VIÊM ÂM ĐẠO VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Viêm âm đạo là bệnh 90% giới nữ gặp phải. Viêm âm đạo gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sự tự tin, công việc và đời sống hàng ngày. Hãy cũng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về bệnh này qua chia sẻ tổng quát của Bác sĩ CKII Trần Thu Huyền nhé!

A. VIÊM ÂM ĐẠO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Định nghĩa viêm âm đạo

Theo BS.CKII Thu Huyền cho biết viêm âm đạo là tình trạng viêm có thể do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc nguyên nhân không nhiễm trùng, có thể kèm theo viêm âm hộ. Triệu chứng của viêm âm đạo gồm tình trạng ra khí hư có màu bất thường, kèm tình trạng ngứa, kích ứng và mẩn đỏ. Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm dịch tiết âm đạo.

Viêm âm đạo có nguy hiểm không?
Viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

2. Nguyên nhân viêm âm đạo 

Tùy theo từng lứa tuổi thì nguyên nhân gây viêm khác nhau. 

2.1. Trẻ em

Nguyên nhân viêm âm đạo trẻ em thường bắt nguồn từ đường tiêu hóa do thói quen vệ sinh không đúng cách (sau khi đi ngoài lau từ sau ra trước), do vết gãi. 

Do hóa chất như dung dịch tắm, xà phòng, dầu gội đầu, đôi khi là chất tẩy rửa… 

Do lạm dụng tình dục trẻ em.

Các tác nhân thường gặp là Staphylococci, Streptococci, giun đũa, giun kim, canida…

2.2. Phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ

Bác sĩ CKII Thu Huyền chia sẻ: Đây là lứa tuổi hay gặp viêm âm đạo nhất, cần phải thăm khám và điều trị kịp thời để tránh hậu quả về sau.

Nguyên nhân gây viêm chủ yếu ở lứa tuổi này thường gặp do vi khuẩn và nấm Canida albicans, Trichomonal, Chlamydia trachomatis, virut… Ít gặp hơn thì có lậu, giang mai, các bệnh lây qua đường tình dục.

Âm đạo bị viêm, sưng, tấy đỏ và nhiều khí hư
Âm đạo bị viêm, sưng, tấy đỏ và nhiều khí hư

Các yếu tố làm tăng nặng tình trạng viêm như:

Thay đổi nồng độ pH, pH quá cao hay quá thấp đều dễ tạo điều kiện cho Vi khuẩn phát triển. pH âm đạo cao hay gặp trong kì kinh, sau quan hệ có xuất tinh vào trong âm đạo, dùng kháng sinh làm suy giảm nồng độ lợi khuẩn Lacobacili.

Vệ sinh sinh dục kém, không vệ sinh thường xuyên bộ phận sinh dục khiến các chất bẩn, cặn bã tích tụ, tạo môi trường phát triển cho vi khuẩn. Không thay băng vệ sinh thường xuyên, hoặc sử dụng tampon, cốc nguyệt san không đúng cách.

Nhịn tiểu quá mức dẫn đến vi khuẩn tiết niệu lan ngược lên vùng sinh dục gây viêm.

Thụt rửa âm đạo thường xuyên, nhất là dùng các dung dịch vệ sinh có nồng độ pH khác với pH âm đạo nhiều làm thay đổi môi trường âm đạo.

2.3. Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh

Khi đến độ tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen bị sụt giảm nghiệm trọng khiến âm đạo bị khô, teo, thành âm đạo mỏng, quan hệ dễ bị đau, tổn thương, hàng rào bảo vệ bị lỏng lẻo khiến tăng khả năng nhiễm trùng và viêm. Sau cắt buồng trứng, xạ trị, chiếu xạ cũng dẫn đến thay đổi nồng độ estrogen.

Mãn kinh cũng dẫn đến tăng pH âm đạo dẫn đến viêm âm đạo

Một số bệnh nhân phải nằm lâu, vệ sinh không tự chủ, các chất thải như nước tiểu, phân ngấm ngược lên gây viêm âm đạo kinh niên. 

Viêm âm đạo không nhiễm trùng chiếm tỉ lệ 30% trong nhiễm trùng đường sinh dục. Nguyên nhân là do quá mẫn đối với thuốc dung dịch vệ sinh, nước hoa, xà phòng giặt, khăn vệ sinh, băng vệ sinh, chất làm mềm vải, chất tiệt trùng, chất bôi trơn âm đạo, bao cao su, vòng tránh thai… Những trường hợp này cần tránh các tác nhân gây kích ứng càng sớm càng tốt để giảm tình trạng viêm.

VIÊM ÂM ĐẠO KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

3. Triệu chứng viêm âm đạo

  • Ra khí hư bất thường

Ở lứa tuổi sơ sinh, trong hai tuần đầu ở trẻ nữ có dịch âm đạo chảy ra, có thể có mầu hơi nâu hoặc vàng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường do sự sụt giảm estrogen đột ngột. Ở lứa tuổi sinh sản, khí hư âm đạo bình thường hay có màu trắng trong, trắng đặn như sữa, nhày, không mùi, không ngứa ngáy hay kích ứng. 

Còn khi âm đạo bị viêm, khí hư tiết ra sẽ nhiều hơn, có màu trắng dục, đặc, xanh hoặc nâu. Khí hư ra có thể có bọt hoặc không. Mùi tanh, hôi.

  • Ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát vùng kín khiến người bệnh cảm giác khó chịu.
  • Âm đạo có mùi hôi
  • Đối với những trường hợp tiền mãn kinh, mãn kinh gây teo âm đạo, âm đạo mỏng, ít khí hư hơn nhưng vẫn gây ngứa, khó chịu.

4. Chẩn đoán viêm âm đạo

Chẩn đoán viêm âm đạo phải dựa vào cả lâm sàng và cận lâm sàng.

Khám âm hộ, quan sát bên ngoài vùng kín xem có viêm nhiễm, mẩn đỏ, gai sinh dục… Khám trong âm đạo xem thành âm đạo, cổ tử cung, khí hư. Lấy dịch âm đạo và tế bào cổ tử cung để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh.

  • Viêm âm đạo do tác nhân vi trùng. Theo tiêu chuẩn Amsel, âm đạo có dịch tiết màu trắng, loãng, dính vào thành âm đạo, mùi tanh, hôi. pH âm đạo từ 4,5 trở lên. Tế bào biểu mô âm đạo phủ nhiều vi khuẩn.
  • Viêm âm đạo do nấm Candida albicans. pH âm đạo nằm ngoài khoảng 4 – 4,5. Tìm thấy nấm trong dịch tiết dịch âm đạo, soi tươi với KOH 10%: 40 – 80% các trường hợp thấy sợi tơ nấm và bào tử nấm. Nhuộm gram: 70 – 80%  thấy sợi tơ nấm và bào tử nấm.
  • Viêm âm đạo Trichomonas. Soi tươi thấy ký sinh trùng trong mẫu dịch tiết âm đạo hoặc sau quá trình nuôi cấy.Các nguyên nhân gây viêm âm đạo thường gặp.

Các nguyên nhân gây viêm âm đạo thường gặp.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

5. Điều trị viêm âm đạo

Theo BS.CKII Thu Huyền, điều trị viêm âm đạo không phải dễ, cũng quá khó, chỉ cần điều trị theo đúng phác đồ bệnh sẽ khỏi và không bị tái phát.

  • Vệ sinh vùng kín: Giữ vệ sinh sạch sẽ, thay rửa thường xuyên, giữ khô vùng kín. Đối với những trường hợp bị nấm, không nên rửa quá nhiều, không ngâm, rửa bằng muối hoặc các nước làm tăng độ pH. Phơi khô đồ lót, tiệt trùng dưới ánh nắng hoặc máy sấy, tuyệt đối không dùng chung đồ lót. Loại bỏ các tác nhân gây viêm, kích ứng.
  • Điều trị nguyên nhân: Dùng thuốc đặt trị vi khuẩn, nấm, uống thuốc diệt nấm hoặc trùng roi…
  • Điều trị triệu chứng: Dùng thuốc kháng Histamin H1 nếu ngứa quá, hoặc bôi trực tiếp bằng Coticoid, rửa bằng dung dịch betadin phụ khoa.
  • Ăn uống các thực phẩm sạch, nâng cao sức đề kháng, bổ sung thêm lợi khuẩn và giữ môi trường âm đạo trong khoảng 4,5 – 5,5 là tốt nhất cho cơ thể.

B. VIÊM ÂM ĐẠO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Bệnh danh 

Viêm âm đạo theo y học cổ truyền còn được gọi là “đới hạ”

Đới hạ được hiểu là bệnh từ eo lưng trở xuống bao gồm kinh, đới, thai, sản. Theo nghĩa khác, đới hạ là chỉ thứ dịch nhờn, dính tiết ra ở âm đạo, thứ dịch nhờn, dính, chảy ra liên miên. Dựa vào màu sắc mà chia ra: Bạch đới, hoàng đới, xích đới, thanh đới, hắc đới. 

CHẾ ĐỘ VỆ SINH VÀ ĂN UỐNG KHI BỊ VIÊM ÂM ĐẠO

2. Bệnh nguyên

Đới hạ liên quan trực tiếp đến mạch xung, nhâm. Nếu đới mạch không ước thúc, nhâm mạch không củng cố, thủy thấp vẩn đục chảy xuống thành đới hạ. Các nguyên nhân tổn thương mạch đới, mạch nhâm là:

  • Tỳ dương hư: Ăn uống không điều độ, mệt mỏi quá độ, tổn thương tỳ vị, hoặc suy nghĩ quá độ làm tổn thương tỳ vị. Tỳ dương suy yếu, công năng vận hóa không bình thường, tân dịch không thăng được, hóa thấp, hãm xuống gây đới hạ.
  • Thận dương hư: Bệnh nhân bẩm tố thận hư, hoặc cảm phải hàn tà làm thương thận, lao phòng quá độ hại thận dương, chức năng khí hóa bị ảnh hưởng. Ngoài ra mệnh môn hỏa suy làm xung nhâm bất túc cũng dẫn đến đới hạ.
  • Âm hư kiêm thấp: Bệnh nhân bẩm tố âm hư, phòng sự bât tiết, cảm phải thấp nhiệt làm thấp nhiệt hãm xuống gây thương tổn nhâm đới làm hai mạch này cố ước vô lực gây đới hạ.
  • Thấp nhiệt hạ tiêu: Bệnh nhân bẩm tố tỳ hư, thấp uất hóa nhiệt, can uất hóa hỏa, phạm tỳ làm thấp nhiệt uẩn kết, hạ hãm, thương tổn hai mạch nhâm đới gây đới hạ.
  • Thấp độc uẩn kết: Trong khi hành kinh hoặc sau đẻ không phòng dục, hoặc thủ thuật cảm nhiễm thấp độc gây tổn thương nhâm đới gây bệnh.

3. Phân loại, triệu chứng và điều trị

BS.CKII Thu Huyền bốc thuốc điều trị viêm âm đạo tại Phòng khám Tuệ Y Đường
BS.CKII Thu Huyền cùng đồng nghiệp bốc thuốc điều trị viêm âm đạo tại Phòng khám Tuệ Y Đường

3.1. Chứng tỳ dương hư:

Triệu chứng: Lượng khí hư nhiều, màu
trắng hoặc vàng nhạt, không có mùi hôi, kéo dài, người mệt mỏi, chân tay lạnh, ăn kém, phân nát, hai chân có thể phù thũng, sắc trắng, lưỡi nhạt, bệu. Mạch hoãn nhược.

Pháp: Kiện tỳ, ích khí, thăng dương, trừ thấp

Phương: Hoàn đới thang

Bạch truật

Hoài sơn

Nhân sâm

Bạch thược

Sài hồ

Sa tiền tử

Thương truật

Cam thảo

Trần bì

Hắc giới tuệ

3.2. Thận dương hư

Triệu chứng: Lượng khí hư nhiều, màu trắng, trong, lạnh, loãng như nước, lâu ngày không hết. Ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Eo lưng đau mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu phúc lạnh, tiểu tiện nhiều lần. Đại tiện lỏng, nát. Sắc mặt sạm đen, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mỏng. Mạch trầm, tế, trì.

Pháp: Ôn thận, trợ dương, sáp tinh, chỉ đới

Phương: Nội bổ hoàn

Lộc nhung

Thỏ ti tử

Đồng tật kê

Hoàng kỳ

Bạch tật lê

Phụ tử chế

Nhục thung dung

Tang phiêu tiêu

Nhục quế

Tử uyển nhĩ

3.3. Thể âm hư kiêm nhiệt

Triệu chứng: Đới hạ lượng không nhiều lắm, màu xanh, đỏ hoặc trắng lẫn nhau. Đặc, dính, có mùi hôi. Âm hộ khô rát khó chịu, cảm giác nóng rát, đau mỏi, ù tai, chóng mặt, gò má đỏ. Ngũ tâm phiền nhiệt, thất miên đa mộng, lưỡi đỏ, rêu ít hoặc vàng nhạt, mạch tế sác.

Pháp: Tư âm, ích thận, thanh nhiệt trừ thấp

Phương: Tri bá địa hoàng hoàn gia kim anh tử, khiếm thực.

Thục địa

Hoài sơn

Sơn thù

Trạch tả

Bạch linh

Đan bì

Tri bá

Khiếm thực

3.4. Thể thấp nhiệt hạ tiêu

Triệu chứng: Khí hư lượng nhiều, màu vàng, có mùi hôi, kèm ngứa ngáy khó chịu âm hộ. Miệng đắng, họng khát, ăn ít. Tiểu phúc đau, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch nhu sác.

Pháp: Thanh nhiệt chỉ đới lợi thấp

Phương: Chỉ đới phương

Trư linh

Phục linh

Sa tiền

Trạch tả

Nhân trần

Ngưu tất

Chi tử

Hoàng bá

Đan bì

Xích thược

Nếu can kinh thấp nhiệt, lượng khí hư nhiều, màu vàng hoặc như mủ, như bã đậu phụ, có mùi hôi kèm theo ngứa. Hoa mắt chóng mặt, miệng đắng, đại tiện táo kết, tiểu tiện đỏ. Chất lưỡi hồng, rêu vàng, nhớt, mạch huyền, hoạt, sác.

Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, sơ can hóa trọc

Phương: Tỳ giải thẩm thấp thang gia thương truật,hoắc hương hoặc bài long đởm tả can thang

Tỳ giải

Ý dĩ nhân

Hoàng bá

Xích phục linh

Thông thảo

Hoạt thạch

Trạch tả

Đan bì

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

3.5. Thấp độc uẩn kết

Triệu chứng: Lượng khí hư nhiều, màu vàng xanh như mủ hoặc đỏ trắng lẫn nhau, hoặc ngũ sắc. Mùi hôi khó chịu, tiểu phúc đau nhiều, eo lưng đau mỏi, miệng đắng, khát. Tiểu tiện đỏ, ít, lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Pháp: Thanh nhiệt giải độc trừ thấp.

Phương: Ngũ vị tiêu độc ẩm gia thổ phục linh, ý dĩ nhân

Bồ công anh

Kim ngân hoa

Dạ cúc hoa

Ý dĩ nhân

Thiên nhẫn tử

Tử hoa địa đinh

Thổ phục linh

4. Châm cứu

Đới mạch, bạch hoàn du, khí hải, tam âm giao.

Tùy từng thể châm các huyệt tương ứng

Ngoài ra cần bổ sung các thực phẩm giúp phòng ngừa viêm âm đạo như: Sữa chua, nước chanh, thực phẩm giàu acid folic, nước ép hoa quả…

Các thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo
Các thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua: 

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555

Tin liên quan

11 thoughts on “VIÊM ÂM ĐẠO VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Phòng khám có nhận chữa bệnh viêm âm đạo. Em gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!

  1. Tường Vy says:

    Trước đây mình bị viêm, nấm candida. Đi bệnh viện rồi, uống thuốc và đặt rồi. Nhưng cứ hết thuốc lại bị tái lại.
    Hai hôm nay mình bị ngứa râm ran trong âm đạo. Trước có bị viêm bàng quang, lâu lâu lại bị tái lại. Bác sĩ có cách nào chữa khỏi giúp e với ạ

  2. Thi Ngọc says:

    Tháng trước e có quan hệ td không dùng bao, 2 hôm nay thấy vùng âm hộ ra nhiều khí hư màu trắng đục ngứa rát nhiều lắm. Có phải e bị viêm âm đạo rồi k ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Em nhắn tin gửi hình ảnh vùng tổn thương hoặc khí hư qua zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vẫn và hỗ trợ điều trị nhé!

  3. Lụa Vũ says:

    Em bị viêm âm đạo do tạp khuẩn dai dẳng mãi đi khám và chữa nhưng vẫn cứ tái đi tái lại mặc dù em vệ sinh rất sạch sẽ cẩn thận. Có khi nào bị nhờn thuốc không? e có ăn bổ sung thêm sữa chua ko đường, kết hợp uống viên lợi khuẩn nhưng vẫn chưa cải thiện, có cách nào chữa dứt điểm được không ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Em bị viêm âm đạo lâu dai dẳng sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, các đợt điều trị sau hiệu quả càng giảm. Người sử dụng các thuốc kháng sinh e cần phải nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại các tác tác nhân gây bệnh. Em gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn hỗ trợ điều trị nhé!

  4. Lan Anh says:

    Gần đây em có thấy vùng kín xuất hiện các hạt nhỏ, e đã đi khám phụ khoa đc bs nói là bị viêm âm đạo. Đơn điều trị rất nhiều thuốc, có uống có bôi. K có hiện tượng ngứa, nhưng hôm qua lại có chút dịch xanh vón cục, hơi hôi. Có nên đi khám lại hay nên dùng thuốc gì tốt với k tái phát lại k

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *