1.Dược vị
- Ma hoàng 16g
- Thạch cao 32g
- Hạnh nhân 8g
- Quế chi 8g
- Chích thảo 8g
- Sinh khương 8g
- Đại táo 4 quả
2.Cách dùng
- Ma hoàng nấu trước với 1.5 lít nước còn 600ml, vớt bỏ bọt, cho sáu vị kia vào sắc còn 200ml, lọc bỏ bã, uống nóng cho ra ít mồ hôi.
- Nếu mồ hôi ra nhiều thì lấy “ôn phấn” xoa vào.
- Uống một lần mồ hôi ra rồi thì không uống nữa, mồ hôi ra nhiều thì dương khí mất, trở thành hư mà sinh ra các chứng phiền táo, sợ gió, không ngủ được.
3.Tác dụng:
- Phát hãn, giải biểu, thanh nhiệt, trừ phiền.
- Trị các chứng ngoại cảm phong hàn biểu thức kiếm lý nhiệt chứng thường thấy sốt sợ lạnh đầu nặng, cơ thể đau, không ra mồ hôi, khó chịu, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch Phù Khẩn có lực.
4. Giải thích:
- Bài thuốc được tạo thành dựa vào bài “Ma hoàng thang, tăng lượng Ma hoàng và Cam thảo, có thêm Thạch cao, Gừng và Táo. Tăng lượng Ma hoàng để tăng tác dụng phát | hân và giải biểu; Thạch cao thanh nhiệt trừ phiền; tăng lượng. Cam thảo để điều hoà trung khí, thêm Khương, Táo để điều hoà Vinh Vệ.
- Chủ trị của bài này là biểu hàn bó ở ngoài, uất nhiệt không tuyển thông cho nên buồn phiền vật vã, tuy là hiện tượng nhiệt, nhưng có quan hệ mật thiết với chứng không đổ mồ hôi. Trong bài dùng Ma hoàng liều cao, phối hợp với Quế chi để phát hãn làm chủ yếu, thêm Thạch cao để thanh nhiệt trừ phiền làm phụ tá, làm cho mồ hôi ra một lần là nhiệt tà đều trừ hết.
- Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung để được giải đáp nhé.
5.Ứng dụng lâm sàng:
- Bài này được dùng chủ yếu đối với sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu và mạch Phù Khẩn có lực. Bài thuốc cũng có thể dùng trong các trường có đờm ẩm, ho suyễn do cảm ngoại tà gây nên, chân tay ch, sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu.
- Hiện nay Đại thanh long thang còn được dùng trị cảm, viêm Phế quản, viêm não dịch tễ, viêm não Nhật Bản, da bị ngứa (bì phu tao dưỡng).
Vị thuốc ma hoàng
6. Ghi chú :
Bài thuốc tác dụng phát hãn mạnh, dễ làm tổn thương âm dương, vì vậy, không dùng được với những người hư nhược.
7.Tham khảo:
> Kha Vận Bà nói: “Đây là chứng nặng của ‘Ma hoàng thang, vì vậy, dùng Ma hoàng thang gia vị để trị. Mọi chứng đều là chứng của “Ma hoàng thang chỉ có khác là suyễn và buồn phiền bứt rứt. Suyễn là hàn tà làm khí uất, thăng giảng không bình thường cho nên dùng nhiều Hạnh nhân có vậy vị đắng để tiết khí. Buồn phiền, vật vã là nhiệt làm tổn thương phần khí, thiếu tân dịch không thể sinh được mồ hôi cho nên đặc biệt thêm Thạch cao vị ngọt để sinh tân dịch, nhưng tính của nó chìm mà rất hàn, sợ rằng nóng ở trong hết ngày mà biểu tà không giải sẽ biến thành chứng hàn ở trung tiêu sinh ra tiêu chảy kèm nhiệt, cho nên tăng Ma hoàng để phát biểu, lại tăng Cam thảo để điều hoà trung tiêu, dùng thêm Khương, Táo để điều hoà Vinh Vệ. Ra được mồ hôi mà biểu lý đều giải, phong nhiệt đều trừ, đó là công hiệu thanh trong chống ngoài, cho nên giúp được chỗ bất cập của | hai bài “Ma hoàng thang và Quế chi thang. Bệnh thiếu âm cũng có chứng phát sốt sợ lạnh, không ra mồ hôi, buồn phiền, vật vã, giống như chứng của “Đại thanh long thang nhưng khác ở chỗ mạch không phù, đầu không Pau. Khi chữa, nên ôn bổ. Nếu mạch Phù, Nhược, tự ra mồ hôi là chứng Quế chị thang, nếu dùng ‘Ma hoàng thạch cao thang’ thì chân dương mất hết ngay. Vị khí không đến được tay chân, cho nên tay chân buốt lạnh, kinh ” Thái dương không lưu hành được khắp toàn thân cho nên gần thịt máy giật, điều này Trương Trọng Cảnh đã dặn rất kỹ. Trước hết phải xét chứng rồi dùng thì mới không sai, Phải biết rằng chứng ‘Ma hoàng thang là nhiệt hoàn toàn ở biểu, chứng tự đổ mồi hôi của Quế chi thang, chứng buồn phiền vật vã ủa Đại thanh long thang đều kiêm lý nhiệt. TRong bài thuôc trị biểu, Truơng Trọng Cảnh cho thêm thuốc hàn để thanh lý. Tự đổ mồ hôi là triệu chứng báo trước của buồn phiền, vật vã là triệu chứng của buồn phiền nên dùng vị thuốc hơi hàn, đắng để điều hòa. Mồ hôi không ra thì buồn phiền không tiết được, vì vậy đối với chứng vật vã, nên dùng vị thuốc đại hàn, cứng chắc để thanh đi. Thược dược với Thạch cao vốn dĩ là thuốc trị phần lý, nay mọi người thấy Trương Trọng Cảnh cho vào thuốc trị biểu thì còn nghi ngờ nên không dám dùng, đến nỗi nhiệt kết ở Dương thành các chứng phát ban, hoàng đản, cuồng loạn,
Trong kinh thái dương, Trương Trọng Cảnh dùng Thạch cao để thanh hoả ở Vị, là để phòng nhiệt kết ở Dương minh, thêm Khương, Táo để bồi bổ khí trung tiêu, để phòng bệnh tà chuyển vào Thải âm, thật là phép hay như vậy đó (Danh y phương luận).
- Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung để được giải đáp nhé.
Phương tễ học – Hoang Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn