Viêm âm đạo do thiếu nội tiết: Dấu hiệu và biện pháp điều trị

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết xảy ra khi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ không ổn định, mất cân bằng.Nếu không được xử lý kịp thời bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn đe dọa khả năng mang thai của nữ giới.

Do vậy, việc hiểu biết về bệnh cũng như có phương pháp can thiệp phù hợp là điều rất cần thiết. Bài viết hôm nay Đông y Tuệ Y Đường sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết xảy ra khi nào?

Bề mặt niêm mạc âm đạo gồm nhiều nếp gấp ngang, chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nội tiết tố nữ cũng như chất dịch được tiết ra từ các tuyến khác nhau.

Bao gồm các tế bào biểu mô ở âm đạo, tuyến skene, dịch nhầy từ cổ tử cung, tuyến bartholin,… Tất cả tạo nên chất dịch nhầy (khí hư, huyết trắng) được định vị trong âm đạo.

Ở trạng thái bình thường, dịch âm đạo có màu trắng đục, mềm mịn như bông, tồn tại nhiều ở túi cùng sau.

Các loại vi khuẩn khu trú trong âm đạo thường thuộc nhóm ái khí, phổ biến nhất là lactobacilli. Loại vi khuẩn này có thể chuyển hóa glycogen trong tế bào thành acid lactic, từ đó giúp độ pH của âm đạo luôn ổn định ở mức <4,5.

Tuy nhiên, khi nội tiết tố bị thiếu hụt, các tế bào tuyến và cấu trúc thành âm đạo không phát triển. Điều này khiến cho dịch âm đạo không xuất hiện, khiến môi trường trong âm đạo bị rối loạn, không được bảo vệ.

Các yếu tố đó dẫn tới tình trạng viêm do thiếu hụt estrogen và progesterone, gọi chung là viêm âm đạo do thiếu nội tiết.

Dấu hiệu điển hình của bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết

Theo các BS.CKII.Trần Thu Huyền, biểu hiện của viêm âm đạo do thiếu nội tiết tương tự như bệnh viêm âm đạo thông thường. Tuy nhiên, tình trạng phụ khoa này sẽ phát sinh thêm một số dấu hiệu khác có thể nhận biết như sau:

  • Nóng rát vùng kín, hạ vị đau và tức: Những triệu chứng này rất phổ biến ở bệnh nhân viêm âm đạo, tình trạng viêm nhiễm do thiếu hụt nội tiết tố cũng không là ngoại lệ.
  • Dịch âm đạo ra ít, thậm chí kèm theo mủ và các sợi máu: Khí hư sinh lý thường chỉ có màu trắng trong, không mùi, dai như lòng trắng trứng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị viêm âm đạo do thiếu nội tiết thì dịch âm đạo ra ít hơn, đôi khi chúng còn kèm theo các sợi máu li ti và mủ trắng.
  • Đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt: Viêm âm hộ do thiếu hụt nội tiết sẽ khiến chị em bị đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, máu kinh còn ra thất thường kèm theo các triệu chứng như đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp, đau đầu,…
  • Vùng kín đau khi được thăm khám bằng mỏ vịt: Mỏ vịt là dụng cụ thường được sử dụng trong thăm khám phụ khoa. Ở những bệnh nhân bị viêm âm đạo, khi dụng cụ này được đưa vào “vùng kín” sẽ cảm thấy đau đớn.
  • Niêm mạc âm đạo bất thường: Nếu xuất hiện bệnh lý, vùng niêm mạc của âm đạo sẽ nhợt nhạt và có thể xuất hiện nhiều chấm xuất huyết đỏ.
  • Rối loạn tiểu tiện: Nữ giới mắc bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu…

Đây chỉ là những biểu hiện chung của bệnh. Để chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ bệnh nữ giới cần tiến hành thăm khám cận lâm sàng tại các đơn vị chuyên khoa.

Rong kinh – băng lậu điều trị y học cổ truyền

Bị viêm âm đạo do thiếu nội tiết có nguy hiểm không?

Thông thường, âm đạo sẽ là bộ phận chịu sự chi phối, kiểm soát của nội tiết tố sinh dục nữ. Điều này giúp đảm bảo khả năng sinh sản cũng như chức năng tình dục của nữ giới, ngăn chặn nguy cơ bị viêm nhiễm.

Tuy nhiên, khi nội tiết tố thiếu hụt, âm đạo sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ và gây ra hàng loạt vấn đề như:

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Bệnh thường xuyên gây ngứa ngáy, đau rát vùng kín, từ đó khiến chị em tự ti, ngại giao tiếp.
  • Đời sống vợ chồng xáo trộn: Viêm âm đạo do thiếu nội tiết làm khí hư ra ít, có mùi khó chịu, làm cho nữ giới không còn hứng thú với chuyện chăn gối. Lâu dần cả hai sẽ trở nên lạnh nhạt, khiến mối quan hệ vợ chồng có nhiều trục trặc.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khác: Khi viêm âm đạo không được xử lý triệt để sẽ dẫn đến viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu, viêm niêm mạc tử cung…
  • Cản trở hoạt động mang thai: Bệnh khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng, không còn là nơi lý tưởng cho tinh trùng lưu trú để đi sâu vào gặp trứng làm giảm khả năng thụ thai.

Tuy chưa tác động trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh nhưng viêm âm đạo do thiếu nội tiết lại có thể giảm khả năng thụ thai, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của chị em.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những bất thường ở âm đạo, mọi người cần chủ động thăm khám để kịp thời có biện pháp can thiệp.

Chẩn đoán thiếu nội tiết gây viêm âm đạo

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, chị em nên đi thăm khám viêm nhiễm âm đạo.

Để xác định chính xác bệnh lý phụ khoa mà chị em đang gặp phải, sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành một số xét nghiệm sau:

  • Thử pH âm đạo: Một dụng cụ hoặc que thử pH sẽ được sử dụng để đo nồng độ pH trong âm đạo. Điều này sẽ giúp phát hiện sự mất cân bằng ở môi trường âm đạo nhưng không hoàn toàn khẳng định bệnh nhân có bị viêm âm đạo do thiếu nội tiết hay không. Do vậy cần thực hiện thêm một số xét nghiệm, sinh thiết khác.
  • Phết dịch âm đạo: Mẫu khí hư sẽ được lấy và kiểm tra trên kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây viêm âm đạo (do nhiễm khuẩn hay rối loạn nội tiết).
  • Sinh thiết: Được xem là xét nghiệm ở cấp độ mô học giúp xác định chính xác khu vực bị kích ứng ở âm hộ khi không phát hiện tình trạng nhiễm trùng.
  • Sau các xét nghiệm, nếu phát hiện nhiều tế bào trung gian, các vi trùng, đốm xuất huyết… thì rất có thể, bạn đã mắc phải viêm âm đạo do thiếu nội tiết. Thông qua kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân.

Phương pháp điều trị viêm âm đạo do thiếu nội tiết

Cũng theo BS. Trần Thu Huyền việc điều trị viêm âm đạo do thiếu nội tiết phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, cơ địa ở mỗi bệnh nhân. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng đang gặp phải, người bệnh có thể tham khảo một số hướng điều trị sau:

Mẹo dân gian tại nhà

Các mẹo dân gian chữa viêm âm đạo tại nhà phù hợp với bệnh ở mức độ nhẹ, triệu chứng bệnh chưa nghiêm trọng.

Những bài thuốc dân gian chủ yếu sử dụng dược liệu tự nhiên, đảm bảo an toàn, lành tính và dễ áp dụng. Chị em có thể tham khảo các mẹo dân gian dưới đây:

  • Lá húng quế: Nguyên liệu này có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ vi nấm và sát trùng. Chị em có thể sử dụng lá húng quế nghiền nát rồi đem nấu cùng khoảng 1,5 lít nước. Phần nước thu được đem đổ ra chậu và xông vùng kín, chú ý giữ khoảng cách để không làm “cô bé” bỏng. Sau khi xông, cần dùng khăn bông mềm lau khô.
  • Ngải cứu: Dược liệu có tính ấm, mùi thơm, tác dụng chính là bổ máu, hỗ trợ điều trị các chứng viêm nhiễm, điển hình là viêm âm đạo. Nữ giới lấy một nắm lá ngải cứu rồi cho vào ấm sắc cùng 600ml, đun đến khi cạn còn 100ml. Toàn bộ phần nước thu được chia làm 3-4 lần và uống hết trong ngày.
  • Sử dụng lá trầu không: Sử dụng một nắm lá trầu không rửa sạch rồi cho vào ấm đun cùng 2 lít nước, chờ sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và đổ hết ra chậu. Khi nước đã nguội bớt thì ngồi vào chậu xông trong khoảng 15-20 phút, thực hiện 2-3 lần/tuần để có được kết quả mong muốn

Lưu ý, những bài thuốc nói trên chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, không thể thay thế các phương pháp điều trị được chỉ định bởi bác sĩ. Bởi vậy bệnh nhân tuyệt đối không được lạm dụng những mẹo này để điều trị viêm âm đạo do thiếu nội tiết tại nhà.

U NANG BUỒNG TRỨNG – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ

Áp dụng các biện pháp Tây y trị bệnh

Thuốc điều trị viêm âm đạo chủ yếu có tác dụng điều trị tại chỗ, phổ biến nhất là dạng kem bôi âm đạo hoặc thuốc đặt.

Mỗi liệu trình điều trị Tây y thường kéo dài 15-20 ngày, sau thời gian này người bệnh cần tái khám để được bác sĩ chỉ dẫn hướng điều trị tiếp theo (nếu bệnh chưa khỏi hẳn).

Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý này bao gồm:

  • Thuốc dạng kem bôi âm đạo: Dùng để bôi âm đạo mỗi ngày 1 lần, phổ biến nhất là promestriene, estrogen,… Việc sử dụng kem bôi cần duy trì đều đặn trong 2 tuần, sau đó bệnh nhân liên tục tái khám đúng định kỳ.
  • Thuốc dạng viên đặt âm đạo: Thường được chỉ định sử dụng ngày 1 viên, đặt âm đạo vào buổi tối trước khi đi ngủ. Các loại thuốc phổ biến nhất gồm promestriene 10mg, estriol 0,5mg…

Riêng đối với trường hợp bị nhiễm trùng, có dấu hiệu bội nhiễm đường tiểu thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh.

Ví dụ như cephalexin, ofloxacin, doxycycline,… chúng có thể được dùng kết hợp với một vài loại thuốc chống co thắt như spasmaverine, spasless…

Việc sử dụng các loại thuốc Tây cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân không tự ý mua và sử dụng khi chưa có hướng dẫn. Bởi nếu lạm dụng thuốc hoặc tự ý dùng sai cách có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn

Chữa viêm âm đạo do thiếu nội tiết bằng Đông y

Theo BS.Trần Thu Huyền trong Đông y, viêm âm đạo do thiếu nội tiết là do những hao tổn về phần huyết dẫn đến tổn thương tâm, can, tỳ thận.

Do vậy nguyên tắc điều trị chung sẽ là khử tà, thanh nhiệt, giúp hồi phục lại môi trường âm đạo. Trường hợp âm đạo không được hồi phục thì bệnh sẽ tái đi tái lại rất nhiều lần, gây khó khăn cho việc điều trị.

Nữ giới bị viêm âm đạo do những thay đổi của nội tiết có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc từ sa tiền, chi tử: Tỳ giải, sa tiền, ý dĩ, chi tử mỗi vị 12g; Long đởm thảo, bạch thược, mộc thông, sinh địa, hoàng bá, sài hồ mỗi vị 8g. Bài thuốc dùng sắc uống, mỗi ngày 1 thang để đem lại hiệu quả trị bệnh.
  • Bài thuốc từ ngưu tất, hồng hoa: Gồm 16g đào nhân; 15g xích thược; Ngưu tất, quy xuyên, sinh địa, hồng hoa mỗi vị 12g; Chỉ xác 8g; Xuyên khung 6g và cam thảo 4g

Nên làm gì khi bị viêm âm đạo do thiếu nội tiết?

Khi bị viêm âm đạo do thiếu nội tiết, bên cạnh việc chủ động thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, nữ giới nên chú ý một số điều sau:

Về chế độ sinh hoạt:

  • Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ. Khi đi vệ sinh không lau ngược từ hậu môn lên âm đạo vì điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây hại.
  • Không lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, mỗi ngày chỉ dùng từ 1-2 lần.
  • Luôn mặc quần lót khi đã được phơi khô, không mặc quần áo ẩm ướt, bó sát.
  • Quan hệ tình dục chung thủy, không nên làm “chuyện ấy” với nhiều bạn tình vì có thể làm gia tăng viêm nhiễm. Tốt nhất nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị khỏi bệnh.
  • Xây dựng lối sống khoa học, ngủ đủ giấc, tránh việc thức quá khuya.
Chế độ ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến viêm âm đạo do nội tiết
Chế độ ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến viêm âm đạo do nội tiết

Về chế độ ăn uống:

  • Cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo thực đơn luôn có sự kết hợp của các nhóm chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột, vitamin.
  • Tuyệt đối không ăn kiêng quá mức, vì điều này có thể khiến cơ thể suy nhược, làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Tránh xa các món ăn cay nóng, dầu mỡ, những loại đồ ăn gây ngứa ngáy âm đạo như hải sản, đồ ngọt, rượu bia…

Biện pháp phòng tránh viêm âm đạo do nội tiết hiệu quả

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết là bệnh lý phụ khoa không ai muốn mắc phải. Do vậy để phòng tránh, chị em nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Luôn vệ sinh cơ thể, nhất là “cô bé” sạch sẽ mỗi ngày.
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái, không được mặc quần lót ẩm ướt quá chật chội.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có độ pH tương đồng với môi trường âm đạo (nhỏ hơn 4,5).
  • Ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh vào các bữa ăn, luôn uống đủ nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa.

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố không chỉ khiến chị em mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt vợ chồng.

Do vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh, mỗi người nên chủ động thăm khám để kịp thời xử lý, tránh biến chứng không mong muốn.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về vấn đề phụ khoa hãy liên hệ trực tiếp BS.Trần Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp nhé.

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *