Tỉ lệ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục ở nước ta hiện đang chiếm con số báo động. Virus HPV là tác nhân thường gặp nhất trong các bệnh đó. Một số nghiên cứu, trong 100 bệnh nhân ung thư cổ tử cung có đến 90% bệnh nhân nhiễm virus HPV.
Tuy nhiên thông tin việc nên tiêm hay không loại vacxin này và đối tượng tiêm gồm những ai thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Cùng Phòng khám Tuệ Y Đường và BS.CKII Trần Thu Huyền tìm hiểu nhé !
Virus HPV là gì?
Virus HPV hay Human pappillomavirus là là một nhóm gồm hơn 200 virus liên quan, một phần trong số đó lan truyền qua đường tình dục.
Cũng giống như các loại virus khác, virus HPV xâm nhập vào tế bào và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Một khi đã nhập bào, HPV sẽ tấn công tế bào và lây lan sang các tế bào xung quanh.
Trên thực tế có hơn 150 loại HPV, trong số đó có đến 40 chủng virus lây lan qua đường tình dục và làm ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận sinh dục. Một số ít chủng có nguy cơ thấp gây mụn cóc.
Có 15 chủng virus HPV có nguy cơ cao gây ra tổn thương tiền tử cung, ung thư hậu môn, ung thư tử cung và một số bộ phận sinh dục khác ở người.
TRẦU KHÔNG – THẦN DƯỢC CHỮA VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA
Virus HPV lây truyền như thế nào?
BS.CKII Trần Thu Huyền cho biết các con đường lây nhiễm HPV gồm:
- Việc tiếp xúc da kề da, bạn có thể bị lây nhiễm HPV khi tiếp xúc với vết xước trên da .người bệnh.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Đường máu: dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu khi chưa được kiểm định chất lượng…
- Tiếp xúc dịch tiết như: dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh, bơi cùng nhau trong hồ hơi hay bồn tắm…..
- Từ mẹ mang thai bị nhiễm virus HPV sang con…
Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé!
Virus HPV có thể gây ra những bệnh nào?
Như nhiều bệnh lây qua đường tình dục khác, người nhiễm virus HPV thường không có biểu hiện hay triệu chứng gì, không biết bản thân bị nhiễm bệnh và do đó lây cho bạn tình.
HPV có thể là nguyên nhân gây ra những bệnh sau:
- Mụn cóc sinh dục: Có khoảng 12 loại virus HPV, được xếp vào nhóm “nguy cơ thấp”, gây ra mụn cóc sinh dục. Hầu hết bệnh nhân mắc mụn cóc sinh dục do hai loại HPV nguy cơ thấp: Loại 6 và loại 11.
Mụn cóc sinh dục mọc và phát triển ở trong hoặc ngoài âm đạo hay dương vật, có thể lan sang vùng da xung quanh. Ngoài ra, mụn còn có thể xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, hoặc quanh hậu môn.
- Ung thư: Có ít nhất 13 loại virus HPV, được xếp vào nhóm “nguy cơ cao”, có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo hoặc dương vật, ung thư miệng và vòm họng.
Hầu hết các trường hợp ung thư do nguyên nhân liên quan tới virus HPV đều gây ra bởi hai loại nguy cơ cao: Loại 16 và 18.
Khoảng 90% các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi sau 2 năm và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Nhưng đôi khi nhiễm trùng HPV không biến mất mà có thể khiến người bệnh gặp tình trạng mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư. Tuy đều là HPV song các loại virus gây ra mụn cóc sinh dục không giống như những loại có thể dẫn đến ung thư.
Tiêm phòng Vacxin HPV
Tiêm phòng được đánh giá là an toàn và đem lại hiệu quả cao trong phòng ngừa nhiễm HPV, bảo vệ cơ thể khỏi những loại virus HPV gây ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục phổ biến nhất.
Hiện nay ở Việt Nam, Vacxin HPV được chỉ định cho nữ giới. Vắc-xin có hiệu quả cao nhất khi tiêm ở thời điểm chưa quan hệ tình dục và chưa phơi nhiễm HPV.
Tuy nhiên, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể tiêm sau khi đã quan hệ, để giảm nguy cơ nhiễm HPV. Độ tuổi tiêm phòng lý tưởng là 11 hoặc 12 tuổi. Song, độ tuổi có thể tiêm trong khoảng từ 9 – 26 tuổi.
Phác đồ tiêm ngừa cho bé gái trong độ tuổi từ 9 – 14 là 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6-12 tháng. Nữ giới từ 15 đến 26 tuổi được khuyến cáo tiêm theo phác đồ 3 mũi.
NGỨA ÂM HỘ – BÁO ĐỘNG ĐỎ CHO CHỊ EM PHỤ NỮ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêm đủ mũi ngừa HPV khi chưa quan hệ có thể giảm tới 99% nguy cơ ung thư liên quan tới một số loại HPV. Nữ giới đã quan hệ có thể đã nhiễm một hoặc vài loại virus HPV. Tuy nhiên, ở độ tuổi trước 26, vẫn hoàn toàn có thể tiêm vắc-xin để ngừa các loại HPV khác.
Vacxin HPV có tác dụng phụ gì không?
Trong số hàng triệu người đã tiêm ngừa HPV, chưa có trường hợp nào được báo cáo có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc phản ứng mạnh. Tác dụng phụ thường gặp nhất của vacxin là đỏ rát vết tiêm.
Vacxin có tác dụng phòng tránh nguy cơ nhiễm virus HPV, nhưng không phải là phương thuốc chữa cho những người đã mắc bệnh. Do vậy, ngay cả khi đã tiêm phòng, chị em vẫn cần sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ theo lứa tuổi và tiền sử sức khỏe.
Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé!
Các loại vacxin HPV hiện nay ở Việt Nam
Để ngăn ngừa virus HPV , tiêm phòng vacxin HPV được đánh giá là phương pháo phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại vacxin HPV là Cervarix và Gardasil.
Loại vacxin | Gardasil (Mỹ) | Cervarix (Bỉ) |
Số chủng phòng ngừa | Phòng ngừa 4 chủng HPV tuýp 6,11,16,18 | Phòng ngừa 2 chủng HPV 16, 18 |
Đối tượng tiêm | Nữ từ 9 – 26 tuổi | Nữ từ 10 – 25 tuổi |
Lịch tiêm | Gồm 3 mũi:
Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm mũi thứ 1 Mũi 2: Sau 2 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 1 Mũi 3: Sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 1 |
Gồm 3 mũi:
Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm mũi thứ 1 Mũi 2: Sau 1 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 1 Mũi 3: Sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 1 |
Tác dụng | Ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn và mụn cóc sinh dục. | Ngừa ung thư cổ tử cung. |
Lưu ý trước khi tiêm vacxin
Để có đủ điều kiện thực hiện tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung thì bạn phải thỏa mãn các yếu tố sức khỏe dưới đây:
- Bạn là nữ giới khỏe mạnh hoàn toàn, cơ thể đang không phơi nhiễm với tất cả các chủng của vi rút HPV.
- Bạn không thực hiện tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác trong thời gian 1 tháng trước khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung.
- Không sử dụng bất kỳ loại thuốc có tác dụng ức chế khả năng miễn dịch nào, nếu có thì cần báo trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn.
- Bạn có thể thực hiện xét nghiệm Pap (xét nghiệm tầm soát tổn thương do ung thư cổ tử cung) hoặc không.
Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé!
Lưu ý sau khi tiêm vacxin
Sau khi thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung thì bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ sau đây:
- Vết tiêm thường sẽ hơi sưng và bị đỏ khá lâu. Các chị em có thể sẽ bị nóng hoặc đau tại vị trí tiêm nếu cử động mạnh.
- Một số chị em bị phát ban, nổi mẩn ngứa sau khi tiêm khoảng vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường nếu chúng giảm dần và tự biến mất.
- Các chị em nên ngồi nghỉ ngơi tại khu vực tiêm phòng từ 25 – 30 phút để bác sĩ tiện theo dõi. Sau thời gian này nếu chị em thấy không có gì bất thường thì có thể ra về và sinh hoạt như bình thường.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
Facebook: Tuệ Y Đường
Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền
Bác sĩ Đoàn Dung
Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0789.503.555