Đau thần kinh tọa có thể từ nhẹ đến dữ dội và gây ảnh hưởng lớn đến vận động. Thực hiện một số bài tập có tác dụng kéo giãn vùng lưng, hông vừa giúp người bệnh cải thiện vận động vừa giúp giảm đau do bệnh lý này gây ra.
Bài viết sau đây BS CKII Trần Thị Thu Huyền và Đông y Tuệ Y Đường sẽ chia sẻ cho bạn 4 động tác giãn cơ giảm đau hiệu quả trong bệnh Đau dây thần kinh tọa.
1. Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa hay còn có tên gọi khác là đau dây thần kinh hông to. Đây là một trong số các bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh. Bệnh được biểu hiện với những cơn đau nhức âm ỉ tại khu vực thắt lưng. Dần dần, các cơn đau có xu hướng lan rộng xuống các chi dưới và gây cản trở tới quá trình di chuyển và sự vận động của con người.
Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa là do các đĩa đệm, gai xương, cột sống hoặc các khối u bất thường chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Trong đó, điển hình nhất là do căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Dựa theo các số liệu thống kê cho biết có đến 70 – 90% người bệnh thoát vị đĩa đệm bị đau dây thần kinh hông to.
>>> Có thể bạn quan tâm: 9 đông tác dành cho người viêm khớp ngón chân cái.
Đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó nam giới ở độ tuổi từ 30 đến 60 chiếm tỷ lệ cao hơn.
Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc đi lại. Ngoài ra, các chi dưới còn mất đi cảm giác và rất dễ bị tê liệt. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Triệu chứng đau thần kinh tọa
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các biểu hiện bệnh lý sẽ có sự khác nhau giữa các đối tượng. Nhìn chung, đau dây thần kinh tọa điển hình bởi một số triệu chứng sau đây:
– Các cơn đau sẽ xuất hiện tại khu vực của thắt lưng, tăng khi làm công việc nặng, hắt hơi, thay đổi tư thế đột ngột
– Các cơn đau lan dọc theo hướng đi của hệ thống dây thần kinh tọa, gây đau cho hông, đùi, cẳng chân, có thể kéo dài xuống tận bàn chân
– Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh sẽ bị đau rát, tê nóng và có cảm giác như có kiến bò.
– Cong vẹo, biến dạng cột sống, gây mất thẩm mỹ
– Các cơn đau có tính chất cơ học, tần suất đau sẽ tăng lên khi thực hiện các động tác xoay người và giảm nhẹ đi khi người bệnh nghỉ ngơi nhiều.
– Các cơn đau nhức xương khớp sẽ có xu hướng tăng lên khi thời tiết chuyển lạnh và hay xuất hiện vào ban đêm. Ở một số trường hợp khác, người bệnh sẽ bị đau nhức liên tục kể cả khi nghỉ ngơi.
– Bên cạnh đó, một số người bệnh còn gặp phải biểu hiện: nhiệt độ da giảm, tuyến mồ hôi bị rối loạn, đánh mất phản xạ dựng lông.
3. Đau thần kinh tọa là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các cơn đau thần kinh tọa. Dưới đây là những yếu tố thường gặp nhất:
Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các cơn đau thần kinh hông to. Bệnh này đặc trưng bởi tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị lồi, trượt hoặc thoát ra khỏi bao xơ rồi chèn ép lên các tổ chức xung quanh như lỗ đốt sống, tủy sống, hệ thống dây chằng và rễ thần kinh.
Dị tật bẩm sinh ở cột sống
Trường hợp này tương đối hiếm nhưng không phải không thể xảy ra, nó cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, nhất là khi dị tật cột sống được giải phẫu.
Các bệnh lý liên quan tới cột sống khác
Cơn đau thần kinh tọa có thể là hệ quả của một số bệnh lý cột sống như:
– Bệnh loãng xương do mật độ xương suy giảm khiến cột sống bị sụt lún, chèn vào dây thần kinh hông to và các mô mềm xung quanh.
– Thoái hóa cột sống thắt lưng gây suy yếu khoang đĩa đệm, khớp liên mấu, mô mềm… làm thay đổi cấu trúc bình thường của cột sống và hệ quả là sự chèn ép rễ thần kinh.
– Viêm cột sống: Gây ra do tình trạng cột sống bị nhiễm trùng bởi trực khuẩn lao hoặc cũng có thể do da bị nhiễm trùng, phổi nhiễm trùng gây tụ cầu, tiết niệu…
– Viêm cột sống dính khớp: Bệnh biểu hiện bởi tình trạng tê cứng các khớp vùng cột sống của thắt lưng, sự sinh liền đốt sống và sự vôi hóa dây chằng làm cho không gian giữa các đốt sống bị thu hẹp lại, chèn ép vào rễ thần kinh gây nên những cơn đau cho người bệnh.
Do chấn thương
Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông… tác động trực tiếp lên hệ xương cột sống, xương chậu và ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.
>>> Có thể bạn quan tâm: 3 thói quen giúp xương bạn chắc khỏe.
Các yếu tố nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa
Bên cạnh đó, đau dây thần kinh tọa cũng có thể bị tác động bởi một số yếu tố dưới đây:
– Sự lão hóa xương khớp tự nhiên do tuổi tác.
– Thừa cân, béo phì.
– Người thường xuyên làm việc nặng nhọc.
– Người ít/lười vận động.
– Người mắc bệnh tiểu đường.
– Yếu tố di truyền.
4. Các bài tập giãn cơ giảm đau thần kinh tọa hiệu quả
BÀI TẬP TƯ THẾ CON RẮN
Nằm sấp và chống khuỷu tay với lòng bàn tay hướng xuống sàn. Giữ cổ của bạn ở vị trí trung lập (không uốn cong) và duỗi thẳng từ từ bằng cách áp lực xuống qua bàn tay của bạn. Bạn sẽ cảm thấy căng nhẹ ở cơ bụng khi bạn duỗi lưng – đừng đi quá đau. Giữ nguyên tư thế trong 5-10 giây. Lặp lại hơn 6-10 lần lặp lại.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phòng tránh đau nhức xương khớp ngày giao mùa.
BÀI TẬP TƯ THÊ GẬP GỐI
Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, lưng thẳng, hai chân gấp ở tư thế 90 độ, hai tay song song thân mình. Sau đó gập gối trái vào sát thân mình, hai tay đặt trên gối, nâng cổ và vai, ép sát cằm vào gối và giữ khoảng 15 giây. Trở về tư thế ban đầu, thực hiện tương tự với gối bên phải
BÀI TẬP TƯ THẾ GẤP CHÂN LÊN TƯỜNG
Ngồi tựa lưng phải vào tường, đầu gối cong và bàn chân thu vào trong, hướng về hông. Đung đưa hai chân lên tường khi bạn xoay người nằm ngửa. Đặt hông của bạn vào tường hoặc hơi ra xa tùy theo sự thoải mái của bạn. Đặt cánh tay của bạn ở bất kỳ vị trí thoải mái nào. Giữ vị trí này trong hai mươi phút.
>>> Có thể bạn quan tâm: 2 bài thuốc kết hợp trị liệu chữa đau lưng do thận suy
BÀI TẬP CÂY CẦU
Với tư thế này, người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt xuôi cạnh hông và đùi. Tỳ 2 tay và vai vào sàn, giữ cân bằng, co 2 chân vào sát mông, mở rộng bằng vai. Từ từ hít sâu, nâng phần hông và bụng lên cao hết mức có thể; sau đó thở ra, đan 2 tay lại với nhau. Giữ yên tư thế này trong 45 giây đến 1 phút, sau đó từ từ nằm xuống và trở về vị trí ban đầu.
Một trong những phương pháp được áp dụng khi điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa là châm cứu. Với phương pháp này, những kim châm chuyên dụng sẽ được châm vào các vị trí huyệt nằm trên đường đi của dây thần kinh tọa nhằm mục đích giúp người bệnh lưu thông khí huyết, dễ chịu hơn và hạn chế được những cơn đau. Thông thường một đợt điều trị có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Thời gian châm cứu trong mỗi liệu trình là khoảng 30 phút.
Châm cứu đau thần kinh tọa có những tác dụng cụ thể như sau:
+ Giúp lưu thông khí huyết khiến người bệnh giảm đau và dễ chịu hơn.
+ Tránh được những tác dụng phụ do không phải dùng thuốc giảm đau.
+ Châm cứu có thể là một phương pháp dùng để bổ trợ, kết hợp với những phương pháp vật lý trị liệu khác.
Khi châm cứu thì việc quan trọng nhất là xác định được vị trí của huyệt. Các huyệt châm cứu đau thần kinh tọa thường tập trung ở những vị trí mà dây thần kinh tọa chạy qua (từ vùng thắt lưng đến các ngón chân), bao gồm: Huyệt thận du, huyệt đại trường du, huyệt thừa phủ, huyệt ủy trung, huyệt thừa sơn,…
Tại Đông y Tuệ Y Đường, BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ:
- Mỗi bệnh nhân đau thần kinh tọa đều được bác sĩ thăm khám tổng quan để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Bác sĩ lên phác đồ châm cứu đau thần kinh tọa cho từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kết hợp thêm với các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả như bấm huyệt, xoa bóp.
- Trước khi trị liệu, bệnh nhân sẽ được uống trà để thư giãn cơ thể, đả thông kinh mạch, đồng thời xoa bóp để làm giãn cơ. Đồng thời, bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ tiến hành sát trùng dụng cụ châm cứu để đảm bảo an toàn.
- Xác định vị trí huyệt đạo cần tác động một cách chính xác tuyệt đối theo phác đồ. Sau đó tiến hành đưa kim vào da đúng kỹ thuật.
- Theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong thời gian châm cứu để kịp thời xử lý những tình huống xấu có thể gặp phải.
Không gian phòng khám khang trang, sạch đẹp, đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm dày dặn, tận tình, chu đáo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả cao… là lí do Tuệ Y Đường là một điểm đến không thể bỏ qua đối với người bệnh đau thần kinh tọa nói riêng và các bệnh cơ xương khớp nói chung.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp nói chung và đau thần kinh tọa nói riêng, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555
đã tập và rất hiệu quả
Cảm ơn bác sĩ, e đang tập theo các bài tập trên bài viết và cảm thấy có hiệu quả
Mình đã điều trị ở đây được 2 buổi và thấy tiến triển đanng rất tốt. Hy vọng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn
Cô mình đã chữa thoát vị ở đây và hiệu quả rất tốt. Cô đã bảo mẹ mình cx đến đấy chữa do mẹ mình cũng đau như vậy.
Tôi đang điều trị bệnh lý viêm khớp gối và tràn dịch khớp gối 2 bên, điều trị có hiệu quả, cải thiện nên tôi đang điều trị thêm thoát vị đĩa đệm.
Mình đã điều trị được 4 buổi rồi, giờ cũng đỡ được đến 80-90%, bs khuyên đi đủ liệu trình cho dứt điểm hẳn đây.
Các bài tập vừa hiệu quả vừa dễ làm.
Đã đến phòng khám điều trị đau mỏi cổ vai gáy, kết quả sau buổi đầu tiên rất tốt nên đã tôi đã đăng ký liệu trình 10 buổi để điều trị thường xuyên hơn
Xoa bóp bấm huyệt có chữa dứt điểm đau cổ vai gáy được không vậy bác sĩ
Các bác sĩ ở phong khám thăm khám và tư vấn rất tận tình chu đáo, sẽ giởi thiệu nhiều người hơn để đến phòng khám điều trị
Bệnh tôi khá nặng chưa thấy ổn hẳn nhưng đã dễ chịu dần thì cũng yên tâm hơn
Quy trình trị liệu của phòng khám rất hay, đến trải nghiệm 1 lần mà thành khách quen, tuần nào cũng phải qua ít nhất 1 lần.