Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể. Bệnh thường gặp ở nữ giới, hầu hết các trường hợp lupus được phát hiện ở bệnh nhân từ 15–45 tuổi. Tuy nhiên, không loại trừ tình trạng này xảy ra ở trẻ em và người lớn.
Lupus có những dạng nào?
Một số dạng lupus thường gặp như:
- Lupus ban đỏ hệ thống – là loại phổ biến nhất của lupus. Loại bệnh này tấn công các mô khác nhau như khớp, da, não, phổi, thận và mạch máu.
- Lupus ban đỏ dạng đĩa – là dạng lupus tấn công vào mô da, gây đỏ da.
- Lupus ở trẻ sơ sinh – lupus này tấn công trẻ sơ sinh. Trẻ nếu có mẹ mắc rối loạn kháng thể sẽ mắc lupus dạng này từ khi sinh ra.
- Lupus do thuốc – dạng này chỉ thường xảy ra trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc sẽ có tác dụng phụ tương tự như triệu chứng bệnh lupus.
- Lupus ban đỏ bán cấp da – dạng lupus làm các mô da bị tổn thương và bỏng khi tiếp xúc với ánh mặt trời.
Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh lupus rất đa dạng và khó chẩn đoán vì bệnh gây ra các triệu chứng và dấu hiệu gần giống các bệnh khác. Dưới đây là một số triệu chứng và dấu hiệu thường gặp như:
- Đau khớp
- Khớp sưng
- Miệng hoặc mũi bị thương mà không lành lại trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng
- Trong nước tiểu có máu hoặc thậm chí protein (protein niệu)
- Phát ban da trên nhiều khu vực
- Rụng tóc
- Sốt
- Co giật
- Đau ngực và khó thở do viêm phổi
Nếu bạn có ít nhất 4 triệu chứng trên, bạn nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh Lupus
Lupus là một bệnh mãn tính gây ra bởi một sự xáo trộn trong cơ thể, do đó bệnh chắc chắn không phải do virus hoặc các vi khuẩn gây ra. Trên thực tế, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra lupus. Có nhiều yếu tố có thể gây ra điều này. Tuy nhiên, một số lý thuyết cho thấy rằng lupus là do sự tương tác gen, nội tiết tố và môi trường.
- Yếu tố di truyền :Nếu trong gia đình có một thành viên mắc bệnh lupus, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
- Nội tiết tố :Trên thực tế, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lupus cao gấp 9 lần so với nam giới. Hiện tượng này có thể được giải thích bởi các khác biệt về hormone giới tính tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của phụ nữ và nam giới. Cơ thể phụ nữ sản xuất và sử dụng nhiều hormone estrogen hơn, trong khi cơ thể nam giới dựa vào hormone androgen. Estrogen được biết đến như là một loại hormone “tăng cường miễn dịch”, có nghĩa là phụ nữ có hệ miễn dịch mạnh hơn đàn ông. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch tấn công cơ thể, phụ nữ sẽ dễ bị bệnh tự miễn dịch hơn.
- Môi trường: Một số yếu tố môi trường có liên quan với nguyên nhân gây bệnh lupus. Các nhà nghiên cứu đã thấy mối liên quan giữa lupus và các chất độc trong môi trường như khói thuốc lá, gel silica natri và thủy ngân. Virus Herpes zoster (virus gây ra herpes zoster) và virus cytomegalovirus cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây ra lupus.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus?
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus như:
- Giới tính. Phụ nữ dễ mắc lupus hơn nam giới. Điều này liên quan đến gen trong cơ thể người phụ nữ.
- Chủng tộc. Lupus thường xảy ra ở những người có chủng tộc châu Á và châu Phi.
- Dùng thuốc. Một số loại thuốc chống động kinh, thuốc trị huyết áp, kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc lupus khi họ ngừng dùng thuốc.
- Tiếp xúc với ánh nắng. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể gây tổn thương da, dẫn đến xuất hiện lupus từ các cơ quan hoặc tế bào ở các cơ quan dễ bị tổn thương.
Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh lupus?
Cho đến nay, lupus là một căn bệnh chưa tìm được phương pháp điều trị. Vì vậy, những người bị lupus không thể được chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn sẽ được điều trị nhằm:
- Ngăn ngừa xuất hiện các triệu chứng do lupus
- Giảm các triệu chứng khác nhau của lupus
- Giảm tổn thương cơ quan và các vấn đề khác
- Giảm sưng và đau
- Làm dịu hệ miễn dịch
- Giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương khớp
- Tránh các biến chứng
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để giảm các triệu chứng hoặc tình trạng sức khỏe khác. Các thuốc thường được dùng để điều trị gồm:
1. Thuốc kháng viêm không steroid
Những loại thuốc này bao gồm thuốc giảm đau thông thường để trị cơn đau, sốt và khớp sưng như naproxen, ibuprofen và motrin. Hầu hết các thuốc này không yêu cầu kê toa, nhưng một số thuốc có liều lượng mạnh và các phản ứng phụ nên cần được bác sĩ kê toa.
2. Thuốc trị sốt rét
Thuốc này được sử dụng để phòng ngừa và điều trị sốt rét. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các thuốc trị sốt rét là cần thiết để giúp người bệnh vượt qua các triệu chứng đau khớp, phát ban da, viêm vùng màng nhĩ và sốt.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân lupus được dùng thuốc sốt rét sống lâu hơn so với những người không được điều trị. Các loại thuốc sốt rét được sử dùng gồm hydroxychloroquine (Plaquenil), chloroquine (Aralen), quinacrine (Atabrine).
3. Corticosteroid
Loại thuốc này giúp bệnh nhân lupus ngăn ngừa tình trạng viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc corticosteroid có tác dụng phụ lâu dài như tăng cân, làm cho xương xốp, huyết áp cao và tiểu đường.
4. Thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc ức chế miễn dịch hoạt động để ức chế hệ miễn dịch. Một số thuốc ức chế miễn dịch được dùng như azathioprine (Imuran, Azasan), mycophenolate (CellCept), leflunomide (Arava) và methotrexate (Trexall).
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan, giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra như buồn nôn, tiêu chảy và sốt.
Các biến chứng và vấn đề sức khỏe có thể phát sinh từ bệnh lupus
Lupus là một bệnh phá hủy hệ thống miễn dịch, do đó nhiều hệ thống cơ thể hoặc các mô bị suy giảm. Một số biến chứng từ bệnh bạn có thể mắc phải như:
- Suy thận
- Rối loạn máu, chẳng hạn như thiếu máu
- Huyết áp cao
- Viêm mạch, viêm mạch máu
- Rối loạn trí nhớ
- Thay đổi hành vi, thường xuyên có ảo giác
- Động kinh
- Đột quỵ
- Bệnh tim
- Các vấn đề trong phổi, ví dụ như viêm phổi màng phổi và viêm phổi
- Dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm
- Ung thư
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.