Tiếp nối kinh thủ quyết âm tâm bào, đó chính là đường kinh thủ thiếu dương tam tiêu. Vậy kinh lạc này có đường đi như thế nào, vị trí các huyệt, cách châm cứu và chủ trị ra sao, hãy cùng đông y Tuệ y Đường và Bs CKII Trần Thị Thu Huyền trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé.
ĐƯỜNG ĐI CỦA KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU
Kinh thủ thiếu dương tam tiêu bắt đầu từ ngón tay đeo nhẫn dọc bờ (phía ngón út) mu ngón tay lên kẽ ngón út và đeo nhẫn dọc mu tay (giữa 2 xương bàn tay 4 và 5) lên cổ tay đi giữa hai xương (quay và trụ) qua mỏm khuỷu dọc mặt sau ngoài cánh tay lên vai bắt chéo ra sau kinh Thiếu dương đởm, qua vai (Kiên tỉnh) vào hố trên đòn (Khuyết bồn) xuống giữa hai vú (Đản trung), liên lạc với Tâm bào, qua cơ hoành, từ ngực xuống bụng (thuộc về Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu)
Phân nhánh của kinh thủ thiếu dương tam tiêu: Từ Đản trung lên hố trên đòn (Khuyết bồn) lên gáy, đến sau tai, dọc theo rìa tai, lên mỏm trên rìa tai, vòng xuống mặt rồi lên đến dưới hố mắt.
Từ sau tai đi vào trong tai, ra trước tai, đi trước huyệt Thượng quan đến đuôi mắt để tiếp nối với kinh Thiếu dương Đởm.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
CÁC HUYỆT THUỘC KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU
QUAN XUNG
– Xông vào các quan hệ. Huyệt tỉnh kinh thủ thiếu dương tam tiêu.
– Vị trí: Ở cạnh ngoài gốc móng tay ngón tay đeo nhẫn, cách gốc móng khoảng hơn 1 phân.
– Cách châm cứu: Châm chếch sâu 1 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
– Chủ trị: đâu đầu, đỏ mắt, hầu họng sưng đau, bệnh nhiệt tính, tim bồn chồn, sưng quai bị, trẻ em tiêu hóa kém, cấp tính hôn mê, viêm kết mạc, mắt sinh màng mộng, nhìn vật không rõ.
DỊCH MÔN
– Cửa của chất dịch. Huyệt huỳnh kinh thủ thiếu dương tam tiêu.
– Vị trí: Ở nếp gấp khe ngón út, ngón nhẫn trên mu bàn tay, lấy ở cuối nếp gấp, bên ngoài khớp ngón tay và bàn tay.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: đau đầu, mắt đỏ, ù tai, hầu họng sưng đau, sốt rét, đau mu bàn tay, sữa không xuống, cánh tay đau, ngón tay sưng đau, hồi hộp nói nhảm, cảm lạnh mùa xuân…
TRUNG CHỮ
– Ở giữa đảo nổi trên sông. Huyệt du kinh thủ thiếu dương tam tiêu.
– Vị trí: Ở sau khớp, ngón bàn số 4, lấy chỗ lõm sau khớp ngón bàn, khe xương bàn 4 – 5
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: tai ù, tai điếc, đau đầu, hầu họng sưng đau, ngón tay co duỗi khó khăn, có cảm giác nặng nề sau gáy, vai và lưng trên đau; đau thần kinh liên sườn, khuỷu cánh ta buốt đau, mắt nhìn vật không rõ, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, mắt hoa, mắt sinh mảng mộng; sốt rét lâu ngày…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
DƯƠNG TRÌ
– Cái đầm ở mặt dương. Huyệt Nguyên kinh thủ thiếu dương tam tiêu.
– Vị trí: Ở khớp cổ tay phía mu bàn tay, úp bàn tay, hơi co gập cổ tay, lấy ở chỗ lõm cạnh ngoài gân lớn chính giữa cổ tay (gân cơ duỗi chung), thẳng khe ngón 3 – 4 lên.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 5 phân. KHÔNG CỨU.
– Chủ trị: Đau cổ ta, đau đầu, mắt sưng đỏ, bệnh tật ở khớp cổ tay và các ổ chức phần mềm xung quanh, cảm mạo, viêm amidan, sốt rét, tiêu khát, miệng khô, hầu bại, tai ù, cổ ta vô lực, vai và cánh tay đau không giơ lên được
NGOẠI QUAN – Có quan hệ với ngoại tà
– Vị trí: Ở cổ tay, chỗ huyệt Dương trí lên 2 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay. Huyệt lạc nối kinh thủ thiếu dương tam tiêu với kinh thủ quyết âm tâm bào và mạch dương duy.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 6 phân hoặc châm thấu huyệt Nội quan, cảm giác tê tức lan tới khuỷu, vai, cổ, có khi xuống đến ngón tay. Cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: cảm mạo, đau đầu, đau răng, đau sườn ngực, đau dạ dày, đau cổ tay, tai ù, sái cổ, chi trên bất toại, sán hậu táo bón, quai bị, sốt cao, viêm phổi, tai điếc, đau một bên đầu, tiểu rắt, đau khớp chi trên, liệt 1 bên người, tê bại, ngón tay đau không thể nắm được, tay run, họng sưng…
CHI CÂU – Cái rãnh nước chia nhánh
– Vị trí: lấy từ huyệt Ngoại quan lên 1 thốn, khe giữa 2 xương. Huyệt kinh của thủ thiếu dương tam tiêu.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 6 phân, hoặc châm thấu huyệt Giản sử, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: Đau sườn ngực, đau dạ dày, đau cổ tay, tai điếc, đau hầu họng, táo bón, nôn mửa, dể xong xẩm choang váng, đau vai và cánh tay, viêm mạc lồng ngực, ít sữa, xuất huyết dưới da, sườn nách cấp đau, bệnh nhiệt mồ hôi không ra…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
HỘI TÔNG – Hội họp dòng dõi. Huyệt khích kinh thủ thiếu dương tam tiêu.
– Vị trí: Ở huyệt Chi câu sang ngang cạnh trụ khoảng bề ngang ngón tay. Lấy ở sát bờ ngoài xương trụ, mặt sau cẳng tay, trên huyệt Dương trì 3 tấc, cách Ngoại quan 1 khoát ngón tay về phía ngón út.
– Cách châm cứu: CẤM CHÂM
– Chủ trị: tai ù, tai điếc, chi trên đau đớn, điên dại, động kinh da thịt đau.
TAM DƯƠNG LẠC – Đường nối ba kinh
– Vị trí: huyệt Chi câu lên 1 thốn, giữa 2 xương.
– Cách châm cứu: CẤM CHÂM
– Chủ trị: tai điếc, cánh tay đau, mất tiếng, ham nằm, tứ chi không muốn động đậ.
TỨ ĐỘC – Bốn cái rãnh
– Vị trí: Ở mỏm khuỷu xuống 5 thốn, giữa 2 xương
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: đau cẳng tay, chi trên bại liệt, tai điếc, đau răng, viêm thận, họng cứng, đau đầu, thần kinh suy nhược, choáng váng xây xẩm, đau hàm dưới…
THIÊN TĨNH – Cái giêng trời. Huyệt hợp kinh thủ thiếu dương tam tiêu
– Vị trí: Ở phía sau mỏm khuỷu, khi ngồi ngay co khuỷu tay, ở chỗ sau khuỷu lên 1 thốn, giữa chỗ lõm là huyệt.
– Cách châm cứu: châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút
– Chủ trị: đau đầu, đau cổ, gáy, vai, đau khuỷu tay, tràng nhạc, bệnh tật ở khớp khuỷu và các tổ chức phần mềm chung quanh, đau 1 bên đầu, viêm amidan, dị ứng mẩn ngứa, chữa lao hạch ở cổ, điếc tai, hầu bại, sốt rét…
THANH LÃNH UYÊN – Chỗ sâu lạnh mà trong vắt
– Vị trí: Huyệt Thiên tỉnh lên 1 thốn, co khuỷu tay lấy huyệt
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: đau vai và cánh tay, đau đầu, đau mắt
TIÊU LẠC – Cửa sông lạc tiêu mất
– Vị trí: ở giữa huyệt Thanh lãnh uyên và huyệt Nhu hội
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: phong bại đau đầu, cổ gáy cứng đau, cánh tay đau, răng đau; điên giản…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
NHU HỘI – Chỗ gặp bắp thịt vai cánh tay. Huyệt hội kinh thủ thiếu dương tam tiêu và mạch Dương kiểu
– Vị trí: nằm trên đường thẳng từ huyệt Kiên liêu tới mỏm khuỷu, từ đầu vai xuống 3 thốn
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: sưng tuyến giáp trạng, cánh tay buốt đau không có lực, đau không nâng lên được, vai sưng dẫn vào trong xương bả vai.
KIÊN LIÊU – Lỗ xương bả vai
– Vị trí: Ở phía sau và dưới ụ xương vai, khi giơ ngang cánh tay thì nó ở chỗ lõm sau huyệt Kiên ngung 1 thốn
– Cách châm cứu: Châm đứng sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút
– Chủ trị: đau vai, cánh tay đau không dơ lên được.
THIÊN LIÊU – Lỗ của trời. Huyệt hội của kinh thủ thiếu dương tam tiêu, túc thiếu dương đởm và mạch dương duy.
– Vị trí: từ ụ xương vai đến Đại chùy chia đôi, ở đó là huyệt Kiên tỉnh, từ huyệt Kiên tỉnh xuống 1 thốn là huyệt Thiên liêu, giữa hỗ lõm, mép trên bờ vai xương bả vai thẳng lên.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: đau vai, đau cánh ta, cánh tay không dơ lên được, bả vai, cổ, gáy đau, viêm đầu cơ trên võng bả vai, bệnh nhiệt, trong ngực phiền muộn, mồ hôi không ra
THIÊN DŨ – Cửa sổ của trời
– Vị trí: Phía sau và dưới mỏm chũm, phía sau cơ ức đón chũm, ngang với góc hàm dưới.
– Cách châm cứu: Châm đứn km, sâu 1,5 – 2 thốn, KHÔNG CỨU
– Chủ trị: tai điếc, gáy cứng, mắt đau, hầu bại, lao hạch, đầu phong mặt sưng…
Ế PHONG – màn chắn gió. Huyệt hội kinh thủ thiếu dương tam tiêu và túc thiếu dương đởm
– Vị trí: Ở giữa chỗ lõm sau dái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm, sau góc xương ham dưới
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút
– Chủ trị: tai ù, tai điếc, quai bị, khớp hàm cắn cứng, liệt mặt viêm tai giữa, miệng mắt méo lệch, miệng cắn không nói, mắt mờ, có màng trắng đỏ, nói lắp, trẻ em hay ngáp, nấc…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
KHẾ MẠCH – mạch điên dại
– Vị trí: Ở sau tai giữa mỏm chũm, từ huyệt Ế phong ven theo sau vành tai lên đến huyệt Giác tôn. Lấy 1/3 đoạn dưới, chỗ sau gốc tai có mạch lạc xanh như chân gà.
– Cách châm cứu: Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: tai điếc, đau đầu, trẻ em kinh phong, nôn mửa…
LƯ TÚC – Chỗ sọ thở
– Vị trí: Huyệt Khế mạch lên 1 thốn, ở giữa mạch lạc sau tai
– Cách châm cứu: châm chếch 1 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: tai ù, nôn mửa, viêm tai giữa, đau đầu, đau tai, thở xuyễn, điên giản, kinh giản…
GIÁC TÔN – Sừng của cháu
– Vị trí: Ở phia trên huyệt Nhĩ tiêm, vào trong mái tóc, khi há miệng ở đó có chỗ lõm. Ép sát tai vào, đầu huyệt ở trên chân tóc, ngang chỗ cao nhất của vành tai ép vào đầu.
– Cách châm cứu: Châm chêch 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: tai sưng đỏ, giác mạc có màng mây, đau răng sâu, sưng quai bị, môi mép cứng, đầu gáy cứng…
NHĨ MÔN – Cửa của tai
– Vị trí: Ở trước tai, trong chõ lõm trước bờ cắt bình tai, ngồi ngay há mồm lấy huyệt
– Cách châm cứu: châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
– Chủ trị: tai ù, tai điếc, đau răng, viêm tai giữa, câm điếc, viêm khớp hàm dưới, đau răng hàm trên, đau đầu hàm, sâu răng…
HÒA LIÊU – Lỗ xương êm ái
– Vị trí: ở phía trước và trên huyệt nhĩ môn, ngang gốc vành tai, sau mép tóc mai, phía sau động mạch đập.
– Cách châm cứu: Châm chếch 2 – 3 phân, cứu 3 mồi
– Chủ trị: tai ù, đau đầu, hàm răng cắn chặt, tê bại thần kinh mắt, cổ hàm sưng…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
TY TRÚC KHÔNG – khoảng trống có trúc nhỏ
– Vị trí: Ở ms ngoài hốc mắt, tron hố lõm ngoài đuôi lông mày.
– Cách châm cứu: châm chìm dưới da, sâu 3 – 5 phân. CẤM CỨU.
– Chủ trị: đau bên đầu, mắt đau đỏ, xương ụ mày đau, thần kinh mặt tê bại, mắt hoa, nhìn vật mờ mờ không rõ, các bệnh về mắt…
TỔNG KẾT KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU
Qua bài viết trên, Bs CKII Trần Thị Thu Huyền đã đưa ra một số tổng kết về kinh thủ thiếu dương tam tiêu như sau:
– Kinh thủ thiếu dương tam tiêu chữa bệnh ở những nơi đường kinh đi qua
– Khi kinh thủ thiếu dương tam tiêu bị bệnh: tai điếc, tai ù, thanh quản sưng đau, mắt đau, má sưng, sau tai, vai, cánh tay mặt ngoài khuỷu đau, ngón đeo nhẫn vận động khó
– Khi phủ tam tiêu bị bệnh: bụng đầy chướng, bụng dưới cứng, đái không thông, đái són, đái rắt, phù.
Bs CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ rằng, kinh Thủ thiếu dương tam tiêu là một kinh được áp dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý. Đặc biệt là cơ xương khớp, Kinh thủ thiếu dương tam tiêu áp dụng vào xoa bóp bấm huyệt, châm cứu đem lại hiệu quả cao đối với các mặt bệnh thoái hóa các khớp chi trên, đau nhức các khớp chi trên, tai ù, tai điếc…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường, nhờ áp dụng Học thuyết kinh lạc và kinh thủ thiếu dương tam tiêu vào điều trị bệnh, các bệnh nhân đều phản hồi rất tốt về các mặt bệnh cơ xương khớp khi được trị liệu xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,…
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp và kinh thủ thiếu dương tam tiêu, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555– 0789.503.555
Kiến thức rất bổ ích cảm ơn bác sỹ
Mẹ em đau đến mức cứ mỗi lần trái gió là đau phát khóc tìm hiểu được trên mạng thử đến xem sao nhưng sau 2 hôm mẹ đỡ đau hẳn giờ đang đi theo liệu trình mấy hôm nay gió lạnh về nhưng không thấy mẹ nói đau nữa- cảm ơn các bác sỹ nhiều lắm
Nếu không biết châm cứu thì mình day ấn các huyệt này thì có tác dụng k ạ
Tôi đã đến điều trị ở đây , dịch vụ chất lượng rất tốt.
Cho em hỏi bác sĩ bảo em điều trị 6 buổi nhưng em điều trị buổi thứ 4 đã hết đau , cũng không còn tê dưới chân nữa vậy có phải đi nữa không ạ