HẬU PHÁC – VỊ THUỐC HÀNG ĐẦU CHỮA ĐẦY CHƯỚNG

Hậu phác là loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Hậu phác là loại cây gỗ to, vỏ màu tím là bộ phận chứa nhiều tinh dầu được dùng làm thuốc. Dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

hình ảnh cây Hậu phác - Vỏ là vị thuốc Hậu phác
Hình ảnh cây Hậu phác – Vỏ là vị thuốc Hậu phác

1.Tính vị – Quy kinh

  • Hậu phác vị đắng, cay, tính ôn.
  • Quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Đại tràng.

2. Công năng

  • Táo thấp tiêu đàm.
  • Hạ khí trừ mãn.
vị thuốc hậu phác
vị thuốc hậu phác

3. Chủ trị

  • Khổ giáng có thể tả thực mãn, tân ôn có thể tán thấp mãn (Vương Hiếu Cổ nói: “Biệt Lục” nói Hậu phác ôn trung ích khí, tiêu đàm hạ khí
  • Trị ợ hơi buồn nôn, ho suyễn tả lỵ, đau hoắc loạn thổ tả do lạnh
  • Ích là dùng cùng với Chỉ thực, Đại hoàng để tả thực mãn, cho nên gọi là tiêu đàm hạ khí vậy
  • Nói chung vị đắng tính ôn, dùng đắng để tả, dùng ôn để bổ vậy
  • Uông Ngang bình rằng: chứng đầy chướng đa phần khác nhau, phép thanh, bổ đắt quý ở chỗ thích hợp của nó. Khí hư thì nên bổ khí, huyết hư thì nên bổ huyết, thực tích thì nên tiêu đạo, ứ trệ thì nên hành đàm, hiệp nhiệt thì nên thanh nhiệt, thấp thịnh thì nên lợi thấp, hàn uất thì nên tán hàn, nộ uất thì nên hành khí, súc huyết thì nên tiêu ứ, không nên chuyên dùng thuốc hành tán.
  • Bình vị điều trung (phụ tá cho Thương truật trong Bình vị tán. Bình thấp thổ thái quá, trở về mức trung hoà), tiêu đàm hoá thực, hậu trường vị, hành kết thuỷ, phá súc huyết, sát tạng trùng

4. Phối ngũ

  • Dùng cùng với Quất bì, Thương truật thì trừ thấp mãn, cho nên gọi là ôn trung ích khí vậy. 
  • Dùng cùng với thuốc giải lợi thì trị thương hàn đầu thống.
  • Dùng cùng thuốc tả lợi thì hậu trường vị.
  • Dùng Đại hoàng, Chỉ thực tức bài Thừa khí thang.
  • Dùng cùng Quất bì, Thương truật tức bài Bình vị tán.

5. Chú ý

  • Uống nhầm thoát nguyên khí, phụ nữ có thai chớ dùng.
  • Vị thuốc cay đắng tân táo, dễ làm hao khí thương tân, do đó khí hư tân khuy hoặc phụ nữ có thai nên cẩn thận khi dùng.
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường

6. Bào chế & Thu hái

Là vỏ cây Phỉ, thịt dày, sắc tím nhuận là loại tốt. Cạo bỏ vỏ thô, tẩm nước gừng hoặc giấm sao dùng.

Can khương làm sứ, ố Trạch tả, Tiêu thạch.

Kỵ đậu, phạm vào sẽ làm động khí.

Dùng cho chứng thấp trệ thương trung, quản bĩ thổ tả, thực tích khí trệ, phúc trướng tiện bí, đàm ẩm khái suyễn.

Hậu phác dùng sống vị cay mãnh liệt, có tính kích thích đối với hầu họng, do đó khi uống trong thường không dùng sống.

Hậu phác chế gừng có thể tiêu trừ tính kích thích hầu họng, tăng cường tác dụng ôn trung hoà vị, táo thấp hoá đàm.

Lôi Công dạy rằng:

Phàm làm thuốc sử dụng, cốt yếu dùng loại màu tím, vị cay là tốt.

Hễ làm hoàn tán, liền bỏ vỏ thô, dùng bơ nướng qua. Mỗi một lần chế biến 1 cân Hậu phác, dùng 4 lượng bơ nướng, rồi xắt nhỏ để dùng.

Nếu dùng thang uống trong thì dùng nước cốt gừng 8 lượng sao còn 1 thăng là được.

6. Ứng dụng chữa bệnh

Trị bụng đầy mà mạch đi Sác:

Hậu phác nửa cân, Chỉ thực 5 trái, dùng 1 đấu 2 thăng nước, sắc còn 5 thăng, thêm vào 120g Đại hoàng, lại sắc còn 3 thăng, uống nóng 1 thăng, thấy bụng sôi là tốt. Nấu uống nước đầu mà không thấy sôi chuyển thì đừng uống tiếp (Hậu Phác Tam Vật Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

Trị trường vị thực nhiệt, khí trệ, trướng mãn, táo bón:

Hậu phác 12g, Chỉ xác 8g, Đại hoàng 12g. Sắc uống (Hậu Phác Tam Vật Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

Trị thổ tả, bụng đau:

Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán bột. Mỗi lần uống 8g vớí nước mới múc ở giếng lên (Thánh Huệ phương).

>>>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc Mộc hương

Trị đàm ủng, nôn khan, ngực đầy tức, ăn không xuống:

Hậu phác 40g, sao với Sinh khương, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm (Thánh Huệ phương).

Trị bụng đau, bụng trướng, bụng đầy:

Hậu phác nửa cân, Cam thảo, Đại hoàng, mỗi thứ 120g, Táo 10 trái, Chỉ thực 5 trái, Quế 60g, Sinh khương 150g, sắc với 1 đấu nước còn 4 thăng, chia làm 3 lần, uống nóng trong ngày. Nếu có nôn mủa thì thêm Bán hạ (Thất Vật Hậu Phác Thang – Cục phương).

Hình ảnh Bsi Đoàn Dung cũng Bsi Thu Huyền thăm khám cho BN tại PK Tuệ Y Đường
Hình ảnh Bsi Đoàn Dung cũng Bsi Thu Huyền thăm khám cho BN tại PK Tuệ Y Đường

Trị kinh nguyệt không thông:

Hậu phác 120g, sao, xắt lát, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 2 lần, uống lúc đói. Không quá 3 thăng là có hiệu quả (Mai Sư phương).

Trị kiết lỵ đi ra toàn xác thức ăn, lâu ngày không bớt:

Hậu phác 120g, Hoàng liên 120g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, uống lúc đói (Mai Sư phương).

Đại bổ Tỳ Vị suy nhược, ôn trung, giáng khí, hóa đàm, kích thích tiêu hóa, trị nôn mửa, tiêu chảy:

Hậu phác bỏ vỏ, Sinh khương để luôn cả vỏ, xắt lát, sắc với 5 thăng nước cho cạn. Bỏ gừng đi, sấy khô Hậu phác, rồi lấy 160g Can khương, 80g Cam thảo, nước 5 thăng, sắc chung với Hậu phác cho cạn. Bỏ Cam thảo đi, sấy khô gừng và Hậu phác, tán bột. Dùng Táo nhục, Sinh khương đều sắc chín, bỏ gừng đi, lấy Táo quết nhuyễn, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm(Hậu Phác Tiễn Hoàn – Bách Nhất Tuyển phương).

Trị khí trướng, ngực đầy, ăn kém, lúc nóng lúc lạnh, bệnh lâu ngày không bớt:

Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước gạo lâu năm, ngày uống 3 lần (Đẩu Môn phương).

Trị bụng đầy, tiêu chảy:

Hậu phác, Can khương, 2 vị bằng nhau, tán bột. Trộn với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm (Bảo Thi phương).

Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, Vị hư kèm theo động kinh kéo đàm:

Hậu phác 40g, sắc với nước Bán hạ 7 lần, ngâm với nước cốt gừng nửa ngày, phơi khô. Mỗi lần lấy 4g ngâm với 3 thăng nước vo gạo một buổí, cho đến khi khô thì thôi, nếu chưa khô thì sao cho khô, bỏ Hậu phác đi, chỉ dùng Bán hạ mà thôi. Mỗi lần uống 2g hoặc 4g với nước sắc Bạc hà (Tử Phác Tán phương).

Trị đại trường khô táo:

Hậu phác sống (tán bột), ruột heo nấu nhừ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng (Thập Tiện Lương phương).

Trị Tâm Tỳ không điều hòa, đi tiểu ra chất đục:

Hậu phác sao vớii nước cốt gừng 40g, Bạch phục linh 4g, Rượu l chén, sắc uống nóng (Kinh Nghiệm phương).

Trị bụng đầy do thương thực:

Hậu phác, Trần bì, Chỉ xác, Mạch nha, Sơn tra, Thào qủa, Sa nhân. Sao khô uống với nước (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị tiêu chảy do thấp nhiệt:

Hậu phác, Quất bì, Hoàng liên, Cam thảo, Thương truật, Bạch truật, Cát căn. Sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Baikebaidu
  3. Lôi Công bào chích luận

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *