chăn điện – có thể dẫn đến phát ban nhiệt.
- Nghỉ ngơi kéo dài trên giường. Phát ban nhiệt cũng có thể xảy ra ở những người bị giam cầm trong thời gian dài, đặc biệt nếu họ bị sốt.
Triệu chứng bệnh Rôm sảy
Kết quả điều trị bệnh Lychen Aminoid
Người lớn thường bị phát ban nhiệt ở nếp gấp da và nơi quần áo gây ra ma sát. Ở trẻ sơ sinh, phát ban chủ yếu được tìm thấy trên cổ, vai và ngực. Nó cũng có thể xuất hiện ở nách, nếp gấp khuỷu tay và háng.
Bạn có thể áp dụng một số mẹo điều trị rôm sảy như sau:
Hãy lấy dưa chuột tươi giã lấy nước, xoa vào chỗ có rôm sẩy, mỗi ngày làm nhiều lần, sau 2-3 ngày sẽ hết rôm.
Vào mùa hè thu nếu con bạn bị rôm sảy nhiều có thể cho uống 1 ít canh đậu xanh, hoặc uống 5-10g kim ngân hoa nấu nước dùng thay chè.
Ngoài ra bạn có thể dùng bí đao để trị rôm sẩy cũng rất tốt nữa đấy: Bí đao cắt lát,rửa sạch, sát nhẹ lên chỗ rôm sảy 3 tiếng 1 lần, dùng liên tục 2-3 ngày để thấy hiệu quả nhé.
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.
Bác sĩ tư vấn giúp em với con em 8tuổi cháu bị rôm sảy lúc nào cũng gãi hoài đi khám bác sĩ bảo nóng trong, nhưng cháu uống mát gan rồi mà vẫn gãi a
Bác sĩ cho em hỏi 1 liệu trình điều trị nấm da là bao nhiêu tiền ạ
Bác sĩ cho em hỏi 1 liệu trình điều trị nấm da là bao nhiêu tiền ạ????
Bệnh nấm da có di truyền ko ạ và có lây lan từ người này qua người khác không ạ. mong bs giải đáp giúp em ạ
Bs ơi nếu để nấm mặt ngay mắt khoảng gần 2 tháng r có điều trị kịp ko ạ tại em cũng chủ quan ấy.
Làm sao để phân biệt nấm da với mẩn đỏ hay dị ứng ạ, em ở cùng 1 bạn bị nấm ko biết đó có phải nguồn lây không ạ
Tính chất công việc của mình là phải mặc quần áo bảo hộ hằng ngày k thoáng mát, tình trạng bệnh rôm sẩy của mình ngày càng nặng, bs tư vấn giúp mình với ạ
Bệnh rôm sẩy kéo dài bao lâu vậy bs?
Tớ bị nấm da lâu năm đến Tuệ Y Đường chữa trị và rất hiệu quả, một trải nghiệm cực kỳ đáng tiền. Cảm ơn các bs ở đây rất nhiều