KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM: 9 HUYỆT MỖI BÊN, CÁCH CHÂM CỨU VÀ CHỦ TRỊ?

Tiếp nói kinh Túc thái âm tỳ trong 12 kinh lạc chính của cơ thể, đó chính là đường kinh Thủ thiếu âm tâm. Vậy kinh lạc này có đường đi như thế nào, các huyệt vị và chủ trị ra sao, hãy cùng Phòng khám Tuệ Y ĐườngBS CKII Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu nhé.

BÀI THƠ VỀ KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM

Chín huyệt Ngọ thời thủ thiếu âm

Cực tuyền, Thanh linh, Thiếu hải châm,

Linh đạo, Thông lý, Âm khích thị,

Thần môn, Thiếu phủ, Thiếu xung tầm;

Phải trái cộng lại là 18 huyệt.

Kinh thủ thiếu âm tâm bắt đầu từ huyệt Cực tuyền, kết thúc ở Thiếu xung, lấy Thiếu xung, Thiếu phủ, Thần môn, Linh đạo, Thiếu hải làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.

Nội kinh nói: “Tâm chức vụ quân chủ, Thần minh từ đó mà ra”, “Tâm là gốc của sự sống, thần của biến. Cái đó hóa ở mặt. Cái đó đầy đủ ở huyết mạch, là dương trong thái dương, thông với khí mùa hạ”

 

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Kinh thủ thiếu âm tâm
Kinh thủ thiếu âm tâm

ĐƯỜNG ĐI KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM

– Mạch kinh thủ thiếu âm tâm bắt đầu từ trong tim, ra thuộc về tâm hệ, đi cuống qua cơ hoành lạc với tiểu trường. Một nhánh lên cổ họng chạy theo thực quản, liên hệ với mặt. Một đường từ tâm qua phế, ra hõm nách. Sau đó chạy dọc theo bờ ngoài cánh tay ra phía ngoài kinh tâm bào, xuống khuỷu tay dọc theo bờ ngoại cẳng tay, tới mỏm trâm trụ. Tiếp tục đi học theo mé ngoài gan bàn tay, qua mô út ngón út tới đầu ngón nối tiếp với kinh thủ thiếu dương tiểu trường.

CÁC HUYỆT THUỘC KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM

CỰC TUYỀN

– Con suối ở chỗ cao nhất

– Vị trí, cách lấy huyệt: Ở chính giữa hố nách, cạnh trong động mạch nách.

+ Tay giơ ngang, lấy huyệt ở đỉnh hõm nách, sau gân cơ hai đầu.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi.

– Chủ trị: Sườn ngực tức đau, đau tim, khuỷu và cánh tay lạnh đau, tứ chi không gọn, phiền khát, mắt vàng, sườn tức đau, buồn rầu,…

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Một số huyệt thuộc kinh thủ thiếu âm tâm
Một số huyệt thuộc kinh thủ thiếu âm tâm

THANH LINH

– Linh hoạt, trẻ trung.

– Vị trí: Ở huyệt Thiếu hải lên 3 thốn. Lấy ở rãnh cơ hai đầu trong, trên khớp khuỷu 3 thồn, dơ tay lên đầu để lấy huyệt.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10 phút.

– Chủ trị: Đau sườn, đu vai và cánh tay, mắt vàng đầu đau, rét run.

THIẾU HẢI

– Vùng bể chứa ít, biển nhỏ bé. Huyệt hợp của kinh thủ thiếu âm tâm.

– Vị trí: Gập cánh tay hết mức thì đầu nhọn nếp gấp khuỷu tay, phía trong là huyệt.

+ Co khuỷu tay vuông góc, lấy giữa đầu nếp gấp và lồi cầu xương phía trong.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 0,5 – 1 thốn, có thể châm xuyên tới khúc trì, có cảm giác cục bộ chướng tức hoặc tê chạy xuống cẳng tay, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10 phút.

– Chủ trị: đau tim, tê cánh tay, bàn tay run, choáng váng, điên giản, đau thần kinh liên sườn, thần kinh suy nhược, viêm hạch bạch huyết, bệnh phần mềm xung quanh khuỷu tay, nôn mửa, cổ không quay dược, tứ chi không dơ lên được, não phong đau đầu, hay quên…

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

LINH ĐẠO

– Con đường thần bị, linh hoạt. Huyệt kinh của thủ thiếu âm tâm.

– Vị trí, cách lấy huyệt: Trên cẳng tay, từ huyệt Thần Môn lên 1,5 thốn.

+ Lấy ở trong khe của gân cơ trụ trước và các gân cơ gấp nông các ngón tay (năm ngón tay, gập bàn tay vào cẳng tay, khe sẽ nổi rõ hơn)

– Cách châm cứu:  Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20 phút.

– Chủ trị: Bệnh tim, đau dây thần kinh trụ, đau khớp, bệnh thần kinh chức năng, thần kinh phân liệt, nôn khan, sợ hãi, Khuỷu tay co, bạo câm không nói được…

THÔNG LÝ

– Bên trong thông suốt, lẽ tự nhiên được thông suốt

– Vị trí: Ở sau cổ tay phía ngón út.

+ Ngồi ngay, co khuỷu tay vừa phải, bàn tay để ngửa, từ huyệt Thần Môn lên chừng 1 thốn.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút

– Chủ trị: Tim buồn bằn, tim nhảy mạnh, lưỡi không nói được, đột nhiên mất tiếng, hầu họng sưng đau, cổ tay đau, cánh tay đau, tim đau, thần kinh suy nhược, thần kinh phân liệt,…

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Một số huyệt thuộc kinh thủ thiếu âm tâm
Một số huyệt thuộc kinh thủ thiếu âm tâm

ÂM KHÍCH

– Oán trách chân âm

– Vị trí, cách lấy huyệt: ở sau cổ tay lên 5 phân, ngồi ngay, hơi co khuỷu tay, từ huyệt Thông lý xuống 5 phân, cũng là từ huyệt Thần Môn lên 5 phân. Lấy trong khe của gân cơ trụ trước và các gân cơ

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10 phút.

– Chủ trị: đau tim, tim thổn thức, mũi chảy máu cam, thổ huyết, mồ hôi trộm, lao phổi, thần kinh suy nhược, quyết nghịch khí co giật, tức trong ngực…

THẦN MÔN

– Cửa của thần khí. Huyệt du của kinh Thủ thiếu âm tâm.

– Vị trí, cách lấy huyệt:

+ Ở cổ tay cạnh phía ngón út, chỗ lõm trên nếp gấp ngang.

+ Gấp cánh tay vừa phải, lòng bàn ta để ngửa lên, ngón út và ngón trỏ hơi xòe ra, chỗ nếp gấp sau cổ tay phía ngón út, cạnh ngoài gân to gáp cổ tay xương trụ, chỗ lõm là huyệt

– Cách châm cứu: Mũi kim hướng vào giữa cổ tay, châm sâu 4 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.

– Chủ trị: Mất ngủ, hay quên, động kinh, hồi hộp, tim đâph mạch, trẻ em co giật, thần trí lơ mơ, thần kinh suy nhược, cơ xương lưỡi tê bại, vàng da, đau sườn, xuyễn nghịch khí, tâm phiền. Họng khô không muốn ăn, cánh tay bàn tay lạnh đau, đau khớp cổ tay.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

THIẾU PHỦ

– Nơi chứa giữ vật chất ít ỏi. Huyệt vinh (huyệt huỳnh) của kinh thủ thiếu âm tâm.

– Vị trí, cách lấy huyệt: Khi nắm bàn tay vào, chỗ khe đầu ngón nhẫn và ngón út chiếu vào lòng bàn tay, khe xương bàn 4 – 5.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 5 phân, cứu 3 ồi, hơ 5 phút.

– Chủ trị: Tim hồi hộp, ngực đau, lòng bàn tay nóng, bệnh tim do phong thấp, nhịp tim không đều, tim cắn đau, bệnh rối loạn thần kinh chức năng, ngốn út hay cong co, phiền tức, buồn sợ. Cánh tay buốt, khuỷu nách co gấp, bàn tay co không duỗi, sốt rét dai dẳng…

THIẾU XUNG

– Sự xung lên ít ỏi. Huyệt tỉnh của kinh Túc thiếu âm tâm.

– Vị trí: Ở cạnh góc phía trong ngón tay út (phía ngón nhẫn). Cách gốc ngón 1 phân.

– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 phân, hoặc lấy kim 3 cạnh chích nặn máu.

– Chủ trị: Tim đập mạch, đau sườn ngực, trúng gió quay lơ, trẻ em co giật, bệnh rối loạn thần kinh, tâm nhiệt phiền tức, khí lên họng khô, khát, mắt vàng, đau cạnh trong bắp vai và cánh tay…

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

TỔNG KẾT VỀ KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM

Qua bài viết trên, Bs CKII Trần Thị Thu Huyền đưa ra một số nhận xét tổng kết vầ kinh Thủ thiếu âm tâm như sau:

– Kinh Thủ thiếu âm tâm chữa những bệnh ở nơi đường kinh đi qua

– Kinh thủ thiếu âm tâm chủ trị các bệnh ở Tim, ngực, tinh thần

– Khi kinh thủ thiếu âm tâm bị bệnh: Vai, mặt trong chi trên đau, gan tay nóng hoặc miệng khô, khát muốn uống nước, đau mắt.

– Khi tạng Tâm bị bệnh: Đau vùng tim, nấc khan, sườn ngực đau tức, chứng thực thì phát cuồng, chứng hư thì bi ai, khiếp sợ.

Bs CKII Trần Thị Thu Huyền cùng các y bác sỹ tại Tuệ Y Đường châm cứu, xoa bóp bấm huyệt
Bs CKII Trần Thị Thu Huyền cùng các y bác sỹ tại Tuệ Y Đường châm cứu, xoa bóp bấm huyệt

Bs CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ rằng, kinh Thủ thiếu âm tâm là một kinh được áp dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý. Đặc biệt là cơ xương khớp, Kinh thủ thiếu âm tâm áp dụng vào xoa bóp bấm huyệt, châm cứu đem lại hiệu quả cao đối với các mặt bệnh thoái hóa các khớp chi trên, đau nhức các khớp chi trên, đau vùng tim, sườn ngực, phiền nhiệt,…

Tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường, nhờ áp dụng Học thuyết kinh lạc và kinh thủ thiếu âm tâm vào điều trị bệnh, các bệnh nhân đều phản hồi rất tốt về các mặt bệnh cơ xương khớp khi được trị liệu xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,…

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp và học thuyết kinh lạc, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555– 0789.503.555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *