Mày đay là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, tiến triển theo hai thể bệnh là cấp tính và mạn tính. Tùy vào từng thể bệnh và giai đoạn bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tới sức khỏe và thậm trí ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Do đó người bệnh cần hiểu rõ về bệnh để có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.
Cùng với sự phát triển của y học, hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh mày đay. Tựu chung lại đó là điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ truyền. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu, nhược điểm riêng. Nhưng tất cả đều tuân theo nguyên tắc chung sau đây:
Cách ly và ngăn ngừa sự xâm nhập của dị nguyên
- Tốt nhất là loại bỏ được các yếu tố nghi ngờ gây bệnh. Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời, muốn điều trị hiệu quả cần tìm được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ được các nguyên nhân đó.
- Nếu chưa tìm thấy nguyên nhân thì cũng nên hạn chế một số thức ăn, thuốc hay các tác nhân dễ gây dị ứng .
- Nên tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cafe, thuốc lá…
Nâng cao sức đề kháng của người bệnh bằng việc
- Tăng cường ăn các loại hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như rau cải xoăn, súp lơ, cà rốt, bơ, táo, chuối…
- Uống đủ 2-2.5l nươc mỗi ngày để quá trình đào thảo độc tố trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn.
Điều trị mày đay bằng Tây y
- Bôi kem tinh dầu bạc hà hàm lượng 1% – 2%, tác dụng làm mát da và giảm cảm giác ngứa, sử dụng 3-4 lần/ngày.
- Thuốc kháng histamine : có tác dụng chống ngứa, chống dị ứng.
- Thuốc corticoid (uống hay tiêm): Chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản và trong một số trường hợp nổi mày đay do viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamine thông thường.
- Không nên sử dụng corticoid để điều trị mày đay mạn tính tự phát.
- Phương pháp điều trị này làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài và không đúng theo chỉ định của bác sỹ sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày…
Điều trị mày đay bằng Đông y
Đông y coi trọng “cân bằng” và “điều hòa”, điều trị bệnh từ tận gốc rễ và hồi phục sức khỏe một các toàn diện.
Biện chứng luận trị bệnh mày đay theo hai thể bệnh chính là phong nhiệt và phong hàn thấp. Từ đó sử dụng pháp Khu phong thanh nhiệt hoặc Khu phong tán hàn trừ thấp mà điều trị. Trong đó có sử dụng các vị thuốc như kinh giới, phòng phong, kim ngân hoa, lá đơn đỏ… và một số dược liệu quý hiếm khác.
Thầy thuốc sau khi thông qua tứ chẩn mà biện chứng luận trị để đưa ra pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh, mà gia giảm các vị thuốc nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Phương pháp điều trị bệnh mề đay bằng Đông y sử dụng những bài thuốc uống nhằm hồi phục những tổn thương trên da, nâng cao chính khí và đẩy lùi bệnh mề đay từ bên trong. Bên cạnh đó kết hợp với thuốc lau, bôi ngoài da để giảm nhanh các triệu chứng từ bên ngoài. Từ đó đem lại hiệu quả điều trị toàn diện.
Bệnh mề đay nếu để lâu ngày không điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp thì sẽ trở thành căn bệnh mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Do đó, khi phát hiện bệnh chúng ta cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, sử dụng các bài thuốc phù hợp nhất và có tác dụng lâu dài.
Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh !