Mề đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.
Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Thậm chí, người bệnh mày đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong. Theo các bác sĩ, mày đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần ở các bệnh nhân nhưng không thể lây từ người này sang người khác. Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng,… Bệnh mề đay có nguyên nhân phức tạp nên nếu tìm ra được nguyên nhân và loại trừ chúng thì sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh. Cách phòng ngừa bệnh như sau:
Mề đay gồm có 2 loại : cấp tính và mãn tính. Phân biệt bằng thời gian:
Nguyên nhân:
Thể này điều trị khá đơn giản: Các bạn chỉ cần ngừng tiếp xúc với các dị nguyên đó là sẽ hết, hoặc cần thiết uống các thuốc chống dị ứng là hết. Tuy nhiên 1 số trường hợp cấp tính phải cấp cứu: Phù hết niêm mac măt, môi sưng, mày đay ở thanh quản, gây khó thở, tím tái, cần đến ngay bệnh viện, không được tự xử lí tại nhà.
Bác sĩ thường cho các bạn làm các xét nghiêm như là : Chỉ số viêm gan A. B. C, công thức máu, bilirubin. Nhưng thường các chỉ số này đều bình thường. Các bạn cần làm thêm xét nghiệm kí sinh trùng, đây là một xét nghiệm cũng khá quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh này mà rất hay bị các bác sĩ bỏ qua. Giun đũa chó mèo, giun lươn, giun đầu gai, sán lá gan. Nếu như bạn đang có thói quen ăn uống đồ ăn sống như gỏi tôm cá, hàu sống, đồ tái hoặc là hoa quả không được làm sạch, thì nên tẩy giun định kì thường xuyên .
Trường hợp này Tây Y sẽ kết luận là mề đay không rõ nguyên nhân.
Nhưng Đông y lại khá rõ vẫn đề này, nguyên nhân bệnh ở đây là do rối loạn các chức năng tạng phủ trong cơ thể, trong cơ thể chúng ta có lục phủ và ngũ tạng, khi các tạng phủ điều hòa, thì cơ thể khỏe mạnh, trái lại khi 1 tạng hoặc 1 phủ có bệnh làm cho chính khí cơ thể suy yếu, ngoại tà dễ dàng xâm nhập sẽ dễ gây ra bệnh mề đay. Trường hợp này điều trị rất tốt bằng thuốc Đông Y. |
Vậy khi mắc bệnh mề đay chúng ta phải làm gì?
Đối với mề đay cấp tính:
Tuy nhiên những thuốc này chỉ có tác dụng trong 1 thời gian ngắn, hết thuốc sẽ tái phát trở lại, và dùng lâu dài sẽ có hiện tượng nhờn thuốc. Ví dụ: ban đầu uống thuốc đỡ được 12-24 tiếng, sau rồi sẽ giảm dần, còn 8 tiếng, 6 tiếng, 2 tiếng thậm chí uống sẽ không thấy giảm nữa. Về lâu về dài thì đây không phải là cách tối ưu, vì như các bạn biết, hầu hết tất cả các thuốc Tây y đều thải trừ qua gan và thận, nếu lạm dụng thuốc lâu ngày gây ảnh hưởng chức năng gan, gan thải độc kém đi làm cho tình trạng di ứng mề đay càng rõ ràng hơn
|
Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để đi khám bác sỹ ngay, trong những trường hợp đó chúng ta nên làm gì?
Mình xin chia sẻ 1 số cách các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm cơn ngứa như sau: 1. Dùng khăn nóng để điều trị mề đayDùng 1 chiếc khăn sạch áp vào chảo nóng trên bếp cho nóng lên, rồi áp miết dọc vùng da đang nổi mề đay, chú ý là miết dọc từ trên xuống dưới chứ không dc vuốt ngược. Theo kinh nghiệm dân gian giải thích, đây là cách giúp tiết nhiệt đôc từ trong cơ thể ra bên ngoài. hỗ trợ giảm mề đay hiệu quả. 2.Dùng muối hạt rang nóngNếu bạn dùng khăn nóng rồi mà vẫn không giảm thì chúng ta sử dụng 1 nắm muối hạt to, rang cho nóng lên. dùng khăn mềm bọc lại rồi xoa lên vùng da bị bệnh. Nhiều bạn hỏi bác sĩ là em dùng muối tinh hoặc bột canh thay thế được không- thì câu trả lời của mình là không, Vì trong Đông y giải thích muối tinh được phơi ngoài trời tư nhiên, đắc dương khí tức là hấp thu khí dương của mặt trời nhiều nhất, nên khi dùng thì mới có hiệu quả 3.Uống nước chanh ấm để điều trị mề đayBạn uống 1 cốc nước chanh ấm vào buổi sáng cũng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh mề đay. Bạn chú ý là nước chanh ấm vừa phải, không quá chua, không quá nóng để tránh tổn hại đến tỳ vị hay còn gọi là dạ dày. 4.Uống nước sắn dây hàng ngày. Sắn dây là 1 vị thuốc trong đông y, có tên gọi là Cát căn, vị ngọt tính bình có tác dụng phát tán phong nhiệt, giải biểu, tuyên độc thấu chẩn, dùng rất tốt trong trường hợp mề đay do phong nhiệt. Như thế nào là do phong nhiệt đó là trường hợp bạn thấy cứ trời nóng bức hoặc mặc nhiều quần áo, hoặc ăn đồ cay nóng thì mề đay nổi nhiều hơn. Còn trường hợp mề đay do phong hàn biểu hiện là nổi mề đay khi gặp gió, gặp lạnh thì không nên dùng, vì đang hàn mà uống sắn dây càng nổi thêm 5.Tắm lá điều trị mề đay tại nhàKhi nổi mề đay có thể sử dụng các loại lá, như là lá khế chua, lá đơn đỏ, lá kinh giới… đun lấy nước tắm hàng ngày. Một số bệnh nhân làm các cách như vậy là đã hiệu quả, tần suất nổi mề đay giảm hẳn, cũng có 1 bệnh nhân phản hồi thấy không bị nổi thêm nữa. Nếu các bạn chưa đi khám để uống thuốc để điều chỉnh âm dương, khí huyết, vinh vệ trong người lên thì có thể thử các cách này. |
Trên đây là 1 số phương pháp xử lí khi bạn mắc bệnh mề đay và những mẹo đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà.
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền Bác sĩ Đoàn Dung hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.
|
Bệnh này có cần kiêng gì ko ạ
Bạn kiêng không nên ăn các đồ ăn hải sản, các đồ cay nóng , đồ hải sản nhé bạn. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống đủ nước bạn nhé!
Địa chỉ của phong khám là ở đâu vậy ạ?
Địa chỉ phòng khám ở 166 Nguyễn xiển – thanh xuân – Hà Nội bạn nhé!
Làm thế nào để hết ngứa thê bác sĩ?
Phòng khám có sử dụng thuốc đặc trị giúp bạn hết tình trạng ngứa. Bạn có thể liên hệ số 0789.502.555 để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!
Sau sinh tôi thấy nổi lên những dát đỏ, sau khi hết thì mất đi không để lại dấu vết gì
Đây cũng là 1 trong những triệu chứng của mày đay . Bạn có thể chụp ảnh tổn thương và gửi vào số zalo này 0789.502.555 để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!
Bố em bị mề đay hay tiêm corticoid, không biết có hại gì cho sức khỏe không bác sĩ
Chào bạn, corticoid có rất nhiều tác dụng phụ như gây loãng xương, làm mỏng da, xuất huyết dưới da… bạn nên đưa bố đến thăm khám sớm để bác sĩ điều trị ổn định lâu dài cho bố nha, bạn cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ 0789.502.555 để được tư vấn bạn nhé