Viêm da cơ địa là một bệnh ngoài da thường gặp, nó có liên quan tới yếu tố di truyền hay không? Và khi bố mẹ bị bệnh thì khả năng đứa trẻ sinh ra bị viêm da cơ địa là bao nhiêu phần trăm? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu tổng quan về bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) có tên gọi dân gian là chàm thể tạng, eczema… gây nên những tổn thương trên da.
Người bệnh có thể nhận viêm da cơ địa qua những dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Những đám da nổi sẩn màu đỏ, không có ranh giới, mụn nước dễ tiết dịch, không có vẩy da.
- Ngứa ngáy, khó chịu. Càng ngãi lại càng ngứa nhiều khiến bệnh tình có dấu hiệu nặng hơn và có nguy cơ bội nhiễm.
- Khi bệnh phát triển nặng, vùng da dễ bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy. Nếu các vảy này trầy ra do gãi sẽ dễ bị bội nhiễm tụ cầu, tạo nên dịch mủ và vảy tiết màu vàng.
- Thường khu trú ở trán, má, cằm, tay, chân, thậm chí có thể lan khắp cơ thể.
- Giai đoạn mãn tính da thường dày lên, bị thâm, ranh giới rõ rành với vùng da xung quanh, dẫn tới hiện tượng liken hóa.
Viêm da cơ địa có di truyền hay không?
– Theo các thống kê của bác sĩ chuyên khoa, có đến 60% các trường hợp bố mẹ bị viêm da cơ địa và di truyền sang đời con. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh thì con sinh ra 40% sẽ mắc bệnh. Những trường hợp có cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì khả năng người con bị bệnh lên đến 80%.
– Vấn đề nằm ở bộ gene di truyền của các thế hệ trong gia đình cùng với những yếu tố môi trường bên ngoài thuận lợi sẽ tác động đến việc bộc phát viêm da cơ địa.
Ngoài yếu tố di truyền, viêm da cơ địa có thể xảy đến bởi những nguyên nhân khách quan như:
- Do mắc một số bệnh khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, bệnh về gan,… có thể gián tiếp dẫn đến viêm da cơ địa.
- Cơ địa dị ứng: Nhiều người bị mắc chứng dị ứng với thức ăn, đặc biệt là hải sản, đậu phộng, thịt gà, thay đổi thời tiết, hóa chất,…
- Tiếp xúc với hóa chất, đồ vật như trang sức, đồng hồ,…
- Cơ thể không được cung cấp đủ nước đến các cơ quan nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, quá trình đào thảo các chất độc hại và khiến bộ máy vận hành bị trì trệ, lâu ngày, độc tố tích tụ nhiều, sinh bệnh.
- Sức đề kháng yếu kém nên cơ thể không thể chống lại những yếu tố gây bệnh diễn ra, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ.
- Làn da không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách cũng có thể dẫn đến bệnh.
Qua những thông tin trên đây có thể thấy, bệnh viêm da cơ địa là một bệnh có tính di truyền, bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác gây viêm da cơ địa. Yếu tố di truyền không thể thay đổi nhưng các yếu tố khách quan hình thành nên bệnh có thể cải thiện được. Hy vọng bạn đọc hiểu rõ và có cách phòng tránh hiệu quả.