LÁ LỐT VÀ 5 MẸO CHỮA THOÁI HÓA KHỚP GỐI .

Lá Lốt chữa thoái hóa khớp gối bằng  là một phương pháp rất lành tính và hiệu quả. Lá lốt có tác dụng hoạt huyết, chống viêm, do vậy mà rất tốt khi dùng để giảm đau và hỗ trợ làm lành các tổn thương tại khớp gối. hãy cùng Tuệ Y Đường theo dõi ngay bài viết sau đây để biết thêm về các mẹo dân gian này.

Hình 1: Hình ảnh lá lốt
Hình 1: Hình ảnh lá lốt

Chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt có hiệu quả không?

Lá lốt là loài cây rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Cây thuộc họ hồ tiêu, rất dễ trồng và thường mọc ở những vị trí ẩm ướt.

Theo  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền  lá   là vị dược liệu có vị cay nồng, tính ấm, quy kinh gan, mật, tỳ, vị. Mọi bộ phận của cây đều có thể được sử dụng với những công dụng như:

  • Tán hàn (giải hàn, giải cảm).
  • Hạ khí (Đưa khí đi xuống, tăng cường lưu thông khí huyết).
  • Ôn trung (ấm bụng, kích thích tiêu hoá).
  • Chỉ thống (Giảm đau nhức, tê mỏi).
  • Yêu cước thống (Giảm đau mỏi lưng gối).

Theo y học hiện đại, thuốc có chứa nhiều hoạt chất chống viêm như các flavonoid, alkaloid và piperine. Do vậy, dùng dược liệu này để chữa đau nhức xương khớp, đặc biệt là thoái hoá khớp gối rất hiệu quả.

Có thể dùng vị thuốc lá lốt riêng lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác như cỏ xước, ngải cứu;… dùng đắp, sắc nước, ngâm rượu hoặc dùng ngâm chân, xông hơi sẽ giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh thoái hoá khớp gối gây ra.

Tổng hợp các mẹo chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt tại nhà

Chữa thoái hóa khớp gối bằng cây tươi hoặc khô  sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, chống viêm và hỗ trợ tái tạo các mô sụn bị tổn thương do thoái hóa khớp xương. Các bài thuốc có thể thực hiện ngay tại nhà theo những cách sau đây.

1. Chườm, đắp lá lốt

Chườm, đắp lá khi còn ấm vào khớp gối bị đau đã được nhiều người áp dụng. Hơi nóng sẽ giúp làm giãn nở các lỗ chân lông để dưỡng chất từ lá lốt và các vị dược liệu khác có thể dễ dàng được hấp thụ.

Bài số 1: Lá lốt và muối trắng

Hình 2: hình ảnh lá lốt, muối, dùng đắp điều trị thoái hóa
Hình 2: hình ảnh lá lốt, muối, dùng đắp điều trị thoái hóa

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g lá tươi và một chút muối trắng.
  • Lá lốt tươi rửa sạch, vẩy ráo nước rồi giã nát và cho vào chảo sao vàng cùng muối trắng. Cho hỗn hợp vào túi chườm rồi đắp lên khớp gối bị thoái hoá vào mỗi buổi tối khoảng 30 phút.

Bài số 2: Lá lốt kết hợp cùng ngải cứu và dấm gạo

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g lá lốt, ngải cứu đồng lượng và một ít dấm gạo.
  • Đem lá lốt, ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi giã nát, thêm giấm và chưng nóng. Cho hỗn hợp vào túi chườm và đắp vào vị trí đau.

Bài số 3: Lá lốt kết hợp cùng chó đẻ và ngải cứu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g đồng lượng các vị dược liệu , cây chó đẻ và ngải cứu.
  • Đem tất cả các vị trên đi rửa sạch với nước, để ráo sau đó giã nhuyễn chung với nhau. Sau đó cho vào chảo sao vàng rồi đổ vào bên trong túi chườm để chườm xung quanh phần khớp gối đau nhức.

2.  Lá lốt ngâm rượu

Rượu  cũng là bài thuốc dân gian hiệu quả giúp căn bệnh này nhanh chóng được đẩy lùi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g gồm cả lá, thân, rễ của lá lốt; 1 lít rượu trắng 35 – 40 độ.
  • Các bộ phận của cây lá lốt cát thành từng khúc, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất.
  • Cho toàn bộ các nguyên liệu đã sơ chế vào bình thủy tinh khô sạch, sau đó đổ rượu trắng vào, kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát trong vòng 1 tháng.
  • Sau 30 ngày, mỗi lần dùng lấy một ít rượu thoa lên vùng gối rồi massage nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt

Các bài thuốc uống chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt sẽ giúp các thành phần dược tính có thể đi sâu vào cơ thể và mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên người bệnh phải kiên trì thực hiện thì mới thấy được tác dụng rõ rệt.

Bài thuốc 1: Nước sắc lá lốt và sữa bò

Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 100g lá lốt  và khoảng 250ml sữa bò.
    • Lá lốt rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút sát khuẩn. Sau đó đem xay nhuyễn và dùng rây lọc lấy phần nước cốt, bỏ phần bã.
    • Nước cốt lá lốt cho vào 250ml sữa bò rồi khuấy đều, rồi bắc lên bếp đun sôi trong khoảng 10 phút là có thể dùng được ngay.
    • Nên chia thành 2 phần và uống vào sáng tối khi còn nóng, nếu sữa nguội có thể đun nóng lại trước khi dùng.

Bài thuốc 2: Nước sắc lá lốt, dền gai, ngưu tất nam và bạch liêm

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g lá , 50g bạch liêm, 30g dền gai và đồng lượng ngưu tất nam.
  • Đem các vị dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch, để ráo.
  • Đầu tiên cho ngưu tất nam và bạch liêm vào nồi cùng với 2 lít nước và đun sôi. Tiếp đến khi nước sôi bùng thì cho nốt dền gai và lá lốt vào đun tiếp trong vòng 5 phút thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã và sử dụng để uống thay cho nước lọc hàng ngày đến khi nhận thấy bệnh chuyển biến tốt.

Bài thuốc 3: Nước sắc lá lốt, chó đẻ, ngưu tất nam, lông cu li, cà vạnh, rễ si và rễ quýt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đồng lượng các vị dược liệu sau: 20g lá lốt, ngưu tất nam, lông cu li và chó đẻ hoa vàng; 16g rễ si, cà vạnh và rễ quýt rừng.
  • Tất cả các vị dược liệu trên đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Rồi cho các nguyên liệu đã sơ chế vào ấm, đổ nước đến mặt dược liệu rồi sắc đến khi còn 2 bát thuốc đặc thì đem sử dụng. Nên uống thuốc sắc mỗi ngày 1 thang cho tới khi tình trạng được cải thiện.

4. Ngâm chân bằng lá lốt

Hình 3: Ngâm chân lá lốt
Hình 3: Ngâm chân lá lốt

Thực hiện ngâm chân với lá vào buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn để các dưỡng chất và oxy được vận chuyển nhiều hơn đến ổ khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng thư giãn, giúp bệnh nhân dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Cách thực hiện:

      • Chuẩn bị một nắm lá lốt bao gồm cả lá, thân, rễ.
      • Đem dược liệu đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để sát khuẩn rồi cho vào nồi đun trong 15 phút cùng 2 lít nước.
      • Khi nước lá lốt nguội bớt thì đổ ra chậu rồi tiến hành ngâm chân.

5. Xông hơi bằng lá lốt

Ngoài ra, người bệnh có thể xông hơi bằng lá lốt để giảm đau và trị cảm lạnh, viêm xoang do hàn thấp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các vị dược liệu sau: đồng lượng 40g lá lốt, trinh nữ, thổ hoắc hương; đồng lượng 30g ngải cứu, khôi nhung, chó đẻ, tía tô; 20g lá kim cước não và 15g liễu quế.
  • Rửa sạch, để ráo tất cả nguyên liệu trên rồi cho vào nồi nấu với 3 lít nước trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó lấy một cái khăn trùm kín người rồi bắt đầu xông hơi trong khoảng 15 phút cho đến khi cơ thể toát hết mồ hôi.

Một số lưu ý cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt có độ an toàn khá cao và khắc phục được những nhược điểm của việc dùng thuốc Tây y. Bên cạnh đó, chi phí của phương pháp này khá thấp và phù hợp cho nhiều đối tượng.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Dược liệu này có tính ấm nên không dùng cho các trường hợp bị nhiệt như nhiệt miệng, nóng trong, táo bón, môi lưỡi khô, rêu lưỡi đỏ,… Ăn quá nhiều lá lốt sống sẽ ảnh hưởng dạ dày và ruột, ngoài ra còn có thể bị nôn mửa, choáng váng, người bệnh nên lưu ý
  • Không dùng lá lốt cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và người âm hư hỏa vượng.
  • Các thầy thuốc khuyến cáo không dùng quá 100g lá lốt mỗi ngày.
  • Chữa thoái hoá khớp gối bằng cách này chỉ nên áp dụng khi bệnh còn ở thể nhẹ và đây chỉ là một biện pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Lưu ý thăm khám để biết được các giai đoạn của thoái hóa khớp gối để chủ động hơn trong điều trị.

Trên đây là thông tin tổng hợp về các cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt hiệu quả có thể thực hiện được ngay tại nhà. Tuy nhiên dù là bài thuốc nào tốt đến đâu cũng không nên lạm dụng trong thời gian dài, nếu không sẽ làm mất cân bằng âm dương, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Tuệ Y Đường chúc quý vị thật nhiều sức khỏe.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *