Nguyên nhân, triệu chứng Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu thường gặp và đang có xu hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó khiến người bệnh khó chịu, mất thẩm mỹ , ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy tìm hiểu nguyên nhân , triệu chứng viêm da cơ địa giúp chúng ta sớm nhận biết và điều trị kịp thời.

I.Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:

  • Do di truyền: Đây là một căn bệnh mang tính chất di truyền chiếm tỷ lệ khá cao, nếu gia đình bạn có ông bà, bố mẹ đã từng mắc phải căn bệnh viêm da cơ địa dù đã được chữa trị triệt để thì bạn vẫn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này;
  • Do bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh có liên quan tới viêm da cơ địa như: hen, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan (viêm gan, nóng gan, tổn thương gan,… khiến gan không thực hiện được chức năng đào thải độc tố..);
  • Do bệnh nhân tiếp xúc với đồ vật gây ngứa: dây lưng, đồng hồ, các loại trang sức, phụ kiện;
  • Do cơ thể bệnh nhân dị ứng với một số chất: Dị ứng với thức ăn (thức ăn lạ, hải sản, đồ tanh, thịt gà, trứng, sữa , …), dị ứng với thời tiết ,dị ứng với các chất thải bẩn,….
  • Do sức đề kháng cơ thể bệnh nhân kém nên giảm khả năng bảo vệ trước tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Do làn da không được vệ sinh sạch sẽ: gây nên các viêm nhiễm trên da cũng là nguyên nhân khởi phát hình thành nên bệnh viêm da cơ địa.

Một số nguyên nhân gây viêm da cơ địa

II.Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

  •  Triệu chứng biểu hiện đầu tiên, điển hình của bệnh viêm da cơ địa là các thương tổn da kèm theo ngứa, càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn, chính vì mà da bị dày, bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh rất dễ tái phát đặc biệt là khi cơ thể tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh;
  •  Bệnh nhân thường có cảm giác ngứa nhiều về đêm và khi tiết trởi trở lạnh;
  • Ngay khi bệnh mới khởi phát, hình thành đám da đỏ không rõ ranh giới, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, có cảm giác ngứa và nóng ở vùng da bị nhiễm bệnh;
  • Sau đó khi bệnh nặng hơn thì vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết, các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng;
  • Đặc biệt bệnh nhân càng gãi, dịch tiết lan ra đến đâu thì bệnh hình thành lan rộng đến đó, bệnh viêm da cơ địa thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn thì có thể lan ra tay, chân và trên khắp cơ thể, những thương tổn lớn của bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở những nếp gấp da lớn như lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân;
  • Khi bị bệnh viêm da cơ địa, bệnh nhân còn có thể mắc phải một số triệu chứng bệnh khác như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm kết mạc mắt, hen, cơ thể cảm giác mệt mỏi, chán ăn, có thể có sốt nhẹ.

Bệnh viêm da cơ địa có các biểu hiện khác nhau tuỳ theo lứa tuổi. 

– Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi

  • Bệnh phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh, thường cấp tính với các đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nóng, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to.
  • Vị trí hay gặp nhất là 2 má, có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Không thấy tổn thương ở vùng tã lót.
  • Trẻ có thể dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà… Khi không ăn các thức ăn gây dị ứng thì bệnh viêm da cơ địa giảm rõ rệt.
  • Bệnh hay tái phát, mạn tính và rất nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, tiêm chủng, thay đổi khí hậu hay môi trường sống.
  • Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng.
  • Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp  Đông y Tuệ Y Đường  hoặc  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung  để được giải đáp nhé.

 – Viêm da cơ địa ở trẻ em 

  • Thường từ viêm da cơ địa nhũ nhi chuyển sang.
  • Thương tổn là các sẩn đỏ, vết trợt, dạ dày, mụn nước khu trú hay lan toả cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Vị trí hay gặp nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cô có sạm da mạng lưới, ít khi ở mặt duỗi các chi.
  • Bệnh thường trở nên cấp tính khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ…
  • Nếu tổn thương trên 50% diện tích da, trẻ thường suy dinh dưỡng. + 50% sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi.



Bệnh viêm da cơ địa có các biểu hiện khác nhau tuỳ theo lứa tuổi. 

 – Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn

  • Biểu hiện là mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá, ngứa.
  • Vị trí hay gặp: nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, vùng da quanh mắt đối với thanh thiếu niên. Khi bệnh lan toả thì vùng nặng nhất là các nếp gấp.
  • Viêm da lòng bàn tay, chân: gặp ở 20-80% người bệnh, là dấu hiệu đầu tiên của viêm da cơ địa ở người lớn.
  • Viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú.
  • Tiến triển mạn tính, ảnh hưởng nhiều bởi các dị nguyên, môi trường, tâm sinh lý người bệnh.

– Các biểu hiện khác của viêm da cơ địa 

  • Khô da: do tăng mất nước qua biểu bì.
  • Da cá, dày da lòng bàn tay, bàn chân, dày sừng nang lông, lông mi thưa. 
  • Viêm môi bong vảy.
  • Dấu hiệu ở mắt, quanh mắt: mi mắt dưới có thể có 2 nếp gấp, tăng sắc tố quanh mắt, viêm kết mạc tái diễn có thể gây lộn mi, có thể có đục thuỷ tinh thể.
  • Chứng da vẽ nổi trắng.

Việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm da cơ địa giúp chúng ta nhanh chóng nhận biết bệnh để từ đó có những biện pháp phòng tránh và điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hợp lí để nâng cao sức đề kháng của cơ thể đồng thời tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe là một tronh những biện góp phần phòng ngừa viêm da cơ địa hiệu quả.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *