ĐAU THẦN KINH TỌA – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Đau thần kinh tọa là một  hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh của nó. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra tuy nhiên hay gặp nhất  là do thoát vị đĩa đệm. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hay cấp tính và tăng dần khi  bệnh nhân làm việc gắng sức hoặc trong các trường hợp thay đổi tư thế.Để có cái nhìn  tổng quát  hơn về căn bệnh này, Tuệ Y Đường xin mời quý vị cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Hình 1. Hình ảnh dây thần kinh tọa vị trí khu vực đau.

1.KHÁI NIỆM

Đau thần kinh tọa(sciatica pain) còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Mỗi vị trí tổn thương sẽ có một hướng lan khác nhau.

Thông thường hay bắt gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động . Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bênh của nữ là nhiều hơn nam giới.  Nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa chiếm khoảng 80% trường hợp.

2. NGUYÊN NHÂN

  • Nguyên nhân phổ biến nhất chính là thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm hoạt động như tấm đệm giữa các đốt sống của cột sống. Những đĩa này trở nên yếu hơn khi già đi và dễ bị tổn thương hơn. Khi đĩa đệm cột sống lồi ra và chèn ép vào rễ dây thần kinh sẽ gây đau thần kinh tọa.
  • Hẹp cột sống:sự hao mòn tự nhiên của đốt sống có thể dẫn đến hẹp ống sống. Hẹp ống sống có thể gây áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa, gây đau thần kinh tọa, thường gặp ở người cao tuổi trên 60 tuổi.
  • Khối u cột sống: Trong một số ít trường hợp, đau thần kinh tọa có thể do các khối u phát triển bên trong hoặc dọc theo tủy sống hoặc dây thần kinh tọa. Khi một khối u phát triển, nó có thể gây áp lực lên các dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống.
  • Viêm khớp thoái hóa: Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa. Khi bị viêm khớp, thoái hóa sẽ gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa.
  • Hội chứng hình lê: Cơ hình lê là cơ tìm thấy sâu bên trong mông. Nó kết nối cột sống dưới với xương đùi trên và chạy trực tiếp qua dây thần kinh tọa. Nếu cơ này đi vào co thắt, nó có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa, gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa. Hội chứng cơ hình lê phổ biến hơn ở phụ nữ.

3.TRIỆU CHỨNG

Theo BS Trần Thu Huyền- Trưởng khoa Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường, tùy theo mỗi nguyên nhân gây bệnh mà có các triệu chứng bệnh khác nhau tuy nhiên bệnh nhân đau thần kinh tọa thường có những triệu chứng như sau:

  • Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, nếu tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, tổn thương rễ L5 còn đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
  • Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. Bạn có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của bạn.
  • Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Thông thường chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.
  • Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.
  • Đau dây thần kinh tọa sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như nhiệt độ da giảm, tuyến mồ hôi bị rối loạn, đánh mất phản xạ dựng lông.
  • Khi người bệnh bị chấn thương, ngồi nhiều, di chuyển nhiều, bị té ngã hoặc khuân vác vật nặng trong khoảng thời gian dài, các cơn đau sẽ xuất hiện tại khu vực của thắt lưng.
    Người bệnh sẽ rất dễ bị vẹo cột sống nếu bị đau dây thần kinh tọa.

3. ĐIỀU TRỊ

Hình 2. Hình ảnh dây thần kinh tọa và đường đi

3.1 Vật lý trị liệu

Mục tiêu của phương pháp  này là sử dụng các động tác tập luyện để giảm áp lực lên các dây thần kinh. Từ đó giảm hẳn các triệu chứng và các cơn đau do bệnh gây ra.

Các kỹ thuật trị liệu bằng tay hay kéo giãn cơ bằng thiết bị có thể làm giảm áp lực lên dây thần kinh tọa do những rối loạn chức năng khớp hông, co thắt cơ bắp… gây ra. Bên cạnh đó, việc tăng sức mạnh của cột sống, các dây chằng và cơ bắp hỗ trợ cũng giúp giảm đau thần kinh tọa.

Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giữ cho cột sống luôn thẳng đúng tư thế, từ đó giảm nguy cơ tái phát đau thần kinh tọa trong tương lai.

3.2 Châm cứu

Một trong những phương pháp được áp dụng khi điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa là châm cứu. Với phương pháp này, những kim châm chuyên dụng sẽ được châm vào các vị trí huyệt nằm trên đường đi của dây thần kinh tọa nhằm mục đích giúp người bệnh lưu thông khí huyết, dễ chịu hơn và hạn chế được những cơn đau. Thông thường một đợt điều trị có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Thời gian châm cứu trong mỗi liệu trình là khoảng 30 phút.

Châm cứu đau thần kinh tọa có những tác dụng cụ thể như sau:

+ Giúp lưu thông khí huyết khiến người bệnh giảm đau và dễ chịu hơn.

+ Tránh được những tác dụng phụ do không phải dùng thuốc giảm đau.

+ Châm cứu có thể là một phương pháp dùng để bổ trợ, kết hợp với những phương pháp vật lý trị liệu khác.

Khi châm cứu thì việc quan trọng nhất là xác định được vị trí của huyệt. Các huyệt châm cứu đau thần kinh tọa thường tập trung ở những vị trí mà dây thần kinh tọa chạy qua (từ vùng thắt lưng đến các ngón chân), bao gồm: Huyệt thận du, huyệt đại trường du, huyệt thừa phủ, huyệt ủy trung, huyệt thừa sơn,…

3.3 Điều trị thuốc

  • Thuốc giảm đau: paracetamol, NSAID. Những loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê toa tùy từng trường hợp. Chúng có thể phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc giảm tiết acid để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc giảm đau cực mạnh như thuốc morphin cho các trường hợp nặng
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Các thuốc vitamin nhóm B
  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng vào thắt lưng có thể giúp giảm sưng và viêm rễ thần kinh, do đó giúp tăng tính di động cho cơ thể.

3.4 Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sau khi điều trị dây thần kinh tọa bằng phương pháp nội khoa, thay thế thất bại hoặc cho những trường hợp bị chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ.

Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Phẫu thuật này được chỉ định sau khi điều trị giảm đau 3 tháng không kết quả. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn.
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.

3.5 Điều trị hỗ trợ

Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giúp làm giảm đau thần kinh tọa, đặc biệt trong giai đoạn đầu.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng khăn sạch quấn một túi đá lạnh đặt lên vùng bị đau khoảng 20 phút/lần và chườm vài lần trong ngày. Với biện pháp chườm nóng, ban nên áp dụng sau hai đến ba ngày cho khu vực bị tổn thương. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi ở cài đặt thấp nhất.

Nếu bị đau liên tục, bạn có thể sử dụng xen kẻ hai loại này. Nhưng tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy các cơn đau không thuyên giảm.

Với những kiến thức về đau thần kinh tọa trên đây, Tuệ Y Đường hy vong quý bạn đọc có cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh này. Nếu quý vị đang mắc phải tình trạng trên nên đi khám và hỏi ý kiến Bác Sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.

Chúc quý vị thật nhiều sức khỏe.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *