Viêm da cơ địa là bệnh là bệnh thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng viêm da mạn tính, cảm giác ngứa ngáy và bệnh dễ tái phát. Thường gặp ở trẻ em, 95% ổn định sau 2 tuổi, 5% chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phòng khám Tuệ Y Đường và BS CKII Trần Thị Thu Huyền gửi đến bạn đọc tham khảo một vài cách phòng tránh bệnh viêm da cơ địa, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa.
Bác sĩ CK II Trần Thị Thu Huyền cho biết: ‘tùy vào mỗi lứa tuổi khác nhau mà bệnh viêm da cơ địa thể hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau’.
1.1 Viêm da cơ địa tuổi nhũ nhi và sơ sinh
Thống kê từ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đa số các trường hợp mắc bệnh khởi phát ở trẻ từ 0 – 1 tuổi, chiếm khoảng 60% bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa. Bệnh viêm da cơ địa khởi phát chủ yếu ở giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi, cũng có thể phát hiện bệnh sớm khi trẻ sau sinh 3 tuần với những biểu hiện sau:
- Viêm da cơ địa tuổi nhũ nhi và sơ sinh thường gây tổn thương ở má, quanh miệng và trán.
- Tổn thương da dạng vết ban da đỏ có hình móng ngựa ở má, quanh miệng, trán, thân mình, cổ hoặc vùng bẹn.
- Trên bề dát đỏ có nhiều mụn nước nhỏ, dễ vỡ mọc khu trú hoặc lan tỏa.
- Sau đó mụn nước vỡ, gây chảy dịch và trợt loét da.
- Da đóng vảy tiết, khô và có thể phát sinh nhiễm khuẩn thứ phát.
- Viêm da cơ địa ở giai đoạn này thường đi kèm với bệnh tiêu chảy và viêm tai giữa.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG THUỐC NAM
1.2 Viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em.
Viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em xảy ra ở trẻ từ 2 – 12 tuổi. Trong giai đoạn này, bệnh thường đi kèm với tình trạng đục thủy tinh thể và viêm kết mạc dị ứng.
Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em:
- Tổn thương da khô ráp, nứt nẻ và gây ngứa ngáy.
- Vị trí bệnh thường xuất hiện ở vùng tỳ đè như: nếp gấp khoeo mặt sau đầu gối, đầu gối gặp ở trẻ hay bò, khuỷu tay, mu bàn tay,…
- Có xuất hiện mảng lichen hóa dạng đĩa.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:VIÊM DA CƠ ĐỊA TRẺ EM CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
1.3 Viêm da cơ địa thời kỳ trưởng thành.
Viêm da cơ địa thời kỳ trưởng thành có thể đi kèm với chứng sốt cỏ khô và bệnh hen suyễn. Hình thái tổn thương của bệnh có sự khác biệt rõ rệt ở giai đoạn cấp và mãn tính.
Triệu chứng của viêm da cơ địa ở người trưởng thành trong giai đoạn cấp tính, bao gồm:
- Da xuất hiện ban đỏ bằng phẳng và không có giới hạn với những vùng da xung quanh.
- Bề mặt da xuất hiện mụn nước li ti (mụn nước nhỏ, nông).
- Sau đó mụn nước vỡ, gây chảy dịch, phù nề da và xuất hiện vảy tiết.
- Thương tổn da gây ngứa, nóng rát và sưng đau.
- Xuất hiện bội nhiễm da nếu gãi cào lên vùng da thương tổn. Bội nhiễm đặc trưng bởi tổn thương da có vết trợt loét, mụn mủ, sưng nóng và đau nhức.
Triệu chứng của viêm da cơ địa ở người trưởng thành trong giai đoạn mạn tính, bao gồm:
- Tổn thương da có dấu hiệu lichen hóa (da thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ và có ranh giới rõ ràng với những vùng da lân cận).
- Thường gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội.
- Triệu chứng của viêm da cơ địa ở người trưởng thành thường xuyên hiện ở các vùng da tỳ đè và các nếp gấp như mu bàn tay, khuỷu tay, mặt trước khuỷu tay, đầu gối,…
Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.555 – 0789.503.555 để được hỗ trợ!
2. Phòng bệnh viêm da cơ địa
Bác sĩ Đoàn Dung và Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thu Huyền cho biết để phòng ngừa việc mắc bệnh hoặc tái mắc bệnh viêm da cơ địa một cách tối ưu, chúng ta cần tránh hoặc giảm tiếp xúc tối đa với các yếu tố gây bệnh sau.
2.1 Yếu tố môi trường:
Môi trường sống xung quanh chúng ta đang mỗi ngày ảnh hưởng trực tiếp đến quá trinh hình thành bệnh lý con người:
- Môi trường sống ô nhiễm do tác động từ các chất thải dạng khí và lỏng từ xe cộ và nhà máy là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Ở những khu vực có môi trường sống ô nhiễm hơn sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn các khu vực khác.
- Thời tiết hanh khô cũng là một yếu tố khiến làn da mất đi độ ẩm cần thiết, trở thành môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm ký sinh,… phát triển của bệnh.
Một số giải pháp dành cho bạn đọc như sau:
- Cần lựa chọn khu dân cư thoáng mát, yên tĩnh, môi trường, không khí trong lành, lọc không khí trong nhà ở, phòng ở. Mở cửa sổ, cửa phòng để không khí lưu chuyển thường xuyên. Mở rộng khung cửa sổ, cửa nhà thường xuyên đón ánh sáng tự nhiên.
- Thời tiết giao mùa sang mùa thu, mùa đông, độ ẩm giảm, không khí hanh khô, cần sử dụng kem dưỡng ẩm để bảo vệ là da. Tắm nước ấm, tránh tắm nước quá nóng hoặc tắm nước lạnh.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:Chăm sóc bệnh viêm da cơ địa mùa thu đông
2.2 Hàng rào bảo vệ da:
Làn da chúng ta là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể con người khỏi các yếu tố bên ngoài:
- Da đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh. Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài
- Da điều hòa sự mất nước cơ thể, cân bằng môi trường bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài.
- Da đóng vai trò cách nhiệt, giữ nhiệt cơ thể, điều hòa nhiệt độ.
- Da nhận diện cảm giác, tránh các vật nhọt yếu tố bên ngoài làm tổn thương cơ thể chúng ta.
- Bất kì một nguyên nhân khách quan hay chủ quan khiến da bị tổn thương, sẽ để lại hậu quả sau:
- Vệ sinh cá nhân chưa tốt, không rửa tay thường xuyên bằng các sản phẩm tẩy rửa, diệt khuẩn,… thường xuyên tiếp xúc với môi trường không đảm bảo dễ bị mắc bệnh hơn.
- Chế độ ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cần thiết,… khiến hệ miễn dịch suy yếu và thể trạng kém, không đủ sức bảo vệ và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Những người có làn da không khỏe mạnh da khô, thiếu độ ẩm, hoặc da nhạy cảm,… là điều kiện thuận lợi cho bệnh này phát triển. Người bệnh có thể trạng yếu, tuổi cao, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, bị suy yếu hệ miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý khác khiến sức đề kháng trở nên kém hơn người bình thường. Những trường hợp mắc phải các bệnh lý da như viêm nang lông, chốc lở,… và các tổn thương da như các vết thương, trầy xước da,… nếu da không được chăm sóc, điều trị đúng trong một thời gian dài, sẽ xuất hiện nhiễm khuẩn nặng hơn, cũng có khả năng là nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa.
Để bảo vệ làn da bạn đọc tốt hơn, Bác sĩ gợi ý bạn đọc một số giải pháp khắc phục nguyên nhân trên như sau:
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,… Vệ sinh cơ thể thường xuyên bằng xà phòng phù hợp lý.
- Ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Bổ xung thực phẩm giàu dinh dưỡng, đầy đủ vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Thay quần áo thường xuyên, giặt quần áo & chăn màn ga gối thường xuyên.
- Đối với người già, trẻ nhỏ, người suy giảm hệ miễn dịch cần hạn chế tiếp xúc nguồn lây bệnh, cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để tăng cường thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Sử dụng sản phẩm cấp ẩm cho da khô, da bong vảy, bong chốc, nứt nẻ.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:Viêm da cơ địa – Cách sinh hoạt và chế độ ăn tại nhà
2.3 Căng thẳng, stress
- Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng về việc căng thẳng stress gây khởi phát bệnh viêm da cơ địa, nhưng thực tế trên lâm sàng có một số bệnh nhân khởi phát bệnh viêm da cơ địa hoặc tái nhiễm bệnh hoặc tiến triển bệnh viêm da cơ địa nặng hơn sau một yếu tố tâm lý gây căng thẳng, lo lắng, stress, những rối loạn tâm lý khác.
- Do đó bạn đọc nên duy trì thói quen sinh hoat điều độ.
- Cân bằng công việc và nghỉ ngơi thư giãn, tránh căng thẳng stress kéo dài.
Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.555 – 0789.503.555 để được hỗ trợ!
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555
cho e hỏi e bị viêm da cơ địa ở tay và khô da, bị bong da ko ngứa ngón tay hơi bị đỏ khi tiếp xúc với nc tay e thường có biểu hiện trắng nhỡn ra , e bị ntn đã hơn 10 năm nay rồi nhưng mới đi khám và dùng thuốc nhưng ko có mấy tác dụng vậy bác sĩ cho e hỏi bệnh e ntn có nguy hiểm và làm thế nào có thể chữa được ko ạ
Em muon hoi e thuong xuyen bi bong da o long ban tay trai cu rhinh thoang lai bong thi duoc goi la benh gi vay mong bac sy giup e voi a e com on nhieu?
bạn mua gót sen bôi đỡ đó mình cũng bị như bạn monhf toàn bôi gót sen bôi hôm bôi hôm không hi…nhưng mà mềm da k bi đau bạn à
e bị nổi những nốt ở tay.mỗi nốt lại có một cái nhân trắng.nhưng k bị ngứa hay j.cho em hỏi đí là bệnh j ạ
Em bị viêm da cơ địa đã nhièu năm, hay bị bong da tay chân và đã dùng rất nhiều loại thuốc của da liễu nhưng k ăn thua. Hiện tại em bị nặng hơn, bong da nhiều và mẩn ngứa, đau và rát. ngón tay em mất hết vân tay và bong da nhiều dẫ đến da mỏng và đau. em phải làm như nào ạ?
Chao bac sy e bi benh bong da ban tay va o ngón chan ko bit co pai viem da co di ko ba lau lau e moi bi nhu lột da vay e pai lm the nao cho het a moi khi tiếp xúc ai do e dat ngai ko dam bắt tay…chi bo tay tuy quan de ng ta ko bit thoi mog bac sy cho e bjt a
Thuốc mua ở đâu và giá bao nhiêu vậy ạ
Phòng khám chữa viêm da cơ địa như thế nào ạ?
Bệnh này có cần phải kiêng gì không bác sĩ?
Mình cũng đang điều trị ở phòng khám,tiến triển khá tốt, thấy bác sĩ dặn là phải kiêng tắm , hóa chất , xà phòng kiêng ăn đồ ăn thịt gà đó bạn.
Con em ngã xong xung quanh vết thương có nổi mấy nốt mụn, ko biết có bị sao ko vậy bác sĩ?
Có phải bác sĩ Huyền chuyên trị bệnh viêm da cơ địa này không vậy, cho tôi xin thông tin và lịch làm việc bác sĩ với để tôi đưa cháu tôi qua đó khám xem sao, chứ cháu nhà tôi khám chữa các viện lớn nhỏ mà có khỏi được đâu?
bị bệnh này tôi khuyên mọi người nên điều trị bằng đông y hiệu quả lâu dài mà không có tác dụng phụ, ko thì hái lá ổi, lá khế chua mà tắm đi, vừa lành tính lại không tốn tiền chứ dùng thuốc tây y làm gì hại người lắm. Thấy hàng xóm nhà tôi hay tắm cho trẻ nhỏ đỡ phết đấy
Khi bị ong đốt thì phải làm sao để xử lý cho nhanh hết sưng ạ