Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ ngứa ngáy, có mùi lạ đến đau đớn, chảy máu. Dưới đây Tuệ Y Đường sẽ đưa ra những dấu hiệu bất thường bạn hay gặp và lời khuyên trong từng trường hợp cụ thể
Khám phá bên trong vùng kín có gì?
Theo BS.CKII. Trần Thu Huyền cho biết bên trong “cô bé” – cũng giống như trong đường ruột – tồn tại hàng ngàn tỷ vi sinh vật, thiết lập mối quan hệ cộng sinh mật thiết giữa âm đạo và hệ vi khuẩn, tạo nên một sự cân bằng ổn định.
Hệ vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, duy trì môi trường sinh lý tự nhiên, bảo vệ “cô bé” cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các chức năng khác của cơ thể.
Hệ vi sinh vật này bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Bình thường, số lượng lợi khuẩn chiếm ưu thế vượt trội, ức chế không cho hại khuẩn có cơ hội phát triển và gây bệnh.
Trong nhóm lợi khuẩn, phổ biến nhất là loài Lactobacillus acidophilus, nó bảo vệ môi trường bên trong âm đạo theo các cơ chế sau:
– Sản xuất acid lactic, giúp âm đạo có độ pH khoảng 3,8 – 4,5. Môi trường acid này ức chế, kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn trong vùng kín
– Sản xuất chất kháng khuẩn H2O2
– Chiếm hết các vị trí bám trên bề mặt niêm mạc, không cho hại khuẩn có cơ hội bám dính và tấn công các tế bào biểu mô niêm mạc gây viêm nhiễm.
– L. acidophilus sản sinh các chất hoạt động bề mặt, có đặc tính chống dính, chế sự bám dính của các vi khuẩn có hại lên màng nhầy niêm mạc
– Sản xuất hoạt chất acidophilin, có hoạt tính giống như 1 kháng sinh tự nhiên, ức chế sự phát triển của nấm âm đạo
Nguyên nhân vùng kín sau sinh có mùi hôi
Sau sinh vùng kín có mùi là tình trạng mà chị em phụ nữ rất hay gặp phải. Hiện tượng đó khiến chị em cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, công việc. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến vùng kín sau sinh có mùi hôi:
Do nước tiểu
Sau khi sinh, nhiều chị em phụ nữ phải kiêng tắm rửa, việc hạn chế vệ sinh cũng khiến vùng kín có mùi hôi lạ. Mùi hôi này có thể kết hợp của nước tiểu dư thừa và dịch nhầy ở âm đạo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây mùi khó chịu.
Nếu vùng kín nữ sau sinh có mùi hôi do nước tiểu đọng lại thì bạn cần lưu ý vệ sinh giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng.
Do sản dịch
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến vùng kín có mùi. Sau khi sinh, sản dịch thường xuất hiện trong khoảng 2-3 tuần đầu và tuỳ vào từng cơ thể mà có những sản phụ bị ra nhiều hay ít và thời gian dài hay ngắn.
Nếu sản dịch ra nhiều, có mủ, loãng có bọt hay có lẫn máu bất thường thì khiến cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và sẽ tác động làm cho vùng kín có mùi hôi.
Do mặc đồ lót
Mặc đồ lót quá chật, đồ lót chưa sạch sẽ là một trong những nguyên nhân cũng có thể khiến vùng kín có mùi hôi. Việc mặc đồ lót quá chật, đồ lót chưa sạch sẽ khiến cho vùng kín bí, nóng, khó chịu do mồ hôi không thoát ra được và tạo nên mùi hôi khó chịu.
Do nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh lý vùng kín như: nhiễm nấm candida, viêm âm đạo, viêm vùng chậu, lậu, giang mai,… cũng khiến cho vùng kín có mùi hôi, khó chịu và có thể kèm theo ngứa ngáy.
Nguyên nhân này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những tác động không tốt tới sức khỏe người mẹ.
Vùng kín nổi mụn ngứa có nguy hiểm tới sức khỏe không?
BS.CKII. Trần Thu Huyền cho biết âm đạo nổi mụn ngứa không phải là tình trạng hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên nó lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của mọi người. Nó để lại nhiều loại bệnh nguy hiểm ở vùng kín nếu không được chữa trị kịp thời.
Ảnh hưởng cuộc sống
Âm đạo nổi mụn ngứa khiến cho chị em phụ nữ rất tự ti, gây cảm giác khó chịu, mất tập trung, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và công việc.
Gây mùi
Khi bị nổi mụn ở vùng kín cũng dẫn đến mùi hôi tanh khiến chị em cảm thấy mất tự ti, gặp phải rất nhiều vấn đề trong giao tiếp xã hội, và trong quan hệ vợ chồng.
Lây sang con
Trong trường hợp chị em đang mang thai, âm đạo bị nổi mụn ngứa do bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai, viêm âm đạo,… rất dễ lây nhiễm sang em bé nếu sinh thường. Các biến chứng lây từ mẹ sang con của bệnh này rất nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả xấu cho em bé.
Ảnh hưởng sinh sản, vô sinh
Dù là tình trạng không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời sẽ rất dễ lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ quan sinh dục như buồng trứng, cổ tử cung… gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh cho chị em.
Vùng kín có mùi là do đâu?
Do nhiễm bệnh lý phụ khoa
Vùng kín nhiễm bệnh phụ khoa là một nguyên nhân phổ biến khiến vùng kín có mùi. Khi “cô bé” có mùi hôi kèm theo khí hư bất thường, chị em nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời
Dấu hiệu bất thường của khí hư kì rụng trứng
– Khí hư có màu xanh lá, đặc, dính như đờm mủ
– Khí hư có màu vàng, nâu
– Khí hư vón cục như bã đậu
– Khí hư tiết rất nhiều, lỏng như nước
– Khí hư sủi bọt
– Đặc biệt, khí hư có mùi hôi, tanh, khó ngửi
Ngoài những dấu hiệu trên, còn xuất hiện những tình trạng điển hình với vùng kín như:
– Âm đạo chảy máu bất thường, kinh nguyệt bị rối loạn
– Ngứa dữ dội vùng kín, âm đạo sưng, đỏ, xuất hiện nốt mẩn
– Đau, rát khi quan hệ
– Đi tiểu khó, tiểu đau, tiểu rắt.
Giải mã nguyên nhân vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi
Dịch màu nâu đen không có mùi có thể là biểu hiện sinh lý bình thường của “cô bé”. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm chị em không thể bỏ qua.
Có nhiều nguyên nhân khiến vùng kín xuất hiện dịch màu nâu đen không có mùi như:
– Do kinh nguyệt
– Do mang thai
– Do quan hệ tình dục không lành mạnh
– Do nguyên nhân bệnh lý
Vùng kín ra dịch màu đen có thể là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, chủ yếu do đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Vì vậy, chị em cần theo dõi và thăm khám ngay khi có các biểu hiện bất thường như chảy máu, khí hư có màu hay đau rát.
Đau âm ỉ vùng bụng dưới có nguy hiểm k?
Đau âm ỉ vùng bụng dưới và đau bụng thông thường rất khó phân biệt. Vì thế, nhiều chị em thường xem nhẹ và bỏ qua, đặc biệt các cơn đau có thể tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, đau bụng dưới có thể phản ánh tình trạng bất thường về sức khỏe, chị em không nên chủ quan. Đặc biệt, vùng bụng dưới này liên quan nhiều đến cơ quan sinh dục, bất kỳ vấn đề nào xảy ra đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Có rất nhiều trường hợp vì chủ quan không đi khám sớm mà việc chữa trị rất khó khăn, thậm chí gặp phải những hậu quả nặng nề như ung thư, vô sinh.
Nguyên nhân đau vụng dưới ở nữ
Do tới ngày rụng trứng
Hội chứng tiền kinh nguyệt
U xơ tử cung
U nang buồng trứng
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Do quan hệ tình dục
Nếu tình trạng đau bụng là do kỳ kinh nguyệt thông thường, các cơn đau trong mức chịu đựng được và không kèm các dấu hiệu bất thường thì không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, khi đau bụng kèm theo sự tiết dịch màu, có mùi hôi,… thì chị em cần lưu ý đến khả năng viêm nhiễm. Các cơn đau dữ dội hay âm ĩ kéo dài, qua nhiều ngày không khỏi thì cũng cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Ngoài ra, cả khi không có tình trạng đau bụng, các chị em cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình, phát hiện sớm những tình trạng xấu có thể xảy ra.
Tại sao viêm đặt phụ khoa không tan?
Tình trạng viên đặt phụ khoa không tan là thuốc sau khi vào trong âm đạo không rã ra và thẩm thấu vào thành niêm mạc mà bị bã ra và chảy ra bên ngoài. Đây không phải tình trạng hiếm gặp, nguyên nhân chủ yếu là do
Sử dụng nang cứng chưa làm ẩm: Với thuốc đặt âm đạo dạng viên nang cứng hoặc viên nén, chị em cần làm ẩm bằng cách nhúng vào nước 20 – 30 giây rồi mới tiến hành đặt. Nếu không làm ẩm, viên đặt có thể không tan và gây đau rát vùng kín. Đây là hiện tượng rất thường gặp.
Viên đặt dạng nang mềm làm ẩm lâu: Ngược lại, nếu sử dụng viên đặt phụ khoa dạng nang mềm mà nhúng làm ẩm trong nước quá lâu cũng khiến viên đặt không tan khi vào trong âm đạo, rất dễ bị chảy ra ngoài.
Môi trường âm đạo khô hạn: Tính chất của “cô bé” cũng ảnh hưởng tới độ tan của thuốc đặt âm đạo. Nếu môi trường vùng kín có đủ độ ẩm, viên đặt sẽ nhanh tan hơn. Ngược lại, nếu âm đạo khô hạn sẽ dẫn tới hiện tượng viên đặt không tan hoặc khó tan sau khi vào trong.
Sở dĩ nhiều bạn nữ có thói quen thụt rửa sâu âm đạo sau mỗi lần quan hệ vì cho rằng như thế sẽ sạch sẽ và là 1 cách phòng tránh thai.Sự thật, việc này chưa bao giờ được coi là biện pháp tránh thai an toàn cả.
Mặt khác, thụt rửa âm đạo còn là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao bị viêm nhiễm âm đạo, bởi vì: Thụt rửa âm đạo khiến hệ vi sinh bị mất cân bằng, tạo điều kiện để vi khuẩn có hại và nấm âm đạo phát triển
Môi trường acid bên trong cô bé bị rửa trôi, mất đi độ pH sinh lý vốn hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh tấn công
Quá trình thụt rửa có nguy cơ đẩy các vi khuẩn có hại đi ngược lên đường sinh dục trên, gây viêm nhiễm vùng chậu.
Tình trạng nấm âm đạo thường xuyên tái phát khiến nhiều chị em đặt ra vấn đề “có cần phải điều trị cho cả chồng hay không?”
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tái phát nấm âm đạo sau khi điều trị, chẳng hạn:
Người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước.
Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, chưa trị dứt điểm sạch nấm.
Không bổ sung lợi khuẩn sau mỗi đợt điều trị kháng sinh kháng nấm để khôi phục hệ vi sinh và pH sinh lý âm đạo. Hàng rào bảo vệ tự nhiên của vùng kín chưa được hồi phục là thời cơ thuận lợi để vi khuẩn và nấm tấn công gây tái nhiễm.
Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Nếu chị em tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị cũng như đảm bảo vấn đề vệ sinh vùng kín đúng cách mà vẫn gặp tình trạng tái nhiễm nấm thì lúc này việc điều trị cho cả chồng hay bạn tình mới thực sự cần thiết.
Có nên dọn cỏ vùng kín để phòng tránh viêm nhiễm cho “cô bé”
Thực tế, việc dọn dẹp lông vùng kín mang lại khá nhiều lợi ích.
– Giúp khu vực này trở nên thoáng mát hơn, dễ dàng vệ sinh, nhất là trong những ngày đèn đỏ.
– Hạn chế những sợi “vi-ô-lông” mọc dài lộn xộn gây khó chịu, ngứa ngáy.
– Bạn có thể dễ dàng phát hiện những bất thường ở vùng kín như nổi mụn, mẩn đỏ, sưng.
– Về mặt thẩm mỹ sẽ giúp bạn tự tin hơn trong chuyện ấy.
Tuy nhiên, lông vùng kín cũng có những vai trò đặc biệt quan trọng của nó:
– Bảo vệ “cô bé” khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và các mầm bệnh.
– Tác dụng giữ ẩm, đảm bảo nhiệt độ bình thường xung quanh vùng kín
– Giảm bớt sự cọ xát, đau rát khi vận động cũng như khi làm “chuyện ấy” do vùng da của cô bé khá mỏng manh.
– Lông ở vùng kín cũng khiến chị em trở nên quyến rũ hơn, tạo sự kích thích cho đáng mày râu.
Chị em chỉ nên cắt tỉa ngắn gọn hơn vùng lông ở khu vực này mà không nên dọn dẹp sạch hết bằng cách cạo lông hay triệt lông. Nếu dọn dẹp vùng kín không đúng cách, hậu quả rất dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa, xây xát khi quan hệ tình dục
Cách phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín
Vệ sinh hàng ngày
Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản và những ngày nhiều huyết trắng.
Vệ sinh sạch sẽ cho cả 2 người trước và sau khi quan hệ tình dục.
Giữ vùng kín luôn khô ráo: tránh mặc quần áo chật, ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát.
Không thụt rửa âm đạo.
Vệ sinh trong kì kinh nguyệt
Máu kinh là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển
Cần tắm rửa thường xuyên hơn. Cứ mỗi 4 giờ phải rửa, thay băng vệ sinh 1 lần.
Trong những ngày hành kinh tránh những việc cần ngâm mình dưới nước.
Không nên giao hợp trong thời gian hành kinh.
NẤM ÂM ĐẠO – MỐI LO NGẠI CỦA CHỊ EM PHỤ NỮ
Khám phụ khoa định kỳ
Phụ nữ nên chủ động đi khám phụ khoa ít nhất 1 lần trong năm dù có hay không có triệu chứng của bệnh. Với những phụ nữ có tiền sử bệnh phụ khoa thì nên khám 6 tháng 1 lần.
NẤM ÂM ĐẠO – VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Bổ sung lợi khuẩn âm đạo
Viêm nhiễm phụ khoa xảy ra chủ yếu ở nhóm nữ giới đang trong độ tuổi sinh đẻ. Điều này có liên quan rất lớn tới tần suất quan hệ tình dục của nhóm đối tượng này.Hoạt động tình dục được cho là nguyên nhân khiến hệ vi sinh vật trong âm đạo bị mất cân bằng, làm cho số lượng lợi khuẩn suy giảm, môi trường pH acid mất ổn định tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn gây bệnh tấn công.Vì vậy nên bổ sung lợi khuẩn âm đạo định kỳ để môi trường sinh lý bên trong cô bé luôn khỏe mạnh, giữ vững hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
Trên đây là những kiến thức mà Đông y Tuệ Y Đường muốn chia sẻ đến các bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp BS.CKII.Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường qua hotline 0789503555 để được giải đáp kịp thời.