Tàn nhang là một tổn thương ngoài da, biểu hiện là các dát tăng sắc tố thường là màu nâu hoặc vàng nâu. Những đốm tàn nhang sẽ càng rõ hơn khi có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những đốm tàn nhanh này có thể xuất hiện theo nhóm, phần lớn ở má, mũi, cánh tay và vai trên.
Tàn nhang là một tổn thương ngoài da thường gặp
Dấu hiệu, triệu chứng của tàn nhang
- Tàn nhang là những dát màu nâu, kích thước từ 1-5mm, có thể đứng riêng lẻ hoặc liên kết với nhau thành những tổn thương lớn hơn.
- Chúng thường xuất hiện ở vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như mũi, má, vai, phần lưng trên. Ở những bệnh nhân u xơ thần kinh, tàn nhang còn xuất hiện ở những vùng không tiếp xúc với ánh nắng như nách, bẹn..
- Tổn thương thường trở nên rõ ràng hơn sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tàn nhang cũng có thể xuất hiện một cách đột ngột sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và được gọi là tàn nhang do bỏng nắng.
- Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung để được giải đáp nhé.
Nguyên nhân
- Yếu tố gen và tác động của ánh sáng mặt trời là nguyên nhân gây ra tàn nhang. Gen qui định lượng melanin – những hắc tố sản sinh ra bởi tế bào biểu bì. Trong phần lớn các trường hợp, số lượng mô tế bào biểu bì tạo hắc tố có màu giống với màu da bình thường. Ở những điểm có tàn nhang, sự sản sinh hắc tố nhiều hơn những vùng da còn lại.
- Cháy nắng có thể làm cho tàn nhang càng trở nên tồi tệ hơn. Nắng mặt trời thúc đẩy những tế bào sản sinh hắc tố sản xuất nhiều hắc tố hơn như một phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Tàn nhang là những dát màu nâu, kích thước từ 1-5mm
Yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị tàn nhang, ví dụ như:
- Yếu tố di truyền: tàn nhang được qui định bởi gen, nên nếu cha mẹ của bạn có tàn nhang, thì có nghĩa là bạn cũng có thể bị tàn nhang giống như vậy.
- Những người có da và mắt sáng màu, đặc biệt là trẻ em;
- Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng phương pháp điều trị hormone.
Điều trị
Tàn nhang có thể không cần điều trị trừ khi ảnh hưởng tới thẩm mỹ hoặc bệnh nhân muốn điều trị. Khi đó có thể sử dụng các phương pháp điều trị sau:
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên và đúng cách là phương pháp giúp hạn chế sự xuất hiện của tổn thương mới.
- Thuốc bôi thường sử dụng nhất là Tretinon nồng độ 0,05-0,1 % bôi ngày 1 lần vào buổi tối.
- Tiến trình thẩm mỹ: hiện có rất nhiều các phương pháp điều trị giúp loại bỏ tàn nhang như phẫu thuật cryo, liệu pháp laser, liệu pháp ánh sáng IPL hoặc mặt nạ hóa học.
Phòng bệnh
Tàn nhang có thể hạn chế và kiểm soát diễn biến bệnh bằng cách:
- Sử dung kem chống nắng với chỉ số SPF phù hợp
- Mặc quần áo chống nắng như mũ rộng vành, áo dài tay, kính mát;
- Che dù hoặc đứng trong bóng râm;
- Hạn chế ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều;
- Những người bị tàn nhang do di truyền cần phải bảo vệ da ngay từ khi còn nhỏ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
- Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung để được giải đáp nhé.