QUAN HỆ TẠNG TÂM VỚI CÁC TẠNG KHÁC

Tạng tâm là tạng dương, chủ về mùa hạ. Bên ngoài được bao phủ bởi Tâm bào lạc, có quan hệ biểu lý với tiểu trường. Ngũ tạng bao gồm tâm, can, tỳ, phế, thận. Ngoài ra, trong Học thuyết Kinh lạc xếp tâm bào lạc thuộc tạng, hợp thành sáu kinh âm của cơ thể.

Trong Học thuyết Tạng phủ thì xếp tâm bào lạc phụ với tạng Tâm. Chức năng sinh lý của ngũ tạng là hóa sinh và tàng trữ tinh khí, có mối quan hệ chặt chẽ với lục phủ và các khiếu hình thành nên hệ thống chức năng đặc thù của ngũ tạng; trong đó, chức năng sinh lý của tâm có tác dụng chi phối các tạng khác.

Tạng Tâm có quan hệ mật thiết với tạng phế, tạng tỳ, tạng can, tạng thận. Dưới đây là phần trình bày nội dung của tạng tâm và mối quan hệ với tạng còn lại. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Hình ảnh tạng tâm
Hình ảnh tạng tâm

1. Tạng Tâm – Tạng Phế

  • Tạng Tâm phế đều thuộc thượng tiêu. Tạng Tâm chủ huyết, chủ hành huyết; phế chủ khí, chủ hô hấp. Mối quan hệ tâm – phế chủ yếu biểu hiện trong quan hệ hiệp đồng điều điều tiết giữa vận hành huyết dịch và nhịp hô hấp.
  • Tạng Tâm chủ huyết toàn thân, phế chủ khí toàn thân. Khí huyết hiệp điều để đảm bảo vận hành khí huyết bình thường, duy trì trao đổi thay cũ đổi mới ở tổ chức cơ quan tạng phủ.
  • Huyết dịch vận hành bình thường phải dựa vào sự khua động của tâm khí, phân bố của phế khí. Phế triều bách mạch, tăng cường tác dụng tâm hành huyết là điều kiện tất yếu để huyết dịch vận hành bình thường. Huyết dịch tuần hoàn bình thường mới duy trì được chức năng phế chủ khí.
  • Do “tông khí” có chức năng phụ trách tâm mạch và quản hô hấp nên mới hiệp điều bình hằng giữa tuần hoàn huyết dịch và hô hấp. Vì vậy, trung tâm tuần hoàn liên kết tâm – phế chủ yếu là “tông khí” tích ở trong ngực.
  • Nếu phế khí hư nhược không hành được huyết, phế mất tuyên túc làm phế khí ủng trệ thì đều ảnh hưởng đến chức năng hành huyết của tâm và gây nên chứng tâm huyết ứ (tức ngực, rối loạn nhịp tim, lưỡi tím…); ngược lại, tâm khí bất túc, tâm dương bất trấn, huyết hành trở ngại cũng ảnh hưởng đến chức năng tuyên túc của phế mà gây nên chứng tức ngực, ho, khó thở.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh của tạng phế
Hình ảnh của tạng phế

2. Tạng Tâm – Tạng Tỳ

Tạng Tâm chủ huyết, hành huyết; tỳ thống huyết, sinh huyết. Vì thế, biểu hiện chủ yếu trong mối quan hệ tạng tâm – tỳ là sự hiệp đồng giữa sinh thành huyết dịch và vận hành huyết dịch.
– Sinh thành huyết dịch
  • Tạng Tâm chủ huyết toàn thân. Tâm huyết nuôi dưỡng tỳ để duy trì chức năng vận hóa bình thường. Nhờ tác dụng vận chuyển thăng thanh các chất tinh vi thủy cốc của tỳ để đưa lên tâm phế, rót về tâm mạch để hóa sinh thành huyết. Tỳ chủ vận hóa, là nguồn sinh khí huyết nên tỳ khí kiện vượng, nguồn hóa sinh huyết dịch đầy đủ thì tâm huyết sung thịnh.
  • Nếu tỳ hư nhược, nguồn sinh huyết không đầy đủ hoặc không thống được huyết gây mất huyết kéo dài đều làm cho huyết hư mà ảnh hưởng đến chức năng chủ huyết của tâm. Ngoài ra, lo lắng quá độ làm hao tâm huyết, tổn tỳ khí gây chứng tâm tỳ lưỡng hư: Hồi hộp trống ngực, mất ngủ, ngủ mê nhiều, bụng trướng, ăn ít, sắc mặt không nhuận.
– Vận hành huyết dịch
  • Huyết dịch vận hành trong mạch là do tâm khí khua động để nhịp mạch điều hòa, nhờ thống nhiếp của tỳ khí để tránh thoát huyết khỏi mạch. Tạng Tâm và tỳ phối hợp nhịp nhàng làm huyết dịch vận hành bình thường.
  • Nếu tâm khí bất túc, huyết hành trở ngại hoặc tỳ khí hư tổn, rối loạn nhiếp huyết, đều gây bệnh lý rối loạn vận hành huyết.
Tỳ là tạng chủ về vận hóa trong cơ thể
Tỳ là tạng chủ về vận hóa trong cơ thể

3. Tạng Tâm – Tạng Can

Tạng Tâm chủ hành huyết, chủ thần chí; can chủ tàng huyết, chủ sơ tiết, điều tiết tình chí. Vì vậy, biểu hiện chủ yếu trong mối quan hệ tâm – can là hành huyết với tàng huyết và điều tiết tinh thần tình chí.
– Vận hành huyết dịch
  • Tâm chủ huyết, là trung khu vận hành huyết. Can là cơ quan trọng yếu để tàng trữ huyết dịch. Tâm – can phối hợp để duy trì huyết dịch vận hành bình thường. Tâm huyết sung thịnh, tâm khí vượng thịnh thì huyết vận hành bình thường và can tàng được huyết.
  • Can tàng huyết sung túc, sơ tiết nhịp nhàng, tùy theo hoạt động của cơ thể để điều tiết số lượng huyết vận hành thì cũng giúp tâm thực hiện chức năng chủ hành huyết.
  • Nếu huyết dịch hao hư làm ảnh hưởng đến tạng phủ thì chủ yếu biểu hiện ở tâm – can, gây tâm can huyết hư. Ngoài ra, tâm huyết ứ trệ có thể ảnh hưởng đến can, can huyết ứ cũng ảnh hưởng đến tâm, cuối cùng gây tâm can huyết ứ.
– Tinh thần, thần chí
  • Tâm chủ thần chí, chủ đạo các hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy. Can chủ sơ tiết để đảm bảo cho tinh thần tình chí điều tiết. Mối quan hệ tương hỗ tâm – can để duy trì hoạt động tinh thần tình chí bình thường. Tâm huyết sung thịnh, tâm thần kiện vượng sẽ giúp can khí sơ tiết; can sơ tiết điều hòa, tình chí thư thái thì lại giúp cho tâm chủ thần chí.
  • Nếu tâm thần bất an, can khí uất kết gây tinh thần hoảng loạn, ức uất. Nếu tâm hỏa cang thịnh, can hỏa thiên vượng gây chứng tâm can hỏa vượng: Buồn bực, mất ngủ, dễ cáu giận…

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh tạng can đối chiếu qua tây y
Hình ảnh tạng can đối chiếu qua tây y

4. Tạng Tâm – Tạng Thận

Mối hệ sinh lý của tâm – thận biểu hiện chủ yếu ở “tâm thận tương giao” hay còn gọi là “ thủy hỏa tương tế”.
  • Tạng Tâm ở thượng tiêu và thuộc dương, trong ngũ hành thì thuộc hỏa; thận ở hạ tiêu và thuộc âm, theo ngũ hành thuộc thủy. Theo lý luận thăng giáng của âm dương và thủy hỏa thì thượng tiêu lấy hạ giáng làm hòa, hạ tiêu lấy thượng thăng làm thuận; thăng để mà giáng và giáng để mà thăng. Vì thế tâm hỏa (dương) tất yếu hạ giáng xuống thận sẽ làm cho thận thủy không hàn; thận thủy (âm) tất yếu phải thượng tề lên tâm để làm cho tâm hỏa không cang thịnh.
  • Thận không có tâm hỏa sẽ bị thủy hàn, còn tâm không có thận âm sẽ bị hỏa tích. Tạng Tâm cần có thận thủy để tư nhuận và thận cần có tâm hỏa để ôn chiếu. Trong trạng thái sinh lý, mối quan hệ thủy hỏa là điều kiện cốt lõi để giữ động thái bình hằng về thăng giáng âm dương của tâm thận. Tâm thận tương giao nhằm nhấn mạnh tương tế của trên dưới, thủy hỏa, thăng giáng, âm dương nhằm duy trì sự bình hằng chức năng sinh lý của tâm thận.
  • Tạng Tâm tàng thần, thận tàng tinh. Thần có thể dưỡng tinh, tích tinh có thể dưỡng thần. Tinh có thể hóa khí sinh thần, là gốc của thần khí; thần là chủ của tinh khí.
  • Tạng Tâm là quân hỏa còn thận là tướng hỏa (mệnh môn hỏa). Quân hỏa ở trên, giống như mặt trời chiếu sáng và là chúa tể của toàn thân; tướng hỏa ở dưới, là gốc của dương khí và là cơ sở của thần minh. Mệnh môn hỏa bế tàng thì tâm dương sung túc; tâm dương sung thịnh thì tướng hỏa vượng thịnh. Căn cứ vào vị trí của quân hỏa và tướng hỏa thì tâm hỏa (quân hỏa) và thận ở dưới (mệnh môn hỏa – tướng hỏa) liên hệ với nhau (thượng hạ giao tế). Vì thế, mối quan hệ tâm và thận chính là mối quan hệ tâm dương và thận dương.
  • Nếu rối loạn động thái cân bằng âm dương, thủy hỏa của tâm và thận sẽ gây chứng tâm thận bất giao. Biểu hiện là thủy không tề hỏa gây chứng tâm thận âm hư: Phía dưới thì thận âm hư, phía trên thì tâm hỏa cang thịnh; hoặc chứng tâm thận dương hư: thận dương hư với tâm dương hư có mối quan hệ nhân quả.
Chức năng sinh lý tạng thận
Chức năng sinh lý tạng thận

CÙNG TÌM HIỂU THÊM VỀ CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG THẬN

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs: Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ: Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 –  0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *