Bệnh lang ben là gì? Lang ben có nguy hiểm hay không? Lang ben có dễ lây không? ?… Để giải đáp tất cả các thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng Bác sĩ CK II Trần Thị Thu Huyền – trưởng Phòng khám Tuệ Y Đường, tìm hiểu về bệnh lang ben, cách phòng tránh bệnh lang ben và giải pháp điều trị bệnh lang ben ở dưới bài đọc này nhé.
1. Lang ben là gì?
Theo Bác sĩ CK II Trần Thị Thu Huyền: ‘Lang ben là một bệnh do vi nấm malassezia gây bệnh ngoài da. Đây là bệnh thường xuyên gặp tại Việt Nam. Việc chẩn đoán & điều trị bệnh lang ben tương đối dễ dàng nhưng vấn đề khó giải quyết nhất là tình trạng bệnh hay tái phát’.
Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.555 – 0789.503.555 để được hỗ trợ!
2. Dấu hiệu nhận biết lang ben
Một số dấu hiệu để nhận biết bệnh lang ben, bao gồm:
- Người bệnh thường cảm thấy ngứa nhẹ ở bề mặt da bị tổn thương.
- Tổn thương da: vùng da lang ben sẽ biến đổi thành màu trắng hay đen, hoặc màu nâu.
- Ranh giới vùng da tổn thương rõ với vùng da lành.
- Lang ben có thể gây bệnh bất kì vùng nào trên cơ thể, nhưng thường gây bệnh ở nửa người trên thân mình, lang ben cũng có thể lan xuống dưới thân mình, lan bẹn, lan vùng mông, hoặc lan lên cổ, lan lên mặt,…
Nguyên nhân gây lang ben
- Đổ nhiều mồ hôi, ở những người lao động chân tay hoặc mắc chứng tăng tiết mồ hôi, người có da nhờn.
- Người sống ở khu vực có khí hậu ấm và ẩm, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, do đó là điều thuận lợi để nấm gây bệnh trên da.
- Suy dinh dưỡng.
- Dùng kem dưỡng quá dày hoặc mặc quần áo quá chật khiến da bí bách.
- Lang ben có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em, thiếu niên và thanh niên.
- Suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS, ung thư điều trị hóa chất, trẻ em sau cúm, sởi…)
- Thay đổi nội tiết tố (dậy thì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai..)
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:LANG BEN CÓ LÂY HAY KHÔNG?
3. Lang ben có nguy hiểm không?
Lang ben là bệnh da liễu lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, gây mất thẩm mỹ da.
4. Lang ben có lây không?
- Lang ben có lây từ người bệnh sang người lành.
- Người lành có thể bị lang ben khi sử dụng chung quần áo, đồ dùng cá nhân, chăn mền,… của người bệnh.
- Người lành lây bệnh từ động vật nuôi, thú cưng,…
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:CHĂM SÓC VÀ VỆ SINH HẮC LÀO – LANG BEN – NẤM DA ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
5. Lang ben có điều trị khỏi hẳn không?
- Lang ben là bệnh nấm ngoài da có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện, thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Tuy nhiên tỷ lệ tái phát bệnh lang ben rất cao, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc, điều trị đúng phác đồ.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:Có thể chữa bệnh lang ben bằng chuối xanh?
6. Điều trị lang ben tại phòng khám Tuệ Y đường.
Lang ben là một trong những bệnh được điều trị phổ biến tại Phòng khám Tuệ Y Đường. Với nhiều năm công tác trong nghành Y học cổ truyền, theo Bác sĩ CK II Trần Thị Thu Huyền : “Bệnh lang ben bản chất là tình trạng nhiễm nấm da, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đền thẩm mỹ”.
Đặc biệt bệnh có tỷ lệ tái phát cao, bệnh nhân khi điều trị cần kiên trì dùng thuốc, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, điều trị phác đồ hợp lý & chuẩn y khoa. Điều trị đông y là một trong những phương pháp điều trị bệnh lang ben đem lại hiệu quả cao, phòng ngừa bệnh tái phát”.
Bệnh nhân nữ 30 tuổi, sống tại Hà Nội, nghề nghiệp: nhân viên văn phòng.
Thời kì đầu của bệnh, da bệnh nhân xuất hiện dát dỏ vùng đùi bên phải, sau dần lan sang đùi trái. Xuất hiện thêm tổn thương ở 2 bên cánh tay, tổn thương lan dần lên bắp tay, lan xuống thân mình, sau đó dát đỏ chuyển màu nâu. Vùng da tổn thương ngứa nhẹ.
Bệnh nhân đến khám tại Phòng khám Tuệ Y Đường khi tổn thương đã lan khắp 2 bên đùi, 2 bên tay, thân mình, dát nâu sẫm, hơi gồ trên bề mặt da. Thi thoảng ngứa nhẹ vùng da tổn thương, ngứa tăng lên sau hoạt động vận động mạnh.
Bệnh nhân đi khám và bôi thuốc nhiều lần nhưng bệnh đỡ chút lại tiến triển nặng hơn.
Bệnh nhân được chẩn đoán là lang ben ( nấm da). Điều trị đông y bằng thuốc ngâm, bôi ngoài da đặc trị.
Sau khi điều trị bệnh lang ben theo phác đồ của Bác sĩ CK II Trần Thị Thu Huyền – trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Tuệ Y Đường, tổn thương da gần như hồi phục hoàn toàn. Dát nâu dần biến mất, da lành hồi phục dần. Bệnh nhân giảm ngứa rõ rệt. Cải thiện thẩm mỹ da, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt làm việc như bình thường. Phòng ngữa bệnh lang ben lan rộng và tái phát.
Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.555 – 0789.503.555 để được hỗ trợ!
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ BS.CKII Trần Thị Thu Huyền
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555
lang ben bẩm sinh thì chữa khỏi k ạ
Hiện tại là mấy tuổi rồi ạ? bệnh này rất hay nhầm lẫn với bạch biến , bạn có thể gửi tổn thương qua zalo 0789.502.555 để bác sĩ kiểm tra cho bạn!
Bệnh này bao lâu thì khỏi vậy ak
Em xin sđt của PK với ạ
Bạn liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hotline 0789.502.555 bạn nhé!
Bác sĩ ơi PK có làm việc thứ 7, cn không ạ
Bệnh này là bệnh gì?
Bệnh lang ben nha bạn
Trước em đã điều trị cả Đông y rồi mà không đỡ
Mỗi bác sĩ đều có những phác đồ khác nhau. bạn có thể gửi hình ảnh tổn thương qua zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn nhé!
Mình cũng thế, điều trị tây y cứ 1 đợt là bị tái phát mà còn nặng hơn, chán thật
bố em bị lang ben nhiều năm rồi, hiện tại rất ngứa vào khó chịu, lan hết ra người, phòng khám điều trị như thế nào để em dẫn bố em đi khám
Nấm da có bị lây không ạ.Làm gì để phòng chống ạ?
Nấm da có lây nhé bạn. bạn không nên dùng chung đồ dùng với người khác, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa thoáng mát, không dùng khăn rửa mặt mà nên rửa sạch tay xong rửa mặt bạn nhé!
Có cần phải kiêng đồ ăn gì không bác sĩ?
Bạn nên kiêng các đồ ăn cay nóng. đồ thịt gà và các đồ hải sản vì sẽ kích thích gây ngứa hơn nhé bạn!