Viêm da cơ địa là bệnh da liễu phổ biến, bệnh liên quan yếu tố miễn dịch. Tổn thương da do viêm da cơ địa biểu hiện đa dạng, phong phú. BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh Đông y Tuệ Y Đường cho biết: “bệnh viêm da cơ địa thể hiện một số dạng tổn thương như dát đỏ, mụn nước, tổ đỉa, chàm vi trùng, á sừng,…”
Việc nhận biết bệnh ở giai đoạn nào rất quan trọng, vì mỗi giai đoạn tổn thương, cần một phác đồ điều trị phù hợp nhất. Mời bạn đọc tham khảo một số cách nhận biết giai đoạn bệnh viêm da viêm cơ địa qua bài viết sau.
1. Viêm da cơ địa: Hình thái tổn thương da dạng chàm vi trùng.
Bệnh chàm có rất nhiều loại như chàm tiếp xúc, chàm khô, chàm da mỡ, chàm nước, chàm tổ đỉa. Ở mỗi loại lại có những triệu chứng, dấu hiệu và cách điều trị khác nhau vì thế cần quan sát kỹ tổn thương để tránh chẩn đoán sai tổn thương.
Biểu hiện cơ bản của bệnh chàm là ngứa và nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da. Bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn chính như sau:
1.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ da
- Bệnh bắt đầu trên da với các triệu chứng xuất hiện mảng đỏ, đám đỏ hơi nề, ranh giới không rõ ràng và rất ngứa.
- Sau đó trên bề mặt da sẽ xuất hiện những hạt sẩn nhỏ có màu hơi trắng, lấm tấm như hạt kê sau đó tạo thành mụn nước.
1.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước
- Các mụn nước xuất hiện trên nền da đỏ ngày càng nhiều, có kích thước nhỏ, có chiều hướng lan rộng ra thành những mảng chi chít, dày đặc.
- Các mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, rất nông, tự vỡ, có chứa dịch trong, có thể có nhiều đợt mụn nước đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: VIÊM DA CƠ ĐỊA TRẺ EM VÀ QUẢN LÍ BỆNH HIỆU QUẢ
1.3 Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước, lên da non
- Giai đoạn này các mụn nước có thể vỡ do bệnh nhân gãi, vỡ tự nhiên, lỗ chỗ nhiều vết trợt, rất dễ bị bội nhiễm.
- Sau đó các tổn thương giảm viêm, giảm chảy dịch, xung huyết, các vết trợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm màu hơn.
1.4 Giai đoạn 4: Giai đoạn bong vảy da, Liken hóa, hằn cổ trâu
Eczema tiến triển lâu ngày da càng ngày càng sẫm mầu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt như trong bệnh lichen, quá trình này gọi là lichen hoá.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÀM BỘI NHIỄM
2. Viêm da cơ địa: Hình thái tổn thương da dạng tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa đặc trưng là tình trạng xuất hiện mụn nước li ti chìm khảm vào da khó vỡ, kèm cảm giác đau ngứa, khó chịu. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu và hình ảnh bệnh tổ đỉa chi tiết dưới đây:
- Lớp da non vừa tái tạo tự rạn nứt, càng ngày càng sẫm màu, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.
- Khi Liken hóa và hình thành hằn cổ trâu, các lớp da dày lên hình thành các hằn nổi rõ có sẩn dẹt ở giữa nếp hằn. ngứa dai dẳng không dứt.
- Xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ, kích thước khoảng 3mm hoặc nhỏ hơn nằm rải rác khắp bàn tay, bàn chân, bên trong các kẽ ngón tay, ngón chân.
- Các nốt mụn nước nằm ẩn sâu dưới da, hơi gồ lên so với bề mặt da, khó vỡ. Dần dần các nốt mụn nước nhỏ sẽ tụ lại với nhau tạo thành đốm mụn nước lớn.
- Ban đầu mụn nước sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu ở tay, chân. Tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc xà phòng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp tổ đỉa không gây ngứa ngáy nhiều, nhưng khiến người bệnh khó chịu và bất tiện vì mụn nước nổi dày đặc.
- Khi mụn nước lớn hơn có thể tự vỡ, hoặc vỡ do người bệnh gãi nhiều. Sau khi mụn vỡ sẽ giải phóng dịch nước. Dịch nước bám vào da, khiến vùng da xung quanh đó trở nên khô và nứt và bong tróc.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: TỔ ĐỈA | Những Phương Pháp Điều Trị Bệnh Tổ Đỉa An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
3. Viêm da cơ địa: hình thái tổn thương da dạng Á sừng
Khi bị bệnh á sừng quá trình hình thành tế bào da bị dở dang do đó cấu tạo của lớp da trở nên khô ráp, dày sừng kèm theo sưng tấy và đỏ. Ngoài ra, da yếu ớt, tạo sừng nên dễ bong tróc, nứt nẻ tạo nên các đường rãnh nông hoặc sâu đặc trưng trên da.
Xuất hiện tổn thương trên da, chảy máu, đau rát
- Da bong tróc, yếu ớt khiến nó rất dễ bị tổn thương. Các vết nứt quá sâu có thể gây chảy máu kèm cảm giác nhức nhối, đau rát.
- Người bệnh sẽ có cảm giác da ở vùng bị bệnh á sừng trở nên căng hơn, các vết nứt rát hơn.
Ngứa ngáy
Kèm cảm giác nhức, rát là ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh bứt rứt và có thể liên tục muốn gãi ngứa càng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương xuất hiện trên da.
Mất vân tay, vân chân
- Liên tục bong từng lớp từng lớp sẽ khiến da mỏng đi, hệ lụy tất yếu là nhiều người bệnh mất cả vân tay, vân chân.
- Các dấu hiệu của bệnh á sừng có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào yếu tố mùa hay tần suất tiếp xúc với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Á SỪNG TẠI TUỆ Y ĐƯỜNG
4. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính và có khả năng tái phát nhiều lần. Bệnh gây ngứa ngáy, sưng đau và nóng rát, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, giấc ngủ, hoạt động làm việc, học tập và sinh hoạt.
Tuy nhiên bệnh lý này có thể được kiểm soát nếu tích cực điều trị và thiết lập chế độ chăm sóc khoa học. Ngược lại nếu không can thiệp điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng nề và gây ra các biến chứng như sau:
- Viêm da thần kinh: Viêm da thần kinh là biến chứng thường gặp của viêm da cơ địa. Biến chứng này xảy ra do thói quen gãi cào lên vùng da bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng dày sừng, thâm nhiễm và gây ngứa ngáy.
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: Ngoài ra, thói quen gãi cào lên da, vệ sinh da kém, lạm dụng thuốc bôi corticoid,… có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bội nhiễm da. Bội nhiễm da không chỉ gây triệu chứng tại chỗ mà còn làm phát sinh một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau nhức, sưng hạch bạch huyết,…
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Viêm da cơ địa xảy ra do thể tạng nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Do đó nếu không điều trị và kiểm soát, bệnh có thể bùng phát mạnh, tiến triển dai dẳng, kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt cỏ khô, hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.555 – 0789.503.555 để được hỗ trợ!
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555
Em bi viet da co dia 3-nam roi lam the nao chua khoi va lay thuoc o dau ha noi em di roi sai gon em di roi em thay bat luc roi ai biet bao em lay thuoc cam on nhiêu
Mình cx bị, bạn hỏi được chưa thì chia sẻ cho mình biết với nhé, cảm ơn bạn
Co ai biết chua viem da co dia mach em lay thuoc em cam on nhiêu
em 19 tuổi em mới bị đc 1 tuần,em muốn chữa khỏi làm thế nào
Tôi muốn được tư vấn về viên da cơ địa ở người lớn, mẹ tôi bị nặng, toàn phải đi tiêm và nằm ngoài Viện, mong các bác sỹ tư vấn giúp em, em cảm ơn. Sdt của em là: 0916679*** Em Linh
SĐT Mẹ Em là: 098 3196*** Cô Phúc, Các bác sỹ có thể gọi trực tiếp cho mẹ em ạ, em cảm ơn, nếu ko gọi dc cho mẹ em, thì bác sỹ cứ alo em nhé
TÔI 49 tuổi đã bị viêm da cơ địa nhiều năm nay nhưng không thấy đỡ , càng ngày cang mọc nhiều mụn liti và rất ngứa, ở đây các bác sĩ điều trị như thế nào ạ?
Phòng khám điều trị những khoa gì thế ạ?
Không biết phòng khám này điều trị nhiều người bị viêm da cơ địa chưa nhỉ, chẳng biết hiệu quả như thế nào?
Bệnh này nghe bảo ko chữa khỏi được hoàn toàn phải ko ạ?
E bị viêm da cơ địa 1 năm nay rồi, 2 lòng bàn tay cứ khô, bong tróc miết, ko thấy ngứa ạ. Trước đợt dịch covid e có sử dụng cồn rửa tay 1 thời gian dài nên chắc bị ảnh hưởng. E có tìm hiểu trên mạng rồi ra hiệu tthuốc mua thuốc về bôi mà ko thấy khỏi, bác sĩ tư vấn e nên điều trị bệnh này thế nào ạ?
E bị viêm da cơ địa. Nhưng dạo gần đây ngứa ko kiểm soát được. Ngứa nhiều về đêm. Rất khó chịu.
E đã dùng dưỡng ẩm ziaja mocznik 10%. Và Lifedovate nhưng vẫn rất ngứa, ko thấy đỡ
Nó lan xuống kẽ tay, cả cổ tay nữa.
Có cách nào điều trị hiệu quả hơn ko ạ?
Gãi chỗ bị nó ra nước. Bị sưng lên nữa
Mong bsi giúp đỡ ạ
Con nhà em bị viêm da cơ địa di truyền từ bố, bị cả da đầu và chân, em có dùng nhiều loại thuốc nhưng k đỡ mấy , em muốn chữa cho con, bác sĩ tư vấn giúp em ạ
BS ơi cho em hỏi, 2 bàn tay, cả chân của em cứ mùa đông thời tiết hanh khô là lại bị khô da, nứt nẻ, lúc đầu đầu ngón tay và chân mọc rất nhiều mụn nước ngứa ngáy lắm, sau đó thì vỡ ra, khô lại rồi bong tróc từng mảng. Ra hiệu thuốc mua mấy tuýp thuốc bôi về bôi mà chả thấy đỡ gì cả, cho em hỏi như vậy là mình bị viêm da cơ địa hay sao ạ và bệnh này có thể chữa được không, xin bác sỹ phản hồi.
Bệnh này chắc khó chữa khỏi lắm nhỉ vì do cơ địa mà, thế này thì phải chung sống cả đời phải không bác sỹ?
Mấy cái bệnh này bảo tự khỏi sao mà khỏi được, nhiều thuốc dùng mãi còn chẳng khỏi được. Không biết có bài thuốc gì an toàn cho trẻ nhỏ không ạ.
Em thấy mọi người bảo dùng lá trầu không để tắm hàng ngày là chữa được bệnh này, nhà em đang có cả 1 vườn không biết có thật không để em làm ạ?
Bệnh viêm da cơ địa bên PK có chữa khoiir hoàn toàn không ạ
bé nhà mình còn nhỏ mà đi khám được bác sĩ chẩn đoán là viêm da cơ địa, dùng thuốc tây khá lâu nhưng vẫn chuwaa ổn, bên phòng khám là dùng thuốc j để điều trj vậy ạ
Các mụn nước mẩn đỏ, nhỏ li ti trên cùng trán, cằm kèm theo ngứa nhiều có phaiir bị viieem da cơ địa không ạ
các bệnh lý về da khi sử dụng thuốc có tác dụng phụ j đến bên trong cơ thể không ạ
Khi bị các bệnh lý về da thì cần kiêng những đồ ăn gì vậy ạ