Rối loạn kinh nguyệt – DỄ HAY KHÓ?

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ, xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống sinh hoạt, nếu tình trạng kéo dài còn mang tới nhiều rủi ro cho sức khỏe. Có rất của chị em gửi câu hỏi  phụ nữ than phiền về những biểu hiện khác thường trong mỗi kỳ hành kinh của mình có những câu hỏi cần giải đáp. 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCKII Trần Thu Huyền tại phòng khám Tuệ Y Đường.

Rối loạn kinh nguyệt, những tác hại không tưởng mà bạn cần phải biết
Rối loạn kinh nguyệt, những tác hại không tưởng mà bạn cần phải biết

Hơn một tháng em mới có kinh một lần, đáng lẽ phải 30 ngày, vậy chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài bao lâu? 

Nói chung chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày nhưng có thể dao động từ 22 đến 40 ngày vẫn được coi là bình thường. Thời gian hành kinh cũng có thể dao động từ 2 đến 7 ngày mà không sợ bị rối loạn, chị em phụ nữ không quá đáng ngại. Nếu như có một chu kỳ kinh dài hoặc ngắn hơn đôi ngày thì những chu kỳ sau vẫn có thể trở lại bình thường.

Bị mất kinh bao lâu thì phải đi khám? 

Một phụ nữ đã có chồng không thực hiện một biện pháp tránh thai nào nếu thấy chậm kinh 1 hoặc 2 tuần thì việc đầu tiên nên làm là xét nghiệm xác định có thai hay không. Nếu không có thai và nếu kinh nguyệt trước đây vẫn đều thì cần gặp bác sĩ phụ khoa khi bị chậm kinh càng sớm càng tốt, Vì đối với vòng kinh đều, mất kinh 3 tháng được coi là vô kinh và với một người thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt thì mất kinh 6 tháng được coi là vô kinh, Và khi vô kinh thì khả năng điều hoà lại kinh bình thường sẽ khó hơn.

| TOP 10 CĂN BỆNH TÌNH DỤC BẠN NÊN BIẾT

Những nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt là gì? 

Có thể do nhiều nguyên nhân: 

Thường gặp nhất là:

Phải đối diện với nhiều tác động tâm lý tiêu cực (thuật ngữ y học gọi là stress nghĩa là trong cuộc sống có nhiều yếu tố gây căng thẳng, lo phiền, đau khổ…) cũng sẽ gây rối loạn kinh nguyệt,

Rối loạn tiêu hóa (ăn quá nhiều) hoặc sau 1 đợt tiêu chảy mất nước nặng, kinh của bạn cũng sẽ bị rối loạn

Nhiễm khuẩn đặc biệt là những nl liên quan đến tử cung, phần phụ. Và khi nhiễm khuẩn, đa phần các bạn sẽ sử dụng đến thuốc kháng sinh và làm rối loạn nội tiết tố dẫn đến RLKN

Lao động hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, tụt cân, có thể mất nhiều mỡ, chữa ngoài dạ con cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra là một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được thầy thuốc xem xét như bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu, hay sử dụng các thuốc nội tiết như tránh thai khẩn cấp, hay vòng nội tiết, cấy que…

Nếu bị rối loạn kinh nguyệt thì sẽ không sinh đẻ được, có đúng không?

 Rối loạn kinh nguyệt thường là dấu hiệu của sự không rụng trứng hoặc rụng trứng không đều. Không có hiện tượng rụng trứng thì không thể thụ thai. Vậy cần hỏi ý kiến thầy thuốc phụ khoa khi có rối loạn kinh nguyệt kéo dài để xem hiện tượng rụng trứng có bình thường hay không. Nếu vẫn có dấu hiệu rụng trứng thì việc không sinh đẻ được còn do nhiều nguyên nhân khác chứ không phải do rối loạn kinh nguyệt.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline  hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

Tác hại của kinh nguyệt không đều là gì vậy bs?

  • Sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng

Chu kì kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn sẽ khiến cho nữ giới cảm thấy lo lắng bất an, khó có thể tập trung vào công việc.

Nếu kinh nguyệt kéo dài, nữ giới sẽ bị mất máu nhiều. Khiến người bệnh bị hoa mắt chóng mặt, cơ thể bị suy nhược. Công việc thường ngày sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Khó có khả năng thụ thai

Một trong những nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới không đều là do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra như: viêm buồng trứng; viêm ống dẫn trứng… Đây là những bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Nếu như mắc phải các bệnh lý này, quá trình mang thai của chị em sẽ bị cản trở. Nguy hại còn có thể khiến chị em bị vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt không điều trị sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản
Rối loạn kinh nguyệt không điều trị sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản
  • Rối loạn kinh nguyệt có dễ vô sinh không?

Theo thống kê, có đến 80% nữ giới bị vô sinh do hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Vì kinh nguyệt không đều xuất phát từ các bệnh phụ khoa có liên quan đến buồng trứng, tử cung gây ra.

Bên cạnh đó, đa nang buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời. Sự phóng noãn sẽ không xảy ra, lâu dần sẽ khiến chị em bị ung thư nội mạc tử cung.

  • Nhan sắc bị ảnh hưởng: 

Kinh nguyệt là biểu hiện rõ nét nhất của nồng độ Estrogen trong cơ thể, và đây còn được coi là hormone dưỡng nhan của các chị em, Vì thế, khi kn không đều, túc là hormone bị rối loạn dẫn đến, khi nhan sắc bị xuống cấp. Chị em cảm thấy hoang mang lo lắng. 

CẨM NANG BỎ TÚI KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐẶT PHỤ KHOA

  • Sức khỏe bị suy giảm:

Máu kinh ra nhiều khiến cho lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm. Khiến chị em bị thiếu máu, cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức. Lâu dần chị em sẽ bị hoa mắt chóng mặt, sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng.

Nguyên nhân gì làm cho mất kinh lâu, 6 tháng hoặc hơn nữa?

 Bình thường, những nguyên nhân dẫn đến RLKN như stress, căng thẳng hay dùng thuốc thì chỉ mất kinh 1-2 tháng 

Còn những nguyên nhân gây mất kinh kéo dài đa phần là do rối loạn nội tiết như: HC Buồng trứng đa nang, u tuyến yên, suy buồng trứng sớm, hoặc dính buồng tử cung, cấy que tránh thai…

… Có thể lập lại chu kỳ kinh đều đặn tạm thời bằng viên thuốc tránh thai nhưng không chữa khỏi hẳn.

Kinh nguyệt không đều, tháng ngắn tháng dài, có phải do hoạt động của buồng trứng khác nhau từng tháng không? 

Sự rụng trứng xảy ra cách kỳ kinh sau 14 ngày, do đó nếu chu kỳ kinh là 20 ngày thì sẽ rụng trứng vào ngày thứ 14, nếu chu kỳ kinh là 30 ngày thì sẽ rụng trứng vào ngày thứ 16 tính từ ngày có kinh đầu tiên. Chu kỳ kinh có thể 18, 21 hay 35 ngày, không phải ai cũng có chu kỳ chính xác là 20 hay 30 ngày, nếu có sai lạc vài ngày cũng là bình thường mà không phải là do hoạt động của buồng trứng khác nhau mỗi tháng.

  • Hành kinh nhiều, điều trị như thế nào?

Nếu không do bệnh máu làm cho máu không đông hoặc bệnh tuyến giáp trạng thì có thể điều trị bằng thuốc do thầy thuốc chỉ định (ví dụ thuốc Ibuprofen và viên thuốc tránh thai liều thấp, cũng có thể đặt DCTC có chứa progestin). Hai loại thuốc trên có hiệu quả trong việc làm giảm sự ra kinh ở những phụ nữ có rụng trứng.

Bao giờ cũng điều trị bằng thuốc trước khi quyết định cắt tử cung do hành kinh nhiều. Tuy nhiên, nếu hành kinh không nhiều lắm, không gây khó chịu và không gây thiếu máu thì không cần điều trị gì cả.

  • Tại sao những điều khó chịu khi hành kinh không phải phụ nữ nào cũng bị?

Người ta còn chưa giải thích được điều này. Một số khó chịu thường gặp là: hội chứng tiền kinh nguyệt (xảy ra vài ngày trước hoặc trong ngày đầu của chu kỳ, biểu hiện là tăng cân, cương vú, phù nề, nhức đầu, mệt mỏi…), trầm cảm (cảm giác cô đơn, buồn rầu, hoặc giận dữ…), đau bụng kinh (đau quặn từng cơn, chướng bụng, đau lưng…). Cách điều trị nói chung là an thần, vitamin, giảm đau…

BS Huyền thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường
BS Huyền thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường
  • Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau bụng kinh bắt đầu sớm trước kỳ kinh và kéo dài hơn so với cơn đau bụng kinh bình thường có thể là dấu hiệu báo hiệu chị em đang mắc bệnh lý nguy hiểm, trong đó phải kể đến:

  • U xơ tử cung: những khối u lành tính gây áp lực lên tử cung gây rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Nữ giới mắc bệnh lý này sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu như đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu, tiểu khó, táo bón, rong kinh, cường kinh…
  • Lạc nội mạc tử cung: lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện trong cơ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, ở đường tiêu hóa dưới hoặc bàng quang. Những khối mô nội mạc này phát triển sẽ gây sưng, viêm và chảy máu tại vị trí “đi lạc”, gây ra những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.
  • Hẹp cổ tử cung: cổ tử cung bị hẹp sẽ khiến việc lưu thông máu trong kỳ kinh gặp khó khăn hơn, dẫn đến chị em có cảm giác đau bụng nhiều hơn.
  • Viêm vòi trứng: bệnh lý này gây ảnh hưởng đến khung xương chậu, vì thế chị em sẽ cảm thấy bị đau bụng trước và trong kỳ kinh, có thể đau không liên quan đến kỳ kinh. Ngoài ra, bệnh viêm vòi trứng còn gây ra nhiều triệu chứng khác như rối loạn kinh nguyệt, khí hư có màu sắc lạ, chóng mặt, buồn nôn…
  • Ung thư cổ tử cung: ở giai đoạn đầu ung thư thường không có biểu hiện rõ ràng, khi các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như đau bụng kinh dữ dội, đau vùng chậu, đau khi giao hợp, tiết dịch âm đạo bất thường… vì thế chị em không được chủ quan.

Kết luận: Hầu hết phụ nữ đều có một thời kỳ nào đó trong đời bị rối loạn kinh nguyệt, điều đó không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ có hoạt động tình dục mà mất kinh từ 1 đến 2 tuần thì cần làm xét nghiệm có thai, nếu không có thai mà kinh vẫn không đều quá 3 chu kỳ thì cần hỏi ý kiến thầy thuốc phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt do những nguyên nhân stress, ăn quá nhiều, luyện tập quá nhiều, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh máu và sự bài tiết hormon không bình thường thì có thể điều trị khỏi được.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *