Hầu hết các mẹ chỉ quan tâm làm sao để bé hay ăn chóng lớn, thông minh, học giỏi mà thường chủ quan trong vấn đề vệ sinh vùng kín cho con gái, bởi vì các mẹ nghĩ chỉ phụ nữ trưởng thành mới có khả năng bị viêm nhiễm vùng kín.
Thực tế tỉ lệ bị viêm nhiễm vùng kín của bé gái không hề nhỏ, 1 trong những nguyên nhân là do mẹ vệ sinh vùng kín cho gái yêu không đúng cách. Bài viết dưới đây Tuệ Y Đường sẽ giúp các mẹ hiểu rõ thêm về vấn đề này.
Tại sao ngay khi còn nhỏ, các bé gái phải “để ý” vệ sinh vùng kín
Lâu nay, khái niệm “vệ sinh vùng kín” chỉ được dùng cho phụ nữ trưởng thành, những người có gia đình và đang trong độ tuổi sinh sản, nhưng theo các chuyên gia sản phụ khoa trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ – trẻ em là 1 cơ thể đang lớn và hoàn thiện dần của các cơ quan đặc biệt là hệ sinh sinh dục.
Mặc dù các cơ quan của em bé giống như người lớn, nhưng đều đang trên đà hoàn thiện, với bé gái bộ phận sinh dục sẽ giúp bảo vệ vùng kín, tuy nhiên môi lớn, môi nhỏ ở cơ quan sinh dục nữ với bé gái hoàn thiện chậm chưa được như người lớn, nhưng nhu cầu vệ sinh, chăm sóc đều như nhau, thậm chí cần phải chú ý hơn tới khâu vệ sinh vùng kín ở bé gái.
Những đặc điểm của bộ phận sinh dục của các bé gái, cũng như những tác động từ bên ngoài khiến người lớn càng phải chú ý chăm sóc, bảo vệ, vệ sinh vùng kín cho con gái, đó là:
– Biểu mô âm đạo mỏng, pH âm đạo là trung tính
– Vùng sinh dục, hậu môn lại nằm sát cạnh nhau, trong khi việc đi vệ sinh của em bé – đặc biệt các bé dưới 2 tuổi (là không tự chủ ), bé chưa biết gọi, chưa biết nói nên phải đóng bỉm thường xuyên.
– Da của em bé kể cả da của vùng sinh dục rất mỏng, nhạy cảm , hệ thống mạch máu thưa thớt, hệ miễn dịch kém, đặc biệt dưới 5 tuổi hệ miễn dịch chủ động chưa hoàn thiện, trong khi miễn dịch thụ động mà mẹ truyền cho trong thời kì bào thai đang hết dần cho tới khi bé được 12 tháng tuổi.
Lúc này, khả năng tự bảo vệ của trẻ nhỏ cũng kém hơn của người lớn, trong khi các loại virus, vi khuẩn, bấn sẽ tấn công sức khỏe trẻ, trong đó tấn công lan cả sang vùng kín của bé gây hiện tượng hăm đỏ, ngứa, thậm chí có mùi hôi.
Viêm âm đạo ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị mẹ cần biết
Cách vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh đúng cách
Nếu như việc chăm sóc vệ sinh vùng kín cho bé trai khá nhẹ nhàng và nhanh chóng thì vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh cần tuần tự từng bước để tránh lây bẩn, viêm âm đạo…
Chuẩn bị:
– Nước ấm.
– Bông gòn cắt miếng.
– Khăn mềm (khăn xô).
– Tã vải.
Các bước vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh đúng cách:
– Bước 1: Trước khi vệ sinh vùng kín cho bé gái người mẹ lưu ý cần rửa tay thật sạch.
– Bước 2: Một tay mở tã bẩn ra, tay còn lại cầm nhấc nâng 2 chân bé lên nhẹ nhàng để lấy tã bẩn ra ngoài.
– Bước 3: Nhúng khăn mềm vào nước ấm, sau khi lau bụng thì đến mông, nên quan sát mông xem có bị lây bẩn ra ngoài không.
– Bước 4: Quan sát da và vùng sinh dục của bé. Lấy khăn giấy khô lau sạch sẽ. Lưu ý khi vệ sinh tránh để vết bẩn dây trở lại.
– Bước 5: Mặc tã mới cho bé.
Lưu ý: Nguyên tắc vệ sinh vùng kín cho bé gái: từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, lau theo thứ tự bụng, mông, lưng, đùi, vùng kín. Những sai lầm khi vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh
Những sai lầm khi vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh
1.Vệ sinh vùng kín cho bé gái bằng sữa tắm.
Khi tắm cho trẻ, nhiều mẹ thường tranh thủ dùng luôn sữa tắm, xà phòng tắm để vệ sinh vùng kín cho bé. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì trong các sản phẩm tắm, vệ sinh cơ thể này có thể có chất kiềm, tẩy rửa dễ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở vùng kín khiến làn da nhạy cảm của bé bị kích ứng.
2. Dùng nước lá trầu không, lá chè để vệ sinh vùng kín cho bé gái
Theo BS.CKII.Trần Thu Huyền khi thấy vùng kín của trẻ bị hăm đỏ, tiết dịch, có mùi hôi do đóng bỉm nhiều, hoặc đến trường chưa được cô vệ sinh tốt, nhiều mẹ thường áp dụng phương pháp dân gian như rửa bằng lá chè, lá trầu không.
Các loại lá này thường có tính sát khuẩn mạnh, khó xác định được nồng độ chuẩn khi pha loãng và dễ gây mất cân bằng pH âm đạo ở bé gái. Ngoài ra, với môi trường ô nhiễm như hiện nay thì việc tìm được nguồn lá trầu không, lá chè sạch cũng là một vấn đề.
3. Dùng nước muối để vệ sinh vùng kín cho bé gái
Đây cũng là sai lầm khác khá phổ biến của các mẹ, vì cho rằng nước muối sinh lý an toàn để vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên nước muối có tính kiềm, mà độ pH âm đạo của bé lại thường nghiêng về trung tính do đó dùng nước muối để vệ sinh vùng kín cho bé gái cũng dễ làm môi trường pH âm đạo bị mất cân bằng.
4. Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh bằng nước lọc
Do có quan niệm rằng trẻ nhỏ thì khó bị viêm nhiễm vùng kín, nên các mẹ thường ít lưu tâm đến vấn đề vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé, hoặc do tâm lý ngược lại sợ dùng dung dịch vệ sinh sẽ không an toàn, nên chỉ vệ sinh cho con bằng nước lọc.
Tuy nhiên điều này không thể làm sạch vùng kín của bé hoàn toàn, và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm men xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ.
5. Dùng dung dịch vệ sinh của mẹ để vệ sinh vùng kín cho con
Cũng như sữa tắm, xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh của mẹ cũng không an toàn và không phù hợp với môi trường pH âm đạo của bé gái sơ sinh. Do chúng chứa chất tạo màu, tạo bọt và có tính sát khuẩn cao nên càng khiến vùng kín của bé dễ bị viêm nhiễm hơn. Do đó mẹ không nên dùng cách này để vệ sinh vùng kín cho bé gái.
Các lời khuyên khác về vệ sinh vùng kín cho bé
– Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày mẹ có thể tắm cho bé một hoặc hai lần, mỗi lần tắm rửa sạch và vệ sinh vùng kín cho bé để bé không bị hăm tã và ngứa ngáy. Ngoài ra sau mỗi lần bé đi tiểu hoặc đi cầu cũng nên được rửa bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm hoặc bông gòn.
– Khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh, ngoài rửa môi ngoài cần phải rửa cả môi nhỏ. Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu để làm mềm các mảng dơ bám ở đây (nếu có) trước khi vệ sinh như thông thường.
– Đôi khi âm đạo của bé cũng có thể tiết dịch trong và không mùi là chuyện bình thường.
– Các mẹ có thể đặt lịch thay tã cho bé mỗi 3 giờ một lần nếu dùng tã giấy có chất lượng thấm hút tốt, bề mặt khô thoáng.
Nhiều mẹ vẫn cho rằng trẻ nhỏ thì khó có nguy cơ mắc viêm phụ khoa. Nhưng trong thực tế, có những bé gái dưới 10 tuổi, thậm chí 5-6 tuổi cũng gặp các vấn đề về “vùng kín” như viêm âm hộ, âm đạo.
BSCKII. Trần Thu Huyền giải thích, do khi tuổi còn nhỏ, buồng trứng chưa hoạt động, nên đặc điểm cơ quan sinh dục ở bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản. “Vùng kín của bé dễ bị kích ứng vì thiếu các “rào chắn” sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng.
Ví dụ như, môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng… Ngoài ra, bởi ở bé gái, âm đạo có độ pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ, nên vi trùng có điều kiện để phát triển. Những yếu tố trên kết hợp với vệ sinh kém dễ gây nên viêm âm hộ, âm đạo ở bé gái”.
Bên cạnh đó, âm hộ và âm đạo của bé gái thường bị viêm do các vi trùng đường ruột, thậm chí vi trùng đường hô hấp và cả ký sinh trùng như giun kim.
Nếu trẻ không được chăm sóc tốt, điều kiện vệ sinh kém, thì rất dễ mắc viêm nhiễm phụ khoa.
5 điều cần lưu ý khi vệ sinh “vùng kín” cho bé đúng cách
Theo bác sĩ Trần Thu Huyền, việc giữ vệ sinh “vùng kín” cho bé không quá phức tạp, mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện được tại nhà hàng ngày.
– Vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày, sáng và tối
– Đặc biệt lưu ý vệ sinh bằng nước sạch sau khi bé đi đại tiện, cần lưu ý vệ sinh từ trên xuống, để tránh đẩy vi khuẩn thâm nhập ngược trở lại “vùng kín”
– Quần lót không được quá chật, chất liệu không gây kích ứng
– Không để bé ngồi lê la dưới nền đất, đặc biệt là khi bé mặc váy hoặc chỉ mặc quần lót
– Không giặt chung đồ lót của con với bố mẹ
Các biểu hiện thường gặp khi bé gái bị viêm nhiễm “vùng kín”
Khi thấy các biểu hiện này, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng hơn. Viêm phụ khoa không chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu, bức bối trong cuộc sống hàng ngày, mà có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của con yêu về sau.
– Tiết dịch màu xanh lá hoặc màu nâu, đây là biểu hiện phổ biến nhất của viêm nhiễm âm đạo
– Ngứa ” vùng kín”
– Rối loạn bài niệu: đái dắt, buốt hoặc đái dầm (ở trẻ lớn)
– Bé ngủ không ngon giấc
Trên đây là những chia sẻ về cách vệ sinh vùng kín cho các bé gái, hy vọng các mẹ có thể tham khảo và vệ sinh đúng cách cho con. Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể liên hệ trực tiếp với BS.CKII.Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường qua Hotline 0789503555 để được hỗ trợ kịp thời.