Mày đay là một trong những bệnh da dị ứng rất hay gặp. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Căn nguyên của bệnh rất phức tạp có liên quan tới nhiều bệnh lý và yếu tố khác nhau. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh mày đay là các sẩn phù màu hồng nổi gờ trên mặt da kèm ngứa nhiều.
.
Nhìn chung, mày đay không nguy hiểm (trừ trường hợp mày đay ở dạng phù Quincke niêm mạc thanh quản có thể gây khó thở, nặng hơn thì suy hô hấp cấp), nhưng bệnh hay gây phiền toái cho người bệnh do rất ngứa và đặc biệt rất hay tái phát, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và chất lượng cuộc sống.
Mày đay là gì?
Mày đay (cũng có nơi gọi là mề đay) là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và/ niêm mạc. Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ, sẩn phù xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và thường không để lại dấu vết gì trên da. Mày đay là một bệnh phổ biến, dễ nhận biết nhưng lại khó tìm được nguyên nhân mặc dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Bệnh có cơ chế phức tạp, trong đó có vai trò quan trọng của chất trung gian hóa học histamin.
Phân loại
- Mày đay thông thường (cấp và mãn).
- Mày đay vật lý.
- Mày đay tiếp xúc.
- Viêm mạch mày đay.
- Phù mạch.
Mày đay cấp
- Kéo dài <6 Tuần.
- Do nhiều nguyên nhân (thức ăn, thuốc, nhiễm trùng, nội tiết…).
- Cơ chế gây bệnh :
– Phản ứng dị ứng qua trung gian IgE (type 1) hoặc qua trung gian bổ thể (type 3).
– Phản ứng dị ứng không qua trung gian miễn dịch.
Mày đay mãn
- Kéo dài >6 Tuần.
- Thường không tìm được nguyên nhân, chỉ tìm đươc từ 5-20%.
- Tự kháng thể IgG hoặc tự kháng thể IgE gắn kết với thụ thể IgE có ái tính cao trên bề mặt tế bào bón gây phóng thích histamine.
Mày đay vật lý
– Mày đay do kích thích cơ học:
- Chứng da vẽ nổi.
- Mày đay muộn do áp lực.
- Mày đay do rung (vibration).
– Mày đay do thay đổi nhiệt độ:
- Mày đay cholinergique.
- Mày đay do tiếp xúc nhiệt tại chỗ.
- Mày đay do lạnh.
– Mày đay do ánh nắng mặt trời.
– Phù mạch
- Sang thương giống mày đay nhưng sâu và lan tỏa hơn.
- Bệnh nguyên chưa rõ.
- Cảm giác bỏng rát, đau.
- Vi trí: môi, mắt, lòng bàn tay, bàn chân, hô hấp, tiêu hóa.
Làm thế nào để chẩn đoán mề đay ?
Mề đay được chẩn đoán ở những người có tiền sử phát ban kéo dài ít hơn 24 giờ. Một số phương pháp được sử dụng như sau
- Định lượng IgE đặc hiệu với dị nguyên nghi ngờ bằng phương pháp RAST. Phương pháp này có ý nghĩa trong một số các trường hợp cần chẩn đoán rõ nguyên nhân.
- Prick-test: được tiến hành khi các triệu chứng cấp tính đã ổn định. Thông thường được làm ở mặt trước cánh tay, dị nguyên được nhỏ trên da và cho kết quả sau 15 phút.
- Test kích thích đường uống: đôi khi cũng cho kết quả tốt cho chẩn đoán nhưng việc đánh giá khó khăn.
- Test áp (patch- test): nhỏ 0,1 chất nghi ngờ trên vùng da 9 cm2 dưới cánh tay, phản ứng dương tính từ 15- 20 phút với sẩn đỏ hoặc bọng nước.
Điều trị
Không dùng thuốc
- Tìm và loại bỏ nguyên nhân.
- Tránh các yếu tố gây khởi phát bệnh
- Tránh stress, tình trạng quá nóng, lạnh
- Tránh dùng các thuốc có thể gây mày đay: Aspirin, NSAIDs, codeine, morphine, ức chế men chuyển…
- Tránh các thức ăn có thể gây dị ứng: trứng, dâu tây, cà chua, chocolate
Dùng thuốc
- Thuốc kháng histamin.
- Corticoid toàn thân.
- Thuốc khác: leukotrien, epinephrine, colchicin, dapson, doxepine…
- Có thể dùng ức chế miễn dịch, thay huyết tương, Immunoglobuline truyền tĩnh mạch ( trong những trường hợp nặng, kháng trị).
Việc điều trị hiện nay thường tập trung vào trị triệu chứng bằng các loại thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được dùng trong thời gian 7-10 ngày, có nhiều tác dụng phụ và việc dùng nhiều sẽ không tốt cho gan, thận cũng như làm suy yếu chức năng miễn dịch ở tế bào.
Cho đến nay, việc chẩn đoán và xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh mày đay còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc điều trị dứt điểm căn bệnh này đôi khi còn hạn chế. Chính vì vậy người bệnh khi bị mày đay cần đến khám ở các cơ sở y tế để được tư vấn và xử lí hợp lý, tránh được những nguy cơ biến chứng của bệnh cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng tái phát.
Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân sớm lành bệnh !