Viêm da Demodex đi kèm các triệu chứng khiến da đỏ, ngứa và bong tróc… Việc phát hiện và sớm có hướng điều trị giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu các thông tin về bệnh thông qua bài viết dưới đây:
I. Bệnh viêm da Demodex là gì? Phân biệt các thể bệnh
Bệnh viêm da Demodex hay viêm da ký sinh trùng là do vi khuẩn Demodex gây nên. Có tổng cộng 65 loài Demodex nhưng chỉ có 2 loại ký sinh trên người là Demodex folliculorum và Demodex brevis:
- Demodex folliculorum: Có hình dáng dài, thường ký sinh ở khu vực nang lông, tóc, phát triển mạnh trên bề mặt da hoặc lớp biểu bì nông của da.
- Demodex brevis: Có hình dáng ngắn, ký sinh ở tuyến bã nhờn của da. Loại demodex này gây nên các tổn thương ở vùng ngực, lưng và sâu hơn dưới lớp biểu bì.
Nguồn thức ăn nuôi dưỡng vi khuẩn Demodex chính là chất bã nhờn trên da người. Demodex thường có vòng đời khoảng 2 tuần, sau khi thụ tinh trên da, chúng sẽ chui sâu vào các nang lông và tuyến bã nhờn để đẻ trứng.
Demodex chính là nguyên nhân khiến các tế bào da bị hư hại, mất đi chất dinh dưỡng. Quá trình giao phối và đẻ trứng của vi khuẩn này gây nên hiện tượng nhiễm trùng và viêm da. Khi chết đi, xác của Demodex hóa lỏng và tự phân hủy bên trong lớp biểu bì của da, tạo thành các chất lỏng. Khi này hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng gây nên hiện tượng nổi mẩn, đốm đỏ, mụn mủ…
Bệnh viêm da Demodex có 3 thể bệnh chính gồm:
- Viêm da dầu do Demodex dạng mụn trứng cá
- Viêm nang lông có dạng vảy nến thể nhẹ với các tổn thương hồng ban, vảy sừng và nứt ở nang lông. Người bệnh thường có cảm cảm giác châm chích như kiến bò trên da
- Dạng trứng cả đỏ ủ hạt – đây là thể ít gặp hơn và thường xuất hiện ở những đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch.
II. Nhận biết viêm da Demodex thông qua các dấu hiệu nào?
Các triệu chứng của bệnh viêm da Demodex thường tương tự nhau. Vùng da bị bệnh thường trở nên thô ráp. Đặc biệt là vùng tập trung nhiều ký sinh trùng sẽ nổi đỏ như phát ban. Triệu chứng cụ thể của bệnh có thể nhận biết được bao gồm:
- Ngứa da hoặc có cảm giác châm chích như bị kiến bò.
- Da sần sùi, khô và bong vảy, trở nên nhạy cảm hơn và dễ kích ứng với môi trường bên ngoài.
- Làn da của người bệnh dễ sưng đỏ, mọc mụn có mủ và giãn mạch.
- Trên da có nhiều vết thâm như thâm do mụn hoặc sẹo.
- Bệnh có thể khiến tóc và lông mày người bệnh rụng dần.
- Viêm đỏ và đau vùng mí mắt.
BS.CKII Trần Thị Thu Huyền cho biết các triệu chứng của viêm da do Demodex thường bị nhầm với bệnh chàm, mụn trứng cá hay các bệnh viêm da khác.
III. Những tác nhân gây nên bệnh viêm da Demodex
Bệnh viêm da Demodex thường xuất hiện ở những người có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch kém. Khi này ký sinh Demodex dễ dàng phát triển trên da và gây bệnh. Bên cạnh đó một số yếu tố tác động có thể khiến bệnh bùng phát nặng hơn và nhanh hơn như:
- Làn da tiết quá nhiều bã nhờn, lỗ chân lông bẩn và bít tắc. Làn da không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách.
- Môi trường sống bức bí, ẩm thấp.
- Da có các vết thương hở do xây xát mà không được chăm sóc hợp lý, gây nhiễm trùng.
- Lạm dùng mỹ phẩm hay sử dụng sữa tắm, sữa rửa mặt có nhiều hóa chất, chất tẩy rửa.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc da liễu bôi ngoài da chứa Corticosteroid
- Người bị mụn trứng cá hay mắc các bệnh viêm da như chàm, vảy nến… có nguy cơ bị viêm da Demodex cao hơn.
Tình trạng viêm da Demodex thường xuất hiện ở người trưởng thành hơn là trẻ nhỏ. Do ở người lớn, hệ thống tiết bã nhờn hoạt động mạnh hơn trẻ nhỏ khiến nguy cơ bị bệnh cao hơn.
“Da nhiễm Corticoid – điều trị và phục hồi thế nào cho an toàn?” – Tuệ Y Đường
IV. Bệnh viêm da Demodex có lây không và có nguy hiểm không?
Viêm da Demodex có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc do bụi bặm chứa trứng của vi khuẩn ký sinh này bám vào da. Dùng chung các vật dụng cá nhân, đồ đạc, hôn hay cọ má cũng khiến cho bệnh lan rộng từ người này sang người khác.
Không chỉ gây ra những cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà viêm da Demodex còn làm tổn thương làn da, khiến da xấu xí, mất thẩm mỹ. Người bệnh không nên chủ quan với các biểu hiện của viêm da Demodex. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể khiến làn da nhanh lão hóa hơn, hư tổn nặng nề trên da như nhiễm trùng, teo da…
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn Demodex còn làm suy yếu sức đề kháng tự nhiên của làn da. Từ đó, tạo điều kiện cho các bệnh lý da liễu khác như viêm da tiết bã, chàm, viêm da dầu… bùng phát.
V. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm da Demodex
Bởi ký sinh trùng Demodex rất nhỏ và không thể nhận biết được bằng mắt thường do đó việc chẩn đoán và điều trị nên dưới sự chỉ định của bác sĩ.
1. Chẩn đoán, xét nghiệm bệnh
Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ lấy một mẩu nhỏ mông nang và dầu trên da của bệnh nhân để xét nghiệm. Bên cạnh đó, bệnh có thể được chẩn đoán mắc bệnh thông qua một số tiêu chí như:
- Viêm da bùng phát không đồng thời cùng các bệnh lý khác như mụn trứng cá, mụn đỏ…
- Số lượng của vi khuẩn Demodex tăng nhanh đột ngột (hơn 5 ký sinh trùng Demodex/cm2)
- Các phương pháp điều trị viêm da hay trị mụn khác không mang lại hiệu quả.
2. Điều trị viêm da ký sinh trùng bằng thuốc
Nhằm cải thiện triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị đồng thời hạn chế tình trạng lây lan của bệnh. Có thể điểm qua một số thuốc bao gồm:
- Kem bôi Crotamiton hoặc Permethrin tác dụng làm giảm và loại bỏ lượng ký sinh trùng Demodex trên da.
- Nước hoặc dung dịch rửa mặt Demodex, Cliradex hay Demodex Control để chống viêm, giảm đau ngoài da.
- Dùng dung dịch cồn nồng độ cao lên vùng tập trung nhiều vi khuẩn Demodex. Song song với đó, bác sĩ sẽ thoa thêm các thuốc trị ve, giảm tổn thương do bệnh gây ra trên da.
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh kê tia như Metronidazole tại chỗ hoặc dạng uống. Tác dụng của thuốc này là loại bỏ ký sinh trên da. Với người có hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng hơn, thuốc được kê thường là Ivermectin.
Tuệ Y Đường xin lưu ý, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Khi thấy các dấu hiệu viêm ngoài da, bạn nên sớm đi khám để có hướng điều trị phù hợp nhất.
VI. Chăm sóc da tại nhà để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh
Theo Bác sĩ Thu Huyền bên cạnh việc điều trị và tuân thủ chỉ định của bác sĩ da liễu, người bệnh viêm da Demodex cũng cần lưu ý một số điều trong sinh hoạt hàng ngày để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát như:
- Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày để giảm lượng dầu nhờn trên cơ thể, loại bỏ môi trường sống của ký sinh trùng Demodex.
- Cần vệ sinh da ngay sau khi chơi thể thao hay vận động mạnh, phơi nắng gây ra đổ mồ hôi.
- Sử dụng sữa tắm và dầu gội dịu nhẹ, có thành phần thiên nhiên và không gây kích ứng ngoài da.
- Tẩy tế bào chết cho da đều đặn hàng tuần bằng sản phẩm tẩy da chết thiên nhiên. Để loại bỏ hết các tế bào da chết và bã nhờn tồn đọng dưới da, lỗ chân lông.
- Giữ môi trường sống thông thoáng, tránh ẩm mốc, bụi bẩn.
- Người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp nhằm cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh viêm da Demodex. Tuệ Y Đường hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có được cho mình những kiến thức để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời nhé!