Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể . Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn thể mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.Bệnh diễn biến phức tạp gây hậu quả nặng nề do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong khi đó các loại thuốc mới đã cải thiện đáng kể các lựa chọn điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp là lựa chọn ưu việt bởi đặc điểm an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà gần như không có tác dụng phụ đi kèm. Dưới đây là thông tin tham khảo về 4 bài thuốc dân gian được các thầy thuốc khuyến khích sử dụng.Hãy cùng Tuệ Y Đường tham khảo.
Nguyên nhân bệnh Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công synovium – lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn đến viêm kết quả làm dày synovium, cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và từ đó có thể làm khởi phát bệnh.
Triệu chứng bệnh Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn ?
Viêm khớp dạng thấp bao gồm 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn I: viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.
- Giai đoạn II: ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn II này có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn này, thường không có dị dạng khớp,
- Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.
Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn sau khi cử động nhiều lần. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết.
Những triệu chứng khác bao gồm: bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao. Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng khớp
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu giống với các bệnh khác. Không có xét nghiệm máu hoặc phát hiện vật lý để xác nhận chẩn đoán. Triệu chứng lâm sàng nghèo nàn có thể thấy sưng khớp, biến dạng khớp ở giai đoạn muộn.
Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987, hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt Nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần.
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
- Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
- Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
- Viêm khớp đối xứng.
- Hạt dưới da.
- Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
- Dấu hiệu X quang điển hình : chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc chuyên khoa.
Ưu nhược điểm của các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp
Theo BS Trần Thu Huyền- Trưởng Khoa Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường Hiện nay, chưa có một phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp. Các phương pháp điều trị nói chung và bài thuốc dân gian nói riêng chỉ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh, dự phòng các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Các bài thuốc này cũng có những ưu nhược điểm nhất định:
Ưu điểm:
- Bài thuốc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng, thể trạng bệnh
- Nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí
- Không gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn
Nhược điểm:
- Cần sắc uống hàng ngày, không phù hợp với những người bận rộn
- Thuốc dùng uống trong ngày, không để được nhiều ngày
- Tác dụng thuốc chậm, cần kiên trì uống trong một thời gian dài mới đạt hiệu quả nhất định
Xét nghiệm máu
Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu tăng (ESR, hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP), có thể cho thấy sự hiện diện của quá trình viêm trong cơ thể. Các xét nghiệm máu thông thường khác tìm kiếm yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide citrullated chống cyclic
Xét nghiệm hình ảnh
Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để giúp theo dõi sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp trong khớp của bạn theo thời gian. MRI và xét nghiệm siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trong cơ thể bạn.
4 bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà
Thông tin chia sẻ về 4 bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp dưới đây được tổng hợp từ các y dược sĩ trong ngành, hy vọng sẽ giúp người bệnh lựa chọn được phương án điều trị phù hợp nhất.
1. Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ Cỏ xước
Cây Cỏ xước (Ngưu tất nam) là một loại cây mọc dại rất phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Nhưng đây cũng đồng thời là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Cỏ xước có vị đắng chua, tính mát, tác dụng lợi niệu, tiêu viêm. Khi sao chín, dược liệu sẽ có thêm tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận, chủ trị đau lưng, đau khớp gối, hàn thấp.
Một số bài thuốc từ vị thuốc này thường được thầy thuốc lựa chọn cho người bệnh viêm khớp dạng thấp:
Bài thuốc 1
Dược liệu:
- Cỏ xước 30g.
- Hy thiêm 30g.
- Khúc khắc (củ), Cỏ mực: 20g mỗi vị.
- Ngải cứu, Ké đầu ngựa: 12g mỗi vị.
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc sau khi chuẩn bị được cho đồng thời vào ấm sắc, thêm lượng nước vừa đủ (khoảng 2 lít nước).
- Sau đó đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa hoặc đun nhỏ lửa, giữ lửa đều khi sắc.
- Đun đến khi cạn còn khoảng hai bát thuốc thì dừng lại.
Cách sử dụng: Uống mỗi ngày một thang thuốc, chia ra nhiều lần để uống hết trong ngày, nên uống thuốc khi còn nóng. Dùng trong thời gian khoảng 1 tháng sẽ thấy tiến triển.
Bài thuốc 2
Dược liệu:
- Cỏ xước (rễ), Hy thiêm thảo, Cỏ mực: mỗi vị 16g.
- Khúc khắc (củ) 20g.
- Ngải cứu, Thương nhĩ tử: mỗi vị 2g .
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên lần lượt đem đi sao vàng.
- Sao vàng xong, cho đồng thời vào ấm sắc, thêm nước vừa đủ (thường cho nước đầy đến 80% ấm nước).
- Sau đó đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa hoặc đun nhỏ lửa, giữ lửa đều khi sắc. Sắc đến khi còn khoảng 2 bát thuốc thì chắt ra một ấm khác.
- Thực hiện bước sắc trên thêm 2 lần nữa với quy trình tương tự, lưu ý các nước sắc sau 3 lần sẽ được chắt ra vào cùng một ấm khác.
- Sau khi thu được nước sắc của cả 3 lần, sắc lần cuối đến khi còn khoảng 2 bát thuốc thì dừng.
Cách sử dụng: Uống mỗi ngày một thang thuốc, chia thuốc thành 3 lần để uống hết trong ngày, nên uống thuốc khi còn nóng. Dùng trong khoảng 2 tuần sẽ thấy cải thiện được các triệu chứng bệnh.
2. Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp từ vị thuốc Huyết đằng và Hy thiêm
Huyết đằng là vị thuốc phổ biến chữa đau nhức xương khớp được ghi chép lại trong nhiều cuốn sách y học cổ truyền. Thuốc có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phong thấp.
Bên cạnh đó, Hy thiêm có vị đắng chát, tính mát, tác dụng vào can thận, với công dụng hoạt huyết, trừ phong thấp, lợi gân cốt. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, Hy thiêm có khả năng chống viêm và giảm đau mạnh, tương tự như hoạt chất Piroxicam trong các phác đồ điều trị viêm khớp nói chung của Tây y.
Dược liệu:
- Huyết Đằng, Hy Thiêm, Vòi voi (rễ), Củ khúc khắc : mỗi vị 16g.
- Cỏ xước, Sinh địa: mỗi vị 12g.
- Nam độc lực, Phát dụ, Cúc ảo (rễ), Cà gai leo (rễ): mỗi vị 10g.
Cách chế biến:
- Các vị thuốc sau khi chuẩn bị được cho đồng thời vào ấm sắc, thêm lượng nước vừa đủ (thường cho nước đầy đến 80% ấm nước).
- Sau đó đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa hoặc đun nhỏ lửa, giữ lửa đều khi sắc.
- Khi đun phải chú ý căn thời gian để không bị cạn hết nước, sắc lấy khoảng 1 bát thuốc thì dừng.
Cách sử dụng: Uống mỗi ngày một thang thuốc, 1 lần/ngày, nên uống khi còn nóng. Dùng trong khoảng thời gian 1 tháng sẽ thấy tiến triển.
3. Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ Độc lực
Độc lực là loại thảo dược này có vị hơi cay, hơi đắng, tính ấm, quy vào kinh can. Mỗi bộ phận của cây Độc lực đều có thể sử dụng như những vị thuốc. Lá có khả năng tiêu độc, chống viêm. Thân cây, đặc biệt là phần lõi với công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực.
Vỏ rễ được chứng minh là có tác dụng tương tự như kháng sinh mạnh, giúp tiêu thũng, tán ứ, khu phong và trừ thấp. Các bài thuốc từ cây Đơn châu chấu đa số sử dụng rễ là vị dược liệu mang tác dụng chính. Điển hình là bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp sau đây:
- Độc lực (rễ) 10-30g.
- Có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các vị thuốc Xà cừ, Mặt quỷ, mỗi vị 10g.
Cách thực hiện:
- Vị thuốc Độc lực sau khi chuẩn bị cho vào ấm sắc, thêm lượng nước vừa đủ (khoảng 2 lít nước).
- Sau đó đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa hoặc đun nhỏ lửa, giữ lửa đều khi sắc.
- Đun đến khi cạn còn khoảng 1 lít nước sắc thì dừng lại.
Cách sử dụng: Sử dụng nước sắc uống hết trong ngày, có thể uống khi còn nóng hoặc nguội. Dùng trong khoảng thời gian 1 tháng sẽ thấy tiến triển.
4. Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ cây Trinh nữ
Cỏ Trinh nữ, hay cây Xấu hổ, được biết đến trong dân gian với tác dụng trị đau lưng, mất ngủ, đau cột sống, vai gáy,… Bộ phận dùng làm thuốc của Cỏ Trinh nữ là cành lá và rễ. Dược liệu có vị hơi ngọt, tính hàn, tác dụng an thần chống viêm, giúp giảm đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu và trừ phong thấp.
Dược liệu:
- Trinh nữ (rễ) 120g.
- Khoảng 200ml rượu 35°.
Cách thực hiện:
- Rễ Trinh nữ xắt miếng mỏng rồi phơi.
- Sau khi phơi, rễ Trinh nữ mang tẩm rượu, rồi mang đi sao khô.
- Vị thuốc Trinh nữ sau khi sao cho vào ấm sắc với khoảng 3 bát nước trắng, sắc đến khi còn 1 bát thuốc thì dừng.
Cách sử dụng: Sử dụng nước sắc uống hết trong ngày, chia ra nhiều lần, có thể uống khi còn nóng hoặc nguội. Dùng khoảng 5 ngày sẽ thấy tiến triển.
Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp hầu như không có tác dụng phụ đi kèm và rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh.Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của Bác Sĩ trước khi sử dụng.Tuệ Y Đường kính chúc quý vị sức khỏe.