GIANG MAI BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO ?

Giang mai là một trong những bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm nhất và để lại biến chứng vô cùng nặng nề. Tổn thương giang mai dễ nhầm lẫn với các loại tổn thương bệnh khác. Vậy biểu hiện, nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì? Đường lây và dấu hiệu nhận biết, cách điều trị như thế nào?

Cùng BS.CKII Trần Thu Huyềnphòng khám Tuệ Y Đường  tìm hiểu về căn bệnh này nhé !

Giang mai là gì?

Giang mai là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. 

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6 – 14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 450C, bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.

Hình dạng xoắn khuẩn giang mai
Hình dạng xoắn khuẩn giang mai

Bệnh lây nhiễm qua con đường nào ?

  • Lây nhiễm qua đường tình dục: Đây là con đường lây truyền chủ yếu của các căn bệnh xã hội, bao gồm cả bệnh giang mai. Khi quan hệ tình dục không an toàn hay không sử dụng bất kì biện pháp phòng tránh thì khả năng lây bệnh rất cao. 
  • Lây nhiễm do tiếp xúc thân mật hoặc dùng chung đồ: Khi giao tiếp gần gũi hay có những cử chỉ thân mật như ôm hôn với người mắc bệnh thì bạn vẫn có nguy cơ bị lây bệnh. Nếu bệnh nhân bị bệnh giang mai ở miệng thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Một số đồ dùng bạn nên thận trọng khi dùng chung với người khác có thể kể đến khăn, cốc, bàn chải đánh răng, quần áo lót,…
  • Lây nhiễm qua đường máu: Theo BS.CKII Trần Thu Huyền, giang mai lây truyền qua việc sử dụng chung bơm tiêm chích ma túy, hiến máu…
  • Lây từ mẹ sang con: Đây là nguyên nhân phổ biến của các trẻ sơ sinh khi vừa chào đời đã mang trong mình bệnh giang mai. Lý giải về sự lây truyền này, các bác sĩ cho rằng nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ mắc bệnh thì sẽ lây nhiễm cho con thông qua cuống rốn. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. Nghiêm trọng hơn, căn bệnh này gây ra những tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, sức đề kháng của trẻ hoặc hơn thế nữa là gây sảy thai.

NÊN HAY KHÔNG TÌNH DỤC TRONG NGÀY “ĐÈN ĐỎ”

Tính cảm nhiễm và miễn dịch

Xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh ở người. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị bệnh như nhau nếu quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Đáp ứng miễn dịch trong bệnh rất yếu do đặc tính kháng nguyên của T. pallidum. Người bị bệnh, điều trị khỏi rồi vẫn bị lại nếu quan hệ tình dục không an toàn.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh sản phụ khoa xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0789503555  để được hỗ trợ !

Biểu hiện giang mai qua từng giai đoạn

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh xảy ra trong 3 thời kỳ:

1.Giang mai sớm

  • Giang mai thời kỳ I: Thông thường, giai đoạn chính của bệnh bắt đầu trong khoảng 3 – 4 tuần (khoảng 9 – 90 ngày) sau khi nhiễm vi khuẩn. Đặc trưng của thời kì này là săng (Chancre) với các biểu hiệu: 

– Là một vết trợt nông,  hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”).
– Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, dương vật… Ngoài ra, săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi,…
– Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là “hạch chúa”.

Vết thương sẽ tự lành trong khoảng 3 – 10 tuần dù điều trị hay không. Người bệnh có thể không để ý thấy xuất hiện săng hoặc thấy săng tự mất. Nếu không được chẩn đoán và điệu trị trong thời kỳ này, sau 4 – 8 tuần từ khi xuất hiện tổn thương ban đầu, bệnh sẽ tiến triển sang giang mai thời kỳ II.

Giang mai giai đoạn I
Giang mai giai đoạn I
  • Giang mai thời kì II: Giang mai thời kỳ này thường dễ bị nhầm lẫn với một bệnh lý khác như dị ứng thuốc, vảy nến. Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

– Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.
– Sẩn giang mai với nhiều hình thái đa dạng: sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có viền vảy xung quanh. Sẩn dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoạt tử…
– Sẩn phì đại: hay gặp ở hậu môn , sinh dục.
– Viêm hạch lan tỏa.
– Rụng tóc kiểu “rừng thưa”.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh sản phụ khoa xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0789503555  để được hỗ trợ !

Triệu chứng ở thời kỳ II có thể tự mất đi dù không điều trị gì. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giang mai tiềm ẩn. 

  • Giang mai tiềm ẩn: Hay còn được gọi là giang mai kín, không có dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng. Vì thế chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm huyết thanh. Được chia làm 2 loại: Chia làm hai giai đoạn: tiềm ẩn sớm (ít hơn hai năm) và tiềm ẩn trễ (hơn hai năm). Nếu không điều trị, tất cả bệnh nhân sẽ không có triệu chứng từ 12 – 24 tháng sau khi nhiễm đầu tiên.

2. Giang mai muộn

  • Giang mai thời kì III: Xuất hiện thường từ nhiều tháng, nhiều năm sau khi có săng trong một phần ba trường hợp nếu không điều trị. Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

– “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương.
– Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch).
– Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).

 Ở giai đoạn này, người bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng, không còn ở da, niêm mạc.

Giang mai giai đoạn III
Giang mai giai đoạn III

Giang mai dễ nhầm lẫn với các bệnh nào ?

Săng giang mai thời kỳ thứ nhất cần phân biệt với một số bệnh sau đây: Herpes sinh dục, ghẻ, hạ cam, hội chứng Behcet.

Giang mai thời kì II phân biệt với: Dị ứng thuốc, phát ban do virus, vảy nến…

Giang mai thời kỳ II phân biệt với: Ung thư hạch, nấm sâu, gôm lao.

TOP 10 CĂN BỆNH TÌNH DỤC BẠN NÊN BIẾT

Xét nghiệm chẩn đoán 

Theo BS.CKII Trần Thu Huyền, ngoài triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần đi làm các cận lâm sàng sau để chẩn đoán xác định bệnh:

  • Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai: lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kính hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh. 
  • Phản ứng huyết thanh: Lấy máu, chiết lấy huyết thanh để thực hiện các phản ứng:

– Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Gồm các phản ứng: kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahn Citochol…).
– Các phản ứng dùng kháng nguyên cardiolipin: RPR, VDRL.
– Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA – Abs), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA hay MHA – TP)…
Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên.

Biến chứng 

Một số biến chứng nguy hiểm như: 

  • Xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
  • Bệnh giang mai tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt đến các cơ quan nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh.
  • Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan.
  • Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh sản phụ khoa xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0789503555  để được hỗ trợ !

Các biện pháp phòng chống

1. Dự phòng

Tuyên truyền, giáo dục y tế: Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung một vợ, một chồng.
– Giáo dục hành vi tình dục an toàn, tình dục có bảo vệ (sử dụng bao cao su).
– Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị.
– Vệ sinh phòng bệnh: Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong thời kỳ có thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các phụ nữ có thai.

Hình ảnh BS CKII Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung thăm khám cho Bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS.CKII Trần Thu HuyềnBS Đoàn Dung thăm khám cho Bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

2. Điều trị

 Điều trị sớm, đủ liều, đúng thời gian qui định. Phác đồ điều trị cụ thể như sau:

  • Giang mai sớm trong năm đầu (giang mai thời kỳ thứ nhất và năm đầu của giang mai thời kỳ thứ hai, giang mai kín sớm):
    Benzathin Penixilin G 2,4 triệu đơn vị: Tiêm mông liều duy nhất, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị, hoặc:
    Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 10 ngày.
    Nếu dị ứng với Penixilin và bệnh nhân không có thai, thay thế bằng:
    Tetracyclin 500 mg: uống 4 lần / ngày, trong 15 ngày, hoặc:
    Erythromycin 500 mg: uống 4 lần / ngày, trong 15 ngày.
  • Giang mai muộn (giang mai đã tiến triển trên 1 năm, giang mai kín muộn)
    Benzathin Penixilin: Tiêm mông mỗi lần 2,4 triệu đơn vị, tổng liều: 4 lần (9,6 triệu đơn vị), mỗi lần cách nhau một tuần, hoặc:
    Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 3 – 4 tuần.
  • Điều trị cả bạn tình.

 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.503.555

 

 

 

 

Tin liên quan

2 thoughts on “GIANG MAI BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO ?

  1. Habana says:

    Cách đây vài ngày em có mọc 1 nốt đỏ tròn chỗ bẹn ấy, em chưa quan hệ, em có lên mạng tìm hiểu thì thấy hơi giống giang mai cũng hơi giống dị ứng, e lo trong quá trình sinh hoạt khum biết có tiếp xúc với ai bị bệnh xa hội gì khum. Bác sĩ giải đáp giúp em vớiiii

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào bạn! Giang mai thời kì đầu biểu hiện khá giống vs bệnh da thông thường do đó dễ nhầm lẫn. Bạn chụp hình ảnh tổn thương gửi qua zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *