Dày sừng nang lông là một trong những vấn đề về da khá phổ biến. Mặc dù vô hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này sẽ khiến làn da trở nên khô ráp, ngứa ngáy và kém thẩm mỹ. Vậy đây là căn bệnh thế nào và có chữa dứt điểm được không? Hãy cùng Hương Quỳnh tìm hiểu cũng Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền –BS CK II YHCT– Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường ngày hôm nay nhé.
Thưa cô dày sừng nang lông là gì?
Dày sừng nang lông là tình trạng về da khá thường gặp với biểu hiện là các nút sừng ở vị trí nang lông, hình thành các sẩn nhô lên khỏi mặt da, tạo cảm giác thô ráp, xù xì khi sờ. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát trong 10 năm đầu đời và có thể nặng lên ở tuổi dậy thì rồi có xu hướng cải thiện dần theo tuổi.
Bạn Lê Thị P có câu hỏi về cho bác sĩ: “ Bác sĩ ơi, bệnh này có những biểu hiện như thế nào ạ?”
Dày sừng nang lông có tổn thương cơ bản là các sẩn màu da hoặc màu đỏ, tập trung thành từng đám, kích thước sẩn từ 1-2 mm, đôi khi có tăng sắc tố trung tâm nang lông tạo nên hình ảnh da sần sùi, thô ráp giống như da gà. Xung quanh tổn thương có thể thấy quầng đỏ do viêm. Cậy sẩn sừng có thể thấy cuộn lông nhỏ phía dưới do sợi lông không mọc được qua sẩn sừng.
Vậy bệnh này có những nguyên nhân nào gây ra ạ?
Đầu tiên thì Dày sừng nang lông chính là hệ quả của việc tích tụ Keratin bên ngoài bề mặt da và tạo thành các mảng da thô ráp.
Một số nguyên nhân và bệnh lý có thể dẫn đến dày sừng nang lông bao gồm:
- Rối loạn tăng tiết sừng ở lớp biểu bì ngoài cùng của da.
- Nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm (đặc biệt là nhiễm nấm Candida).
- Các vấn đề về di truyền, dày sừng nang lông không lây nhưng có thể di truyền thông qua huyết thống gia đình.
- Bệnh chàm, vết chai da.
- Rối loạn da di truyền hoặc chứng tăng sừng biểu bì sau khi sinh con.
- Mụn cóc hoặc các tổn thương khác trên da mà không được chăm sóc hợp lý.
- Vệ sinh da không sạch sẽ khiến lớp sừng, bụi bẩn tích tụ, lâu ngày có thể gây dày sừng nang lông.
- Ngoài ra, làn da khô, sinh sống trong môi không khí lạnh cũng được xem là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng dày sừng
Vậy có những phương pháp nào để điều trị bệnh này ạ?
Bệnh này có thể điều trị theo hướng YHHĐ và YHCT
Với Y học hiện đại
– Tẩy tế chết tại chỗ bằng các sản phẩm tẩy da chết cách nhẹ nhàng, an toàn và không gây kích ứng da.
– Retinoids tại chỗ có thể ngăn ngừa việc sản sinh Keratin, hạn chế tình trạng bong tróc hoặc gây đỏ da.
– Điều trị bằng laser thường được chỉ định cho các trường hợp nặng khiến da bị viêm sưng và đỏ tấy. Tuy nhiên, việc áp dụng các tia laser trực tiếp lên da có thể dẫn đến nhiều nguy cơ bao gồm tổn thương da vĩnh viễn hoặc ung thư da.
Y học cổ truyền
– Dùng các vị thuốc có tính thanh nhiệt giải độc, tiêu sừng như bồ công anh, hoàng liên,…
– Kết hợp với các loại thuốc ngâm, thuốc bôi đặc trị.
Bạn Nguyễn Mai A gửi câu hỏi về cho chương trình: “ Thưa BS, có cách nào để phòng tránh căn bệnh này không ạ?”
– Không tắm nước quá nóng, tốt nhất là dùng nước ấm hoặc nước mát khi tắm. Bên cạnh đó, người bệnh dày sừng nang lông cần hạn chế thời gian tắm, trong khoảng 10 – 15 phút để tránh làm mất lớp dầu tự nhiên của da.
– Tránh các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Chọn có loại xà phòng dành cho da nhạy cảm hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Xem kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng.
>>>>> Bạn đọc có thể tham khảo: Vẩy phấn hồng-sự kiên trì nỗ lực của bệnh nhân và kết quả đạt được [2]
– Không nên chà xát làn da quá mạnh, điều này có thể kích ứng da và làm các triệu chứng dày sừng nang lông thêm nghiêm trọng. Sau khi tắm, hãy lau khô người một cách nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
– Dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm có chứa Lanolin như Lansinoh, Medela hoặc dầu tự nhiên như Vaseline và Glysolid. Kem dưỡng ẩm phát huy công dụng tốt nhất khi được sử dụng trong vòng 3 phút sau khi tắm. Người bệnh có thể thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong môi trường sống hoặc phòng ngủ. Độ ẩm thấp có thể làm khô da và khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
– Mặc quần áo thoải mái, tránh các loại quần áo quá chật. Điều này có thể gây ma sát, trầy xước, tổn thương da.
Bạn Phan Thanh H muốn hỏi: Bác sĩ ơi bị dày sừng nang lông có nên dùng kem dưỡng ẩm không ạ?
Người bệnh dày sừng nang lông nên thoa kem dưỡng ẩm hoặc che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài. Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, điều này có thể làm kích ứng da. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Rất cảm ơn BS.CKII Trần Thị Thu Huyền đã dành thời gian quý báu để tham gia chuyên mục “Bạn hỏi – Bác sĩ trả lời” ngày hôm nay. Hương Quỳnh hy vọng qua video nay các khán giả, người bệnh đã phần nào hiểu rõ hơn về căn bệnh Dày sừng nang lông cũng như phương pháp điều trị và phòng tránh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay bất cứ vấn đề gì về Da liễu, Phụ khoa hay Xương khớp các bạn đừng ngại để lại bình luận ngay dưới video này hoặc nhắn gửi qua các kênh truyền thông của Đông Y Tuệ Y Đường.
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.
Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!