Từ xa xưa, con người đã sử dụng lá mơ lông trong các món ăn thường nhật và là loại rau gia vị ăn kèm khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy lá mơ lông xuất hiện trong các bữa ăn dùng để ăn kèm với các món ăn nhiều đạm như: gỏi cá, thịt chó, nem thính… Không những vậy lá mơ còn là vị thuốc quanh nhà dễ kiếm với nhiều công dụng khác nhau được người dân sử dụng. Vậy công dụng của lá mơ là gì, mời bạn đọc cùng Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu.
Lá mơ còn có tên gọi khác là Mơ leo, Dây mơ lông, Dây mơ tròn, Ngưu bì đống. Tên khoa học: Paederia tomentosa . Thuộc họ Cà phê – Rubiaceae. Trong cây có asperuloside, paederoside, scanderoside, acid paederosidic, deacetylasperuloside, arbutin.
Cây này là một loại dây leo, lá mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài, mặt lá hay bị nấm Aecideium paederiae ăn hại. Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở lá hoặc đầu cành. Quả mọc hình cầu có đài tồn tại màu vàng nâu, bóng. Cây ra hoa tháng 7-11, có quả từ tháng 8 đến tháng giêng năm sau, mọc hoang ở những hàng rào, nhiều nơi trong nước ta. Thu hái cây vào mùa hè, rễ vào mùa thu và đông, rửa sạch, phơi khô.
Thành phần hóa học trong lá mơ
Tác dụng của lá mơ sở dĩ được nhiều người tin dùng đó là bởi những hoạt chất hóa học có lợi ẩn chứa trong lá mơ có vô vàn tác dụng đối với sức khỏe con người. Có thể kể đến một số chất quan trọng sau:
- Lá mơ giàu vitamin C và beta-carotene
- Lá mơ chứa hàng loạt các axit amin quan trọng với cơ thể như: Arginine, Cystine, Tryptophan, Valine, Tyrosin, Threonine, Lysine,…
- Ngoài ra, lá mơ còn chứa hoạt chất Alkaloid có khả năng chống oxy hóa cao cho cơ thể, và còn hợp chất sulfur dimethyl disulphide là một dạng tinh dầu có khả năng tương đương với thuốc kháng sinh.
Công dụng chữa bệnh của lá mơ lông theo Y học cổ truyền
Bộ phận dùng làm thuốc theo y học cổ truyền là lá mơ lông và thường được dùng tươi. Đây là dược liệu có vị đắng, tính mát, có tác dụng khu phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng, sát trùng, thanh nhiệt, giải nhiệt, giải độc, mạnh tỳ vị, tiêu thực, chữa phong tê thấp, tẩy giun,… Tuy nhiên lá mơ lông vẫn được biết nhiều nhất trong việc sử dụng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Thường dùng chữa:
1. Co thắt túi mật và dạ dày ruột, tê đau do ngoại thương;
2. Trẻ em cam tích, tiêu hoá kém và suy dinh dưỡng;
3. Viêm gan vàng da, viêm ruột, lỵ;
4. Viêm khí quản, ho gà, lao phổi;
5. Phong thấp đau nhức gân cốt, đòn ngã tổn thương;
6. Giảm bạch cầu gây ra bởi bức xạ;
7. Nhiễm độc bởi phosphor hữu cơ trong các sản phẩm nông nghiệp.
Ngày dùng 15-16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị viêm da, eczema, lở loét, áp xe. Toàn cây còn dùng chữa vết thương do các trùng độc cắn rất hay. Dùng rễ của nó nấu với chân giò lợn có công hiệu dãn gân, hoạt lạc.
Lá mơ có công dụng khu phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mơ
- Ăn không tiêu gây đau tức thượng vị: Dùng rễ hoặc dây mơ leo tươi 30-60g hoặc 10-20g khô, sắc nước uống trong ngày.
- Lỵ trực khuẩn (phân lẫn máu): Lá mơ tam thể rửa sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà bọc lá chuối nướng, rán khô (không dùng dầu mỡ). Ăn liên tục 2-3 ngày. Hoặc rễ dây mơ leo 100g hầm với thịt lợn nạc để ăn với cơm.
- Tiêu chảy: Dây lá mơ tam thể tươi 30g sắc uống.
- Phong thấp đau nhức khớp xương: Rễ hoặc dây, lá 30-60g. Sắc với rượu, trong uống ngoài xoa bóp.
- Chấn thương đòn ngã: Rễ cây mơ tam thể tươi 60g sắc với rượu, trong uống ngoài xoa bóp.
- Viêm da thần kinh, chàm, ngứa toàn thân: Ngọn hoặc cành lá non lượng thích hợp giã nát xoa xát vào chỗ tổn thương, ngày vài lần, mỗi lần 5-10 phút.
- Zona (giời leo): Dây lá mơ tam thể lượng thích hợp, giã nát xoa xát, đắp lên chỗ bị bệnh, ngày vài lần.
- Cam tích trẻ em (suy dinh dưỡng): Dùng rễ hoặc dây, lá mơ leo 30g tươi hoặc 15g khô hầm với dạ dày lợn 1 cái hoặc 2 cái (hoặc với mề gà) chia nhiều lần ăn trong ngày.
- Dùng thay cây lá mơ tam thể để làm thuốc chữa bệnh khi cần thiết: Không nên làm rau thơm gia vị thay mơ tam thể vì cảm quan không đẹp, mùi không thơm như lá mơ tam thể.
- Chữa lị trực trùng Shiga :Lá mơ tam thể 30-50g, trứng gà 1 quả. Lá mơ lau sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà, bọc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt lên chảo mà rán cho thơm. Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày. Thời gian điều trị trug bình 7 ngày.
Trên đây là một số công dụng và cách chữa bệnh từ lá mơ , hi vọng giúp bạn đọc áp dụng hiệu quả trong cuộc sống thường ngày.
Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe !