Nổi mụn nhọt hay mụn đồng đanh là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do nang lông bị bít tắc và gây viêm. Bệnh biểu hiện bằng những mụn mủ dưới da nhỏ hoặc có khi rất to, sưng đỏ và rất đau. Người bị nổi mụn u nhọt thường không sốt, khi có sốt cao thì có thể bệnh đã diễn tiến nặng gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. Vậy cách trị mụn nhọt là gì? Các điều trị bệnh ra sao?
Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.
1. Định nghĩa
Nổi mụn mụn nhọt là một bệnh nhiễm khuẩn ở nang lông thường gây lở loét sâu trên da, có chứa mủ và gây đau. Mụn nhọt thường hình thành theo từng khối, sưng và tấy đỏ. Các u nhanh chóng phát triển lớn hơn và tích mủ bên trong, làm người bệnh cảm thấy đau tại vùng da có u nhọt. Đến một lúc nào đó, u nhọt sẽ bị vỡ ra và chảy mủ.
2. Nguyên nhân
Mụn nhọt nguyên nhân là do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Bình thường vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông. Hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi thì vi khuẩn sẽ phát triển gây bệnh
>>>CÚC HOA- Từ loài hoa thanh cao đến vị thuốc tuyệt vời
3. Những ai thường mắc phải bệnh mụn nhọt?
Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, thường gặp hơn ở trẻ em, Tỉ lệ nam giới sẽ gặp nhiều hơn nữ giới. Bệnh thường gặp nhiều hơn vào mùa hè và hay gặp ở Bn hệ miễn dịch kém, suy dinh dưỡng hay mắc bệnh đái tháo đường, lao phổi, hen phế quản làm vi khuẩn dễ phát triển và gây bệnh
4. Dấu hiệu và triệu chứng bị nổi u mụn nhọt
Giai đoạn đầu: Tổn thương là sẩn nhỏ, màu đỏ, sưng nề, chắc, tấy đỏ ở nang lông
Gai đoạn tiếp theo sau 2-3 ngày tổn thương lan rộng, hóa mủ tạo thành ổ áp xe, ở giữa hình thành ngòi mủ
Triệu chứng: đau nhức, nhất là khi ở vị trí mũi, vành tai… Tổn thương sưng, đỏ, đau nhức, có thể dẫn đến tình trạng sốt cao, mạch nhanh. Để lâu có thể có hội chứng nhiễm trùng, nặng nhất là nhiễm trùng máu, suy phủ tạng.
5. Biến chứng của mụn nhọt
Mụn nhọt trên da chỉ gây đau, ngứa và chảy nước nhưng khi đã biến chứng lại rất nguy hiểm. Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng mặt quanh mũi miệng thường gọi là đinh râu. Đó là nhiễm tụ cầu ác tính vùng mặt, có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang hang nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Có trường hợp nhọt tập trung thành cụm nhiều nhọt và thường hay ở sau lưng nên gọi là hậu bối, khi các nhọt này vỡ để lại các lỗ rò mủ như gương sen. Hậu bối là một biểu hiện nặng của nhọt và hay xảy ra ở những người bị bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể như lao, tiểu đường… Hậu bối cũng là biểu hiện nặng của nhọt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nhọt ổ gà là những nhọt xuất hiện ở nách. Đó là những cục nhọt cứng, thường nhiều nhọt và có thể loét lâu lành do vùng nách luôn ẩm ướt. Bệnh lại rất hay tái phát.
Khi bị nhọt, nếu chỉ có 1-2 nhọt thì có thể người bệnh không bị sốt. Nhưng nếu bị nhiều nhọt hoặc bị đinh râu hay hậu bối thì người bệnh kèm theo sốt, mệt mỏi… Đặc biệt, nếu sốt cao kèm theo các triệu chứng toàn thân nặng thì cần phải theo dõi có biến chứng nhiễm khuẩn huyết hay viêm tắc tĩnh mạch xoang hang không? Vi khuẩn cũng có thể theo đường máu gây nhiễm ở van tim, khớp, các xương dài và phủ tạng, đặc biệt là thận. Một số người bệnh bị tái phát nhiều lần, đặc biệt ở những người bị đái tháo đường.
Một số trường hợp bệnh nhân bị nhọt mạn tính. Khi đó, cần khám xem người bệnh có bị ghẻ, chấy rận hay bệnh eczema không? Xét nghiệm đường máu, đường niệu để phát hiện bệnh tiểu đường. Cũng cần xét nghiệm vi trùng tại chỗ, trong mũi của bệnh nhân và những người sống cùng; nếu có tụ cầu trùng vàng thì cần dùng các dung dịch sát khuẩn để tránh tái phát nhọt cho người bệnh.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN
6. Các cách điều trị mụn nhọt bị nhiễm trùng
Nguyên tắc chung:
Để bệnh mụn nhọt không bị nhiễm trùng thì việc đầu tiên cần làm là: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giặt phơi khô quần áo, đồ dùng cá nhân dưới ánh nắng để tiêu diệt mầm bệnh, cũng như giữ gìn vệ sinh toàn gia đình.
Tiếp theo là điều trị chống nhiễm khuẩn tại chỗ và toàn thân. Đối với các bệnh nhiễm trùng cần phải vệ sinh tại chỗ, ngoài ra cũng không vì nhiễm trùng mà không tắm rửa, như vậy sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh hoặc phát bệnh toàn thân
Quan trọng nhất là nâng cao thể trạng để không bị tái phát bệnh. Bằng cách ăn uống đầy đủ và dùng thuốc bổ sung.
Bạn có thể tự chăm sóc, điều trị mụn nhọt tại nhà với các nốt mụn đơn lẻ bằng cách chườm ấm lên vùng da bị mụn nhọt để giảm đau, kích thích đẩy dịch mủ ra ngoài tự nhiên. Các biện pháp điều trị tại nhà cho mụn nhọt nhỏ gồm:
- Chườm ấm nhiều lần, mỗi lần khoảng 10 phút trong ngày;
- Không cố thực hiện bóp, nặn mụn nhọt để đẩy dịch mủ ra ngoài;
- Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng da bị mụn nhọt, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào các nốt nhọt.
Với trường hợp mụn nhọt có kích thước quá lớn hoặc mọc thành cụm thì bệnh nhân nên đi viện để được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Rạch và dẫn lưu mủ: Bác sĩ rạch 1 đường nhỏ trên nốt mụn nhọt để lấy hết dịch mủ ra ngoài. Sau đó, vùng da này được băng gạc vô trùng cẩn thận nhằm thấm hết dịch mủ còn sót lại bên trong, ngăn ngừa nhiễm trùng từ bên ngoài;
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân bị mụn nhọt nếu các nốt mụn bị nhiễm trùng nặng hoặc để ngăn ngừa tái phát bệnh. Người bệnh chú ý cần uống thuốc đủ liều và đúng theo đơn của bác sĩ.
Nguyên Bẩm tố thận âm bất túc, thiên quý tướng hỏa quá vượng; hoặc vì thói quen ăn uống đồ béo, ngọt dẫn đến tỳ vị chịu nạp vận hóa thất thường, thấp tà nội sinh, ngoại phát cơ phu; hoặc vì tình chí không như ý, can khí uất kết, khách phạm tỳ thổ, tỳ mất kiện vận , thấp trọc nội sinh.
Cộng thêm ngoại cảm phong nhiệt tà, hoặc thấp tà nội uẩn hóa nhiệt, thượng hun phế, trở trệ khí huyết, độc nhiệt hủ nhục hóa mủ, huyết ứ ngưng trệ, phát ở cơ phu, biểu hiện ban chẩn viêm, đám chẩn, mủ, kết cục, u nang, sẹo. Biện chứng luận trị lâm sàng cụ thể thường từ phế kinh phong nhiệt/ phế kinh huyết nhiệt, tỳ hư thấp uẩn, vị trường thấp nhiệt, can uất khí trệ, xung nhâm thất điều, đàm thấp uẩn trở, huyết ứ đờm kết.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề mụn nhọt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:
📮 Facebook: Tuệ Y Đường
👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền
👩⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555
dạo này tôi cảm thấy trong người bị nóng trong hay bị nhọt ở sau tai và mông rất đau và khó chịu , làm cách nào để xử lý các vết nhọt đó ạ
tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!
ôi bị khá lâu rồi, đã điều trị thuốc tây rất nhiều nhưng ko thấy tiến triển, phòng khám có điều trị được không?
tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!