Lang ben đỏ và lang ben trắng là bệnh nhiễm nấm ngoài da thường gặp. Căn bệnh này tuy không gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng khiến bạn kém tự tin với những mảng sáng màu gây mất thẩm mỹ.
Lang ben là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do nấm Pityrosporum ovale gây ra. Căn bệnh này thường có xu hướng dễ dàng lây lan từ người này sang người khác trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương hoặc sử dụng chung các vật dụng với người mắc bệnh.
Bệnh lang ben chia làm hai loại chính là bệnh lang ben đỏ và bệnh lang ben trắng. Dựa vào tên gọi có thể nhận biết được các đốm sáng màu gây mất thẩm mỹ trên da. Phân biệt được chính xác bệnh lý có thể giúp người bệnh biết được chính xác việc cần làm và không nên làm. Vậy, giữa bệnh lang ben đỏ và lang ben trắng, tình trạng lang ben nào nguy hiểm hơn và cần làm gì để đẩy lùi bệnh lý? Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Thế nào là Lang ben đỏ? Nguyên nhân và cách nhận biết
Bệnh lang ben đỏ là một loại bệnh ngoài da thuộc bệnh lang ben. Tổn thương ngoài da thường xếp thành từng đám và được bao phủ bởi các lớp vảy mịn, dễ bong tróc và nguy cơ lây lan sang các vùng da lành khác tương đối cao. Các đốm lang ben đỏ thường có màu hồng nhạt ở giai đoạn khởi phát và chuyển dần sang đỏ. Kích thước của các đốm khá đa dạng, phổ biến là hình tròn, hình bầu dục, xuất hiện rải rác, đơn lẻ hoặc tụ lại thành mảng lớn, chủ yếu ở mặt, cổ, lưng, ngực, mạng sườn,… hiếm khi thấy xuất hiện ở vùng đùi, cẳng chân.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh lang ben đỏ là vi nấm Pityrosporum ovale (một loại nấm men) tấn công và phát triển trên bề mặt da. Ngoài ra, sự phát triển của căn bệnh này còn được kích hoạt bởi nhiều yếu tố khác nhau, như:
- Nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi;
- Hệ thống miễn dịch bị suy giảm;
- Da nhờn;
- Thời tiết nóng, ẩm ướt.
Bệnh lang ben đỏ thường không có triệu chứng rõ ràng ở những giai đoạn khởi phát bệnh nên khiến người bệnh khó có thể phát hiện. Chỉ khi bệnh tình lan rộng sang với diện tích da lớn hơn và gây ra một số cảm giác khó chịu, người bệnh mới phát hiện thông qua việc thăm khám.
Bên cạnh đó, do màu sắc của mảng sáng là màu đỏ nên dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh lý ngoài da khác, chỉ đi thăm khám mới có thể nhận biết được chính xác bản thân đang mắc bệnh lang ben đỏ.
II. Thế nào là Lang ben trắng? Nguyên nhân và cách nhận biết
Cũng như bệnh lang ben đỏ, bệnh lang ben trắng là một loại thuộc bệnh lang ben. Căn bệnh thường không có triệu chứng ngứa ngáy hay đau rát ngoài da, dấu hiệu để nhận biết là những mảng đốm sáng màu hơn tone màu của da. Những vết đốm thường xuất hiện chủ yếu ở da mặt, lưng, ở cổ, sau gáy,… Khác với bệnh lang ben đỏ, một số trường hợp nếu không quan sát kỹ sự thay đổi các sắc tố về da chắc hẳn sẽ không phát hiện ra căn bệnh này.
Ngoài nguyên nhân gây nên bệnh lang ben trắng là do vi nấm Pityrosporum ovale, căn bệnh này còn được hình thành bởi nhiều yếu tố khác như:
- Chế độ vệ sinh không hợp lý;
- Sinh hoạt trong môi trường bị ô nhiễm;
- Cơ thể ra nhiều mồ hôi nhưng không được thoát hết ra ngoài;
- Da dầu;
- Nội tiết tố của cơ thể bị thay đổi;
- Hệ thống miễn dịch bị suy giảm;
- Di truyền.
Bệnh lang ben trắng thường không gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu nào cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu cơ thể đổ nhiều mồ hôi nhưng bị tắc nghẽn trên da và không thể thoát ra ngoài, có thể gây ra một số triệu chứng ngứa ngáy khó chịu nhưng nhanh chóng tiêu biến. Và đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh tấn công sang các vùng da lân cận và làm gia tăng khả năng tái phát thường xuyên.
III. Lang ben đỏ và lang ben trắng – Bệnh nào nguy hiểm hơn?
Theo Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường dù là bệnh lang ben đỏ hay lang ben trắng đều chỉ gây tổn thương ở lớp thượng bì, không gây đau và ít ngứa ngáy. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm ở mỗi bệnh lý là khác nhau nếu không có phương pháp khắc phục hay điều trị phù hợp. Điều này có thể khiến vùng da bị tổn thương được mở rộng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thẩm mỹ.
Nếu so sánh mức độ nguy hiểm giữa lang ben đỏ và lang ben trắng thì hiện nay chưa có báo cáo cụ thể nào về vấn đề này. Nếu dựa vào những thông tin đã được đề cập cho thấy, tuy cả hai loại không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề thẩm mỹ bởi các mảng da sáng màu. Bên cạnh đó, căn bệnh này có khả năng chữa được bằng một số loại thuốc bôi ngoài da nhưng cũng có khả năng tái nhiễm khá cao nếu tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người nhiễm bệnh.
IV. Điều trị bệnh lang ben đỏ và lang ben trắng bằng thuốc Tây y
Bệnh lang ben đỏ và trắng càng để lâu càng thì các vết thương càng lan rộng sang các vùng da lành khác. Chính vì vậy, người bệnh cần có những biện pháp điều trị phù hợp để không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Mỗi loại bệnh đều có những phương pháp điều trị riêng, cụ thể hơn:
1. Điều trị bệnh lang ben đỏ bằng thuốc Tây y
Điều trị bệnh lang ben đỏ chủ yếu là sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ da liễu kê đơn. Đó có thể là thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống toàn thân. Tuy nhiên, tùy vào từng mức độ bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp:
– Đối với trường hợp bệnh lang ben đỏ mức độ nhẹ: Thường được chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da dạng dung dịch lỏng như ASA, BSI, Antimycose,… Một số trường hợp có thể chỉ định sử dụng ở dạng kem thoa, thuốc xịt hoặc thuốc ủ.
– Đối với trường hợp bệnh lang ben trắng mức độ nặng: Vùng da tổn thương thường có kích thước lớn và xuất hiện trên nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, do đó, ngoài việc sử dụng thuốc bôi ngoài da còn được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc uống toàn thân.
2. Điều trị bệnh lang ben trắng bằng thuốc Tây y
Tương tự như bệnh lang ben đỏ, bệnh lang ben trắng cũng được điều trị bằng thuốc Tây y dựa vào thể trạng và mức độ bệnh lý đang mắc phải. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ ở dạng dung dịch như: ASA, BSI, Antimycose,… kết hợp với việc sử dụng thuốc uống tại chỗ đối với các trường hợp nặng.
Ngoài ra, một số trường hợp lang ben trắng xuất hiện trên da đầu, người bệnh có thể sử dụng dầu gội đầu có chứa các thành phần như:
- Ketoconazole;
- Fluconazole;
- Iclopirox;
- Itraconazole;
- Clotrimazole;
- Terbinafine.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y trị bệnh lang ben đỏ và trắng:
- Dùng thuốc theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu hoặc dược sĩ chuyên môn;
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa;
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ về công dụng của từng loại thuốc;
- Đối với thuốc bôi, người bệnh nên vệ sinh vùng da sạch sẽ trước khi bôi thuốc để loại bỏ lớp bụi bẩn và một số vi khuẩn gây hại cho da;
- Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: kích ứng da, phát ban da, nổi mề đay, ngứa ngáy,… Nếu triệu chứng dần tiêu biến sau một vài giờ, bạn không nhất thiết tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Nhưng nếu ngày một triệu chứng bất thường xảy ra càng nhiều và trở nên tồi tệ, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
V. Mẹo vặt dân gian chữa bệnh lang ben đỏ và lang ben trắng
Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y chữa lang ben đỏ, lang ben trắng, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian với các loại dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với bản chất lành tính, an toàn, ít tác dụng phụ, chữa bệnh lang ben đỏ và trắng bằng dược liệu dân gian thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian Tuệ Y Đường tổng hợp được có hiệu quả tốt trong chữa bệnh lang ben đỏ và lang ben trắng:
1. Dùng rau răm chữa bệnh lang ben đỏ, lang ben trắng
Trong Đông y, rau răm có vị cay, tính ấm, không độc, mang mùi vị đặc trưng và có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm. Ngoài công dụng chữa bệnh vảy nến, mề đay, bệnh trĩ,… rau răm còn có tác dụng chữa bệnh lang ben. Đây cũng chính là bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh biết đến và áp dụng khá rộng rãi.
Cách thực hiện:
- Làm sạch một nắm rau răm bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo;
- Cắt rau răm vừa được làm sạch thành từng đoạn nhỏ rồi tiến hành giã nát;
- Cho một lượng rượu trắng vừa đủ rồi tiến hành ngâm qua đêm;
- Lấy một hỗn hợp vừa đủ đắp lên vùng da bị lang ben và giữ yên khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước mát;
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần.
2. Chữa lang ben đỏ, lang ben trắng bằng chuối xanh
Một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, phần nhựa của quả chuối xanh chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng sưng và giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Ngoài ra, chuối xanh còn có tác dụng chữa lành các vết thương ngoài da, trong đó có bệnh lang ben là nhờ có các dưỡng chất bên trong quả chuối xanh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một quả chuối xanh bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất;
- Vớt ra để ráo rồi bổ thành quả chuối xanh thành đôi;
- Chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị lang ben khoảng 20 – 30 lần;
- Để yên thêm 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch;
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần.
Một số lưu ý khi áp dụng một số mẹo vặt trị bệnh lang ben đỏ và trắng:
- Trị bệnh lang ben đỏ, lang ben trắng bằng mẹo vặt dân gian chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Các trường hợp bị lang ben lâu năm, phương pháp này không giúp người bệnh thay đổi các sắc tố sáng màu trên da;
- Vì mang bản chất lành tính, dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên tác dụng khá chậm nếu so với thuốc Tây y. Do đó, người bệnh nên kiên trì điều trị trong khoảng thời gian dài và không nên bỏ dở giữa chừng.
VI. Biện pháp phòng ngừa bệnh lang ben đỏ và lang ben trắng
Cả bệnh lang ben đỏ và bệnh lang ben trắng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc với đám đông. Theo Bác sĩ CKII Thu Huyền để phòng ngừa tình trạng này xuất hiện trên da, cần có những chế độ ăn sóc da phù hợp cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể là:
- Luôn giữ cho cơ thể được sạch sẽ bằng việc tắm rửa và vệ sinh mỗi ngày;
- Thường xuyên thay đổi quần áo và nên mặc đồ thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo. Không nên mặc quần áo ẩm ướt, chưa khô hẳn;
- Giặt giũ quần áo và một số vật dụng với nước ấm và phơi trực tiếp với ánh nắng mặt trời để giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh;
- Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với nhiều người như: khăn mặt, khăn tay, quần áo,…;
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tốt hơn, nên sử dụng kem chống nắng và một số vật dụng bảo hộ khi đi ra ngoài như: mũ, khẩu trang, áo khoác, quần áo dài tay,…;
- Hạn chế chơi các môn thể dục thể thao gây đổ nhiều mồ hôi nhất là vào mùa hè như: đá bóng, chạy bộ, bóng chuyền, tennis,…;
- Không tiếp xúc lên da hoặc vật dụng của các đối tượng bị lang ben hoặc mắc các bệnh da liễu do nấm.
Trên đây là những thông tin về bệnh lang ben đỏ và lang ben trắng cũng như một số biện pháp phòng ngừa bệnh. Tuy bệnh lý chỉ gây tổn thương ở lớp thượng vị, không gây ra cảm giác đau hay ngứa nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để có những phương pháp điều trị phù hợp.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Tuệ Y Đường không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời.