Thiếu sữa sau sinh là tình trạng khiến nhiều sản phụ vô cùng lo lắng khi không đủ nguồn dinh dưỡng cho con. Vậy nguyên nhân thiếu sữa là gì và điều trị thiếu sữa theo y học cổ truyền như thế nào? Mời các bạn cùng xem chia sẻ của Ths.Bs Thu Huyền– Trưởng khoa khám bệnh của Phòng khám Đông y Tuệ y đường chia sẻ về vấn đề này nhé!
1. Đại cương về thiếu sữa sau sinh
Thiếu sữa sau sinh là tình trạng trong thời kì cho con bú, sản phụ thấy số lượng sữa ra rất ít hoặc không có sữa thì gọi là thiếu sữa, còn gọi là sữa không xuống, hoặc sữa không đủ, hoặc không có sữa sau sinh. Chứng bệnh này thường thấy sau khi sinh 2-3 ngày đến 1 tuần hoặc có thể thấy trong toàn bộ thời kì cho con bú. Trong sữa mẹ chứa rất nhiều chất có tính chất miễn dịch nên cực kì quan trọng đối với trẻ mới sinh, ngoài ra trong sữa còn có lượng chất dinh dưỡng phong phú, là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của trẻ
2. Cơ chế bệnh sinh của thiếu sữa sau sinh
- Sữa mẹ có nguồn gốc hóa sinh từ khí huyết, dựa vào sơ tiết và điều tiết của can khí. Vì vậy, nguyên nhân bệnh sinh chủ yếu của chứng bệnh này là do nguồn hóa sinh khí huyết không đầy đủ, can khí uất kết làm cho sữa mẹ( nhũ trấp), bị ứ trệ không xuống gây nên.
- Khí huyết hư nhược: vốn dĩ cơ thể tỳ vị hư nhược, kết hợp với mất huyết hao khí khi sinh nên khí huyết càng hao hư, nguồn hóa sinh không đầy đủ nên không thể hình thành nên sữa gây nên chứng sữa rất ít hoặc không có sữa.
- Can uất khí trệ: vốn dĩ tính tình sản phụ dễ bị ức uất hoặc sau khi sinh bị căng thẳng, không thoải mái làm can mất điều đạt, khí cơ không thông, kinh mạch bị trở trệ nên ảnh hưởng đến vận hành của sữa gây nên chứng sữa rất ít hoặc không có sữa
- Chẩn đoán
- Lâm sàng: trong thời kì cho con bú thấy sữa rất ít hoặc không có sữa, hoặc sữa không đủ để nuôi trẻ
- Thăm khám phụ khoa: ấn tuyến vú thấy mềm, không căng đau, khi ấn thấy sữa ra nhỏ giọt, hoặc thấy tuyến vú căng đầy, sờ thấy các khối ở tuyến vú, ấn đau và không thấy ra sữa. Ngoài ra kiểm tra xem núm vú có bị tụt xuống hay bị nứt nẻ không
3. Biện chứng luận trị
Chứng thiếu sữa sau sinh phân thành hư và thực:
- Hư chứng: sờ tuyến vú thấy mềm, ấn không đau, sữa ra loãng
- Thực chứng: sờ tuyến vú thấy căng cứng và đau, sữa ra đặc dính
Khi điều trị nên dùng pháp điều lí khí huyết, thông lạc hạ nhũ. Trường hợp hư chứng khi điều trị nên dùng pháp bổ ích khí huyết, thông lạc lợi nhũ. Trường hợp hợp thực chứng nên dùng pháp sơ can giải uất, thông lạc hạ nhũ. Ngoài ra người mẹ nên tích cực uống sữa, đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước
>>>>>>> Xem thêm: CHO CON BÚ – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐAU ĐẦU CỦA MẸ
4. Các thể bệnh thường gặp trong thiếu sữa sau sinh
a, Thể khí huyết hư nhược
- Lâm sàng: Sản phụ sau khi sinh thấy tiết sữa ít hoặc không có sữa, sữa ra loãng, tuyến vú mềm, ấn không thấy căng, sắc mặt không tươi nhuận, mệt mỏi, ăn kém, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược
- Phân tích: Khí huyết hư nhược nên nguồn hóa sinh sữa không đầy đủ gây nên chứng sữa ra ít, không có sữa, chất sữa loãng. Tuyến sữa trống rỗng, sữa không sung thịnh nên thấy chứng tuyến vú mềm, ấn không căng. Khí hư huyết thiếu không đủ đưa lên nuôi dưỡng vùng đầu mặt nên thấy sắc mặt không tươi nhuận. Dương khí hư yếu làm tỳ mất kiện vận gây nên chứng mệt mỏi, ăn kém. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng khí huyết hư nhược
- Pháp điều trị: Bổ khí dưỡng huyết, thông nhũ
- Bài thuốc: Thông nhũ đan
Nhân sâm 06g
Đương quy 12g
Thông thảo 06g
Móng giò lợn 1 cái
Hoàng kì 12g
Mạch môn 12g
Cát cánh 06g
- Trong bài thuốc trên thì nhân sâm, hoàng kì có tác dụng bổ khí kiện tỳ nên là quân dược, đương quy, mạch môn, móng giò lợn ( chân giò làm sạch, lấy từ khuỷu chân trở xuống) có tác dụng dưỡng huyết tư dịch lợi sữa nên là thần dược, thông thảo có tác dụng thông khí hạ nhũ nên là tá dược, cát cánh có tác dụng đưa thuốc lên trên nên là sứ dược.
-
b, Thể can uất khí trệ
- Lâm sàng: Sản phụ sau sinh thấy sữa xuống rất ít, sữa dính đặc hoặc không thấy có sữa, tuyến vú căng đau, đầy tức hai bên mạn sườn, ăn uống không ngon, hoặc thấy nóng bức trong người, sốt nhẹ, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tế huyền hoặc huyền sác
- Phân tích: Tình chí bị ức uất, can khí không thư thái nên vận hành khí cơ không thông, nhũ lạc bị trở trệ nên thấy sữa ra ít. Sữa bị ứ trệ, vận hành không thông gây căng đau tuyến vú, sữa ra đặc và dính. Kinh can phân bố hai bên mạn sườn nên can khí uất kết gây chứng đầy tức hai bên mạn sườn. Can khí phạm vị gây nên chứng ăn không ngon miệng. Sữa ứ trệ lâu dần hóa nhiệt gây nên sốt nhẹ. Chất lưỡi và mạch là biểu hiện của chứng can uất khí trệ hoặc uất mà hóa nhiệt
- Pháp điều trị: Sơ can giải uất, thông lạc hạ nhũ
- Bài thuốc: Hạ nhũ dũng tuyền tán
Đương quy 12g
Lậu lô 12g
Sài hồ 12g
Cát cánh 06g
Thông thảo 06g
Bạch chỉ 10g
Cam thảo 10g
Bạch thược 12g
Sinh địa 12g
Thanh bì 10g
Xuyên khung 12g
Thiên hoa phấn 12g
Xuyên sơn giáp 06g
Vương bất lưu hành 12g
– Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang
– Trong bài thuốc trên thì sài hồ, xuyên sơn giáp có tác dụng sơ can giải uất, thông lạc lợi sữa nên là quân dược. Thanh bì giúp sài hồ sơ can giải uất, lậu lô, vương bất lưu hành, thông thảo giúp xuyên sơn giáp thông lạc hạ sữa nên các vị này đều là thần dược. Sinh địa, xuyên khung, đương quy, bạch thược, thiên hoa phấn có tác dụng bổ huyết tăng dịch nên là tá dược. Cát cánh có tác dụng lý khí thông lạc, cam thảo có tác dụng kiện tỳ hòa trung nên đều là sứ dược.
– Nếu tuyến vú căng đau nhiều thì gia ty qua lạc, hương phụ để tăng cường lý khí thông lạc
– Nếu tuyến vú căng cứng, nóng, đau, sờ thấy hòn khối thì gia bồ công anh, hạ khô thảo, xích thược để thanh nhiệt tán kết
– Nếu thấy vú đau nhói, sốt cao, sợ lạnh, hoặc thấy tuyến vú kết thành hòn cục, có dấu hiệu sóng vỗ thì nên chuyển hướng điều trị theo chứng bệnh nhũ ung
>>>>>>>> Xem thêm: TẮC TIA SỮA – NHỮNG MẸO HAY CHỮA TẠI NHÀ
5. Điều trị không dùng thuốc trong thiếu sữa sau sinh
- Cục bộ: Dùng nước ấm chườm, sắc nước cọng hành để xông và rửa
- Châm cứu: + Ôn châm: Đản trung, nhũ căn. +Phối hợp: Thiếu trạch, Thiên tông, Hợp cốc
- Nếu huyết hư thì châm thêm: Can du, cách du
- Nếu khí trệ thì châm thêm: Nội quan, kì môn
- Châm mỗi lần 20 phút, ngày châm 2 lần.
- Nhĩ châm: Điểm tuyến vú, nội tiết, dưới vỏ. Lưu kim 10 phút, ngày châm 2 lần
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
Facebook: Tuệ Y Đường
Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0789.503.555 – 0789.502.555
bác ơi vk cháu vừa sinh bé được 1 tuần, vk cháu sinh mổ giờ vẫn chưa xuông sữa cho bé bú, nhà cháu cũng bồi bổ rất nhiều mà chả ăn thua, sữa xuống có chút xíu thoi, có thuốc đông y nào uống cho nhanh xuống sữa k bác cắt cho vk cháu vs
Hiện tại chưa vợ cháu chưa có sữa thì có thể xin sữa của các bà mẹ khác hoặc cho bé uống sữa công thức trước. Còn thuốc đông y hỗ trợ thiếu sữa thì cháu gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn sớm nhất nhé!