Phần lớn rất ít chị em biết về việc mất cân bằng vùng kín là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm âm đạo. Khi độ pH âm đạo chuẩn cho vùng kín mất cân bằng, dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại có thể làm biến đổi hệ vi sinh vùng kín và gây ra mùi hôi, ngứa, dịch lạ ở âm đạo. Hãy cùng Đông y Tâm Mộc Viên tìm hiểu thế nào là pH âm đạo chuẩn cho vùng kín “khỏe mạnh” nhé.
1. Độ pH âm đạo bao nhiêu là bình thường?
Theo BS Minh Tâm pH âm đạo là một chỉ số để đo độ acid của dung dịch, lấy thang đo từ 0 – 14. Độ pH bằng 7 là mức trung tính, độ pH nhỏ hơn 7 là môi trường có tính acid và ngược lại và môi trường có tính kiềm. Thang đo này cũng được sử dụng cho môi trường bên trong âm đạo. Vậy độ pH âm đạo bao nhiêu là bình thường?
Với âm đạo khỏe mạnh, độ pH của môi trường này rơi vào khoảng 3.5 – 4.5, như vậy môi trường có độ acid nhẹ. Tuy nhiên một người phụ nữ ở những độ tuổi và giai đoạn khác nhau có thể có chỉ số pH âm đạo khỏe mạnh khác nhau. Cụ thể:
- Phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 – 49 tuổi: pH âm đạo bình thường sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 4.5.
- Phụ nữ trước khi có kinh nguyệt và sau khi mãn kinh: pH âm đạo có xu hướng cao hơn 4.5.
Đây là độ pH phù hợp để lợi khuẩn trong môi trường âm đạo phát triển, đồng thời hạn chế hại khuẩn, giúp “cô bé” khỏe mạnh. Khi pH âm đạo quá mức, nhiễm trùng dễ xảy ra do một số loại vi khuẩn và nấm gây bệnh, tiêu biểu như:
Vi khuẩn (BV): Sự phát triển quá mức của vi khuẩn này gây ngứa âm đạo, nóng rát khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo màu vàng, trắng hoặc xám bất thường, có mùi tanh cá khó chịu. Ngoài ra, vi khuẩn BV không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, song phụ nữ nhiễm vi khuẩn này có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như: nhiễm HPV, nhiễm HIV, nhiễm virus Herpes,…
Ký sinh trùng Trichomonas: ký sinh trùng này lây nhiễm qua đường tình dục, đa phần người bệnh không có triệu chứng gì. Ảnh hưởng nó gây ra là gây mất cân bằng môi trường âm đạo, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và mức độ bệnh cũng nghiêm trọng hơn.
Ngược lại, khi độ pH thấp hơn mức bình thường, nó thường gây suy giảm khả năng sinh sản do gây chết tinh trùng.
Nấm âm đạo: Đây là loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, gây ngứa rát và đau khi quan hệ tình dục.
Làm sao để biết độ pH âm đạo có “chuẩn” không?
BS Minh Tâm cho biết để kiểm tra độ pH âm đạo đối với các bác sĩ là công việc rất đơn giản, vì vậy chị em có thể đến bệnh viện, phòng khám để biết độ pH âm đạo của bản thân có “chuẩn” không. Ngoài ra, nếu chị em muốn tự mình kiểm tra thì cũng có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ với dụng cụ là bảng màu pH và mảnh giấy thử.
Trong bảng màu pH có các dải màu từ 1-14. Bình thường độ pH của âm đạo là từ 3,5-4,5
Cách thực hiện
- Chuẩn bị sẵn 1 bảng màu đo độ pH và các mảnh giấy thử.
- Giữ giấy thử độ pH chạm vào thành âm đạo trong vài giây.
- So sánh màu của giấy thử với bảng màu đo độ pH.
- Nếu màu sắc không thật chính xác, hãy chọn những màu gần nhất
Các trường hợp xảy ra
- Nếu độ pH âm đạo từ 3,5-4,5
Điều này có nghĩa là độ pH âm đạo của chị em đang rất “chuẩn”. Bình thường thì độ pH âm đạo sẽ hơi có tính axit. Sau khi đã xác định được độ pH của bản thân bình thường, chị em có thể yên tâm không bị nhiễm trùng âm đạo.
- Nếu độ pH âm đạo <3,5
Độ pH <3,5 có nghĩa là âm đạo của chị em có tính axit rất cao. Đây là dấu hiệu cảnh báo âm đạo đang không được khỏe mạnh, có thể bị một số bệnh nhiễm trùng âm đạo như nhiễm nấm men âm đạo. Chị em nên đi thăm khám bác sĩ để có thể biết được chính xác tình trạng hiện tại của bản thân và có những phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
- Nếu độ pH âm đạo >4,5
Độ pH >4,5 có nghĩa là âm đạo của chị em ít có tính axit và có thể có tính kiềm. Dù là cao hơn hay thấp hơn mức bình thường thì âm đạo của chị em cũng đang bị nhiễm trùng âm đạo. Sức đề kháng âm đạo bị giảm sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại đang “có mặt” tại âm đạo “thừa thắng xông lên”. Trong trường hợp độ pH âm đạo lớn hơn mức bình thường thì có thể chị em sẽ tiết nhiều dịch hơn, có mùi hôi, và có thể đang bị nhiễm khuẩn âm đạo. Khi đó, chị em nên đi thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị bệnh.
2. Một số nguyên nhân gây mất cân bằng pH âm đạo
BS Minh Tâm chia sẻ kiểm soát tốt những nguyên nhân dưới đây giúp chị em phụ nữ giữ ổn định pH âm đạo tốt hơn, ngăn ngừa bệnh lý và các vấn đề sức khỏe sinh sản khác.
2.1. Quan hệ tình dục
Tinh dịch của nam giới có tính kiềm, vì thế khi quan hệ tình dục không được bảo vệ, nó có thể thúc đẩy sự phát triển của 1 số vi khuẩn gây hại.
2.2. Vệ sinh không đúng cách
Âm đạo có chức năng tự làm sạch tuyệt vời, vì thế phụ nữ chỉ cần rửa sạch bên ngoài âm đạo bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Nhưng có đến 20% phụ nữ thường xuyên thụt rửa sâu trong âm đạo, sử dụng hỗn hợp baking soda, nước và giấm,… không những làm tăng pH âm đạo mà nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
2.3. Sử dụng kháng sinh
Kháng sinh toàn thân có thể ảnh hưởng phần nào đến môi trường âm đạo khi không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà những vi khuẩn tốt giúp duy trì pH âm đạo cũng bị loại trừ. Vì thế có thể gây mất cân bằng pH âm đạo.
Bệnh tắc vòi trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2.4. Chu kỳ kinh nguyệt
Trước chu kỳ kinh nguyệt, do thay đổi nội tiết tố mà pH âm đạo có tăng nhẹ. Máu kinh nguyệt cũng có tính kiềm nên thường làm tăng pH âm đạo trong thời gian này. Thường sau khi kết thúc kỳ kinh, môi trường âm đạo sẽ dần trở về trạng thái bình thường.
3. Hướng dẫn giữ ổn định độ pH âm đạo bình thường
Để môi trường âm đạo luôn cân bằng, pH ổn định và khỏe mạnh thì việc chăm sóc và vệ sinh giữ vai trò quan trọng. Dưới đây là những biện pháp đơn giản nhưng cần thiết mà mỗi chị em phụ nữ cần thực hiện, để “cô bé” khỏe mạnh, giúp bạn tự tin hơn.
3.1. Chế độ ăn lành mạnh
Thực phẩm mỗi ngày cơ thể chúng ta nạp vào ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ quan, trong đó cũng tác động đến độ pH âm đạo. Những thực phẩm không tốt làm mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo bao gồm: đồ cay, thịt đỏ, sữa, bông cải xanh, rượu, hành tây,… Sự ảnh hưởng do thực phẩm thường không nặng và không kéo dài, chỉ khoảng 2 – 3 ngày sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu ăn thường xuyên và liên tục những thực phẩm có hại này, nó sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của “cô bé”. Thay vào đó, các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, phụ nữ nên ăn nhiều rau củ tươi, uống nhiều nước, ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả,… Sữa chua là thực phẩm rất tốt phụ nữ bởi nó giàu probiotic, giúp cân bằng sự pH của âm đạo. Bên cạnh đó, các thức uống thường được yêu thích như: cà phê, trà, thức uống có gas không những không tốt cho môi trường âm đạo mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
3.2. Vệ sinh âm đạo đúng cách
Bạn nên vệ sinh âm đạo thường xuyên và đúng cách, vừa đảm bảo sự cân bằng tự nhiên của độ pH âm đạo vừa làm sạch, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.
- Sử dụng nước sạch, dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp để rửa âm đạo. Lưu ý không thụt rửa sâu âm đạo.
- Giữ vùng kín khô và sạch, tắm rửa cơ thể sạch sẽ hàng ngày.
- Sản phẩm sử dụng cho vùng âm đạo như quần nhỏ, sản phẩm làm sạch,… nên đảm bảo sạch sẽ, không ẩm ướt, nhiễm khuẩn,…
3.3. Thói quen tình dục lành mạnh
Quan hệ tình dục không lành mạnh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tình dục, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm bên cạnh việc làm mất cân bằng pH. Vì thế, nên lưu ý:
- Sử dụng bao cao su để bảo vệ khi quan hệ tình dục.
- Tránh dùng chất khử mùi âm đạo hoặc xà phòng thơm.
- Hạn chế dùng dụng cụ tử cung, thuốc hormone để tránh thai.
Bệnh phụ khoa nên được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những hậu họa về sau. Hy vọng với những thông tin bổ ích này có thể giúp bạn đọc biết cách để bảo vệ sức khỏe bản thân hiệu quả nhất. Bạn đọc có thắc mắc có thể liên hệ với BS Minh Tâm hoặc Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường nhé.