Chữa mề đay bằng lá khế là một biện pháp an toàn, hiệu quả. Theo Đông y, lá khế có tính lạnh và vị hơi chát có tác dụng lợi tiểu tiện, tán nhiệt độc. Chính vì vậy, loại dược liệu tự nhiên này thường được dân gian sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị mề đay và giảm ngứa.
Tác dụng của lá khế
Khế là loại cây thân gỗ thuộc họ chua me Oxalidaceae khá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân sinh sống tại các vùng nông thôn.
Bên cạnh mục đích trồng làm cây ăn quả và cây cảnh, khế còn được biết đến với tác dụng chữa bệnh. Và nổi bật là bài thuốc chữa mề đay bằng lá khế.
Theo các thầy thuốc Y học cổ truyền, bệnh mề đay khởi phát là do cảm thụ phong hàn hoặc phong nhiệt, uẩn tích tại bì phu khiến dinh vệ mất điều hòa. Hoặc do bẩm thụ cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc, hoặc do bệnh lâu ngày khí huyết hao tổn, huyết hư sinh phong, khí hư nên vệ khí không giữ được bên ngoài, phong tà xâm nhập sinh bệnh.
Trong khi đó, Theo các nghiên cứu Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt, giải độc, làm giảm mệt mỏi, chữa các chứng dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay rất tốt. Tuy không có tác dụng chấm dứt hoàn toàn triệu chứng mề đay, nhưng có thể nói đây là phương pháp khắc phục đơn giản được rất nhiều người ưa chuộng. Lá khế được sử dụng theo các công thức sau đây:
Công thức 1 :Tắm nước lá khế cải thiện triệu chứng mề đay
Tắm nước lá khế là một phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến cho trẻ em. Cách thực hiện đơn giản với các bước sau:
- Dùng 1 nắm lá khế (cả cành cũng được) đem ngâm với nước muối loãng và rửa sạch bụi.
- Vò nát lá khế, cho vào nồi nước để nấu cho sôi khoảng 3 – 5 phút.
- Đợi cho nước nguội thì lọc lấy phần nước, để riêng phần lá.
- Dùng nước lá khế để tắm mỗi ngày 1 lần, có thể tận dụng lá khế để massage vùng da bị mề đay.
Đây là mẹo của dân gian có thể áp dụng được cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi mà không lo gây ra tác dụng phụ. Khi có biểu hiện mề đay kéo dài hoặc có hiện tượng phù nề cổ họng, hô hấp kém thì phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách.
- Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung để được giải đáp nhé.
Công thức 2: Đắp lá khế
Một cách nữa để cải thiện triệu chứng mề đay khó chịu đó là dùng lá khế sao vàng và chườm lên vùng da nổi sẩn. Cách thực hiện như sau:
- Hái 1 nắm lá khế, đem đi rửa sạch bụi và để cho ráo nước.
- Dùng 1 nắm lá khế vừa tay cho vào chảo nóng và đảo đều tay.
- Khi lá khế nóng già và khô quắt lại thì cho ra tấm khăn sạch, để nguội bớt thì hãy chườm lên da.
- Sau khi lá khế nguội hẳn, dùng bột lá khế rang đắp lên những vùng da nổi mẩn.
Khi dùng phương pháp đắp lá khế điều trị bệnh mề đay, người bệnh cần lưu ý sau khi sao lá khế, không nên đặt ngay lá khế lên vùng da để tránh bị bỏng. Bên cạnh đó cần ma sát lá khế lên vùng da một cách nhẹ nhàng để tránh gây trầy xướt dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.
Công thức 3: Xông lá khế
Ở cách này, các bạn cũng cần chuẩn bị nguyên liệu lá khế như các cách ở trên. Tuy nhiên, khi đun sôi lá khế, thay vì dùng nước để tắm thì chúng ta có thể dùng để xông trước.
- Dùng 1 nắm lá khế, rửa sạch, cho vào nồi nước sạch để nấu sôi.
- Nấu thêm 3 – 5 phút thì nhắc xuống và kê nồi nước ở nơi an toàn.
- Lấy ghế ngồi cạnh nồi nước lá khế vừa đun xong, sau đó trùm chăn phủ kín người và nồi nước.
- Cho đến khi nước nguội hoàn toàn thì có thể dùng để tắm.
Cách này có thể giúp cho hơi nước thẩm thấu vào da, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy. Kết hợp với việc vệ sinh sạch sẽ các tác nhân có nguy cơ kích ứng, hi vọng triệu chứng mề đay sẽ sớm được cải thiện.
Lưu ý khi chữa bệnh mề đay bằng lá khế
Và để cải thiện triệu chứng ngứa bằng lá khế, bệnh nhân nên lưu ý những điều dưới đây:
- Lá khế thường chứa nhiều sâu bọ và bụi bẩn. Đây có thể là tác nhân khiến bệnh khiến cơn ngứa tăng nhanh. Do đó, khi hái lá khế, người bệnh nên lựa những lá tươi, không úa vàng, đặc biệt không chứa côn trùng.
- Trước khi dùng nước lá khế tắm hoặc đắp, người bệnh nên thử trước ở một vùng da nhỏ. Cách làm này sẽ giúp tránh tình trạng da bị dị ứng với thành phần tinh chất có trong lá khế.
- Trong quá trình chữa bệnh mề đay bằng lá khế, bệnh nhân không nên áp dụng thêm bất kỳ biện pháp điều trị nào. Bởi việc sử dụng song song có thể gây phản ứng tương tác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bình phục bệnh.
- Đối với trường hợp điều trị mề đay ở trẻ em, không nên dùng lá khế chà xát lên da. Bởi da của các bé khá nhạy cảm, rất dễ bị trầy xước.
Sử dụng lá khế chữa bệnh mề đay được xem là biện pháp hỗ trợ trị liệu an toàn đối với sức khỏe và ít tốn kém chi phí . Chính vì vậy, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh!
- Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung để được giải đáp nhé.