Nấm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Vì nhiều lý do, khác quan cũng như chủ quan mà nhiều khi bệnh đã được điều trị một hay nhiều lần nhưng vẫn tái đi tái lại. Theo 1 số tài liệu, có tới khoảng 50% số chị em đã điều trị rồi mà bệnh vẫn trở lại. Đây chính là một cảnh báo về nguy cơ sức khoẻ của chị em phụ nữ.
Vậy tại sao nấm và viêm nhiễm phụ khoa tại sao lại hay tái đi tái lại như vậy, hãy cùng bác sĩ Dương – Phụ trách chuyên môn phụ khoa của phòng khám Đông Y Tuệ Y Đường giải đáp qua bài viết dưới đây.
1.Làm sao để biết mình mắc nấm âm đạo
1.1. Tăng tiết dịch âm đạo bất thường
Khi bị nấm âm đạo, dịch âm đạo sẽ có những đặc điểm bất thường cả về màu sắc, mùi và số lượng. Lúc này, dịch tiết âm đạo được gọi là khí hư, đặc điểm khí hư sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây viêm âm đạo.
Thường gặp nhất là khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám, có mùi hôi và dính đặc, nguyên nhân gây viêm nhiễm là nấm hoặc vi khuẩn.
1.2. Ngứa âm đạo
Nấm âm đạo thường gây không ít khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là cảm giác ngứa thường xuyên, có thể kèm hoặc không kèm theo đau rát. Nhất là trong các trường hợp tác nhân gây viêm âm đạo là nấm, tạp khuẩn, khuẩn lậu hay trùng roi,… .
1.3. Đau tức vùng bụng dưới, rối loạn đường tiểu
Phụ nữ bị nấm âm đạo hoặc viêm phần phụ cấp tính hoặc mãn tính đều có thể gặp phải tình trạng này. Đặc biệt là các đợt cấp tính, dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo, tiểu rắt, tiểu buốt, sốt,… sẽ xuất hiện.
1.4. Đau rát khi quan hệ tình dục
Dịch tiết bôi trơn âm đạo có vai trò rất quan trọng để việc quan hệ trở nên dễ dàng hơn, song trong bệnh lý viêm nấm âm đạo hoặc bệnh lý phụ khoa khác, sự mất cân bằng môi trường âm đạo thường xảy ra. Vì thế bạn dễ gặp phải triệu chứng đau rát, khó chịu ở vùng kín mỗi khi quan hệ.
Bạn đọc có vấn đề về phụ liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
1.5. Ra máu bất thường
Phụ nữ không trong thai kỳ sẽ có 3 – 5 ngày ra kinh nguyệt , tuy nhiên nếu kinh nguyệt kéo dài bất thường hoặc máu chảy ít không liên quan đến kỳ kinh nguyệt, đặc biệt máu đen kèm theo những cơn đau thì đây lại là vấn đề bất thường. Những tác nhân gây viêm âm đạo có thể đã tấn công mạnh mẽ, gây tổn thương các mô và dẫn đến chảy máu.
1.6. Kinh nguyệt bất thường
Kinh nguyệt bình thường sẽ xuất hiện sau mỗi 28 – 32 ngày tùy từng người, nếu kinh nguyệt không đều, đây có thể là dấu hiệu của viêm nấm âm đạo hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu đang gặp phải tình trạng này, phụ nữ không nên chủ quan mà nên sớm đi khám phụ khoa, kiểm tra viêm nhiễm cũng như các bệnh lý khác có thể gây nên
Tham khảo thêm:
RỐI LOẠN KINH NGUYỆT HẬU COVID – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
2. Tại sao nấm, viêm nhiễm phụ khoa thường dai dẳng, kéo dài?
Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan dẫn tới tình trạng các bệnh viêm nhiễm nấm phụ khoa hoặc chuyển sang viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng,mãn tính, kéo dài hoặc thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần. Nhiều chị em, dù đã được khám và điều trị nhiều lần bởi các bác sĩ chuyên khoa và đơn thuốc đắt tiền, dù đã vệ sinh rất sạch sẽ,… mà vẫn không thoát khỏi căn bệnh khó chịu này. Có thể kể tới hai nguyên nhân cơ bản sau đây:
2.1. Nguyên nhân thứ nhất:
Do cấu tạo mở của hệ sinh dục nữ, nên vùng kín rất dễ bị tác động, tấn công và gây bệnh. Bởi vậy, chỉ cần sơ ý trong vệ sinh, sinh hoạt hoặc cách bảo vệ không đúng, vùng kín sẽ bị tác động dẫn tới viêm nhiễm nấm âm đạo.
Sơ ý thường gặp nhất gây viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhưng bên cạnh đó vệ sinh quá kỹ cũng là một nguyên nhân! Rất nhiều chị em, sau khi điều trị viêm nhiễm xong, bệnh lại quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan, họ đã hiểu sai là chỉ cần đặt thuốc, uống thuốc là đủ rồi, không cần giữ gìn gì thêm nữa.
Rất nhiều trường hợp, dù người vợ đã tuân thủ rất đúng các nguyên tắc vệ sinh vùng kín, mà không biết, thủ phạm khiến bệnh viêm nhiễm nấm phụ khoa không thể khỏi được là do người chồng. Hoặc người chồng không vệ sinh sạch sẽ hoặc họ đang nhiễm một tác nhân gây viêm nhiễm nào đó.
Biểu hiện bệnh viêm nhiễm bởi các tác nhân thường gây viêm nhiễm phụ khoa rất ít được biểu lộ rõ ở nam giới, như là ở nữ. Các tác nhân (vi khuẩn, virus) này ẩn nấp trong cơ quan sinh dục của chồng và khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông đã “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ mà không hay biết.
Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục (nấm candida, chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục) hoặc các bệnh xã hội như lậu, giang mai và Herpes sinh dục cũng là những tác nhân gây bệnh phổ biến cùng với sự tác động từ người chồng khiến viêm nhiễm phụ khoa trở nên dai dẳng, kéo dài.
2. 2. Nguyên nhân thứ hai:
Do cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ, được tạo bởi hệ vi sinh đường sinh dục và PH âm đạo. Môi trường âm đạo bình thường bao gồm các loại vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí thường trú, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Các vi khuẩn này tồn tại trong một mối quan hệ cộng sinh giữa vật chủ là môi trường âm đạo và bản thân chúng là các ký sinh vật, phụ thuộc vào môi trường này.
Lactobacillus hay còn gọi là Doderlein là vi khuẩn Gram dương kỵ khí không bắt buộc. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này tạo môi trường acid cho âm đạo. Đồng thời chủng này còn tạo ra H2O2 là một tác nhân diệt vi khuẩn và làm tăng độ acid của âm đạo. Tạo nên PH âm đạo cân bằng trong khoảng 4-5. Đây là môi trường tốt nhất để bảo vệ âm đạo khỏi bị viêm nhiễm và chính là cơ chế tự bảo vệ của hệ sinh dục nữ.
Việc mất cân bằng PH âm đạo và suy giảm lợi khuẩn, có thể do việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa, dùng kháng sinh kéo dài, sử dụng nước vệ sinh hoặc cách vệ sinh vùng kín không đúng cách,… khi tiêu diệt vi khuẩn có hại thì tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng pH âm đạo. Một số yếu tố tác động khác cũng ảnh hưởng tới PH âm đạo như mất cân bằng nội tiết tố nữ, Stress,…
Khi PH âm đạo mất cân bằng, sẽ là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh xâm nhập dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa trở nên mãn tính, cứ dai dẳng kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần không dứt. Giải pháp giúp chấm dứt viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng, kéo dài
3. Vì sao bệnh nấm âm đạo hay tái phát?
Bệnh do nấm Candida ở âm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng. Ở nhiều phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát, ngoài nguyên nhân do chồng không cùng điều trị thì còn do người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước.
Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, chưa trị dứt điểm sạch nấm.
Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Bạn đọc có vấn đề về phụ liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
4. Cách phòng bệnh nấm âm đạo
Bệnh nấm âm đạo gây ngứa rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, và đời sống sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt rất dễ tái phát môi trường pH dễ thay đổi. Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, chị em cần tuân thủ một số biện pháp sau:
- Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân. Nếu thấy vùng kín có những thay đổi bất thường như khí hư ra nhiều có màu sắc bất thường, nóng rát, ngứa ngáy âm hộ, tiểu buốt, đau bụng dưới… chị em nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đảm bảo vùng kín khô thoáng để hạn chế sự gia tăng của vi khuẩn gây hại.
- Khi vệ sinh vùng kín chỉ nên rửa bên ngoài, không nên thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo để tránh làm tổn thương âm đạo, và mất đi độ cân bằng môi trường pH. Chị em không nên lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ dưỡng ẩm da vùng kín và loại có tính sát khuẩn cao.
- Không mặc quần lót quá chật và không có độ thấm hút tốt vì có thể làm vùng kín bị bí bách, dễ mắc nấm âm đạo.
Tìm hiểu thêm: Sùi mào gà ở MIỆNG
- Sử dụng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng. Trong những ngày kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh giúp vi khuẩn xâm nhập ngược vào âm đạo.
- Luôn giữ quần cho áo khô ráo, sạch sẽ, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời.
- Khi nhiễm nấm, cần đi khám, xét nghiệm và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Kiêng quan hệ tình dục khi thấy vùng kín có nhiều dấu hiệu không bình thường.
- Nếu phụ nữ có gia đình bị nhiễm nấm thì nên điều trị cả hai vợ chồng. Vì khi giao hợp, các vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu của người chồng và đây là nguyên do khiến người vợ rất dễ nhiễm nấm trở lại.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Sùi mào gà ở miệng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:
📮 Facebook: Tuệ Y Đường
👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền
👩⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555