Khoảng 50% phụ nữ bị đau lưng trong tháng đầu sau khi sinh và 20% trong số đó bị đau lưng sau sinh 1 năm dai dẳng. Do vậy, để khắc phục được các cơn đau, chị em nên đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng.
Bài viết sau đây Đông Y Tuệ Y Đường và BS CKII Trần Thị Thu Huyền sẽ chia sẻ cho bạn biết nhiều hơn về đau lưng sau sinh, các bà mẹ bỉm sữa đừng bỏ qua bài viết này nhé!
>>> Đọc thêm về: THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG LÀ GÌ? DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ.
1. Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh
Hiện tượng đau lưng sau sinh thường kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc có thể lâu hơn. Lúc này, nếu chị em ngồi nhiều hoặc đứng trong một thời gian dài đều sẽ gây ra đau lưng này. Vị trí thường đau thường gặp nhất là vùng thắt lưng, có lúc đau đến mức không thể vận động hay xoay người được.
Đau lưng sau sinh vì những nguyên nhân sau đây:
- Tăng cân quá mức: Cân nặng sẽ tạo một áp lực lớn lên cột sống, gây ra tình trạng đau lưng.
- Dãn dây chằng sinh lý: Khi sinh, các khớp và dây chằng nối vùng xương chậu và cột sống bị nới lỏng khiến cấu trúc xương kém ổn định. Từ đó làm cho vùng thắt lưng bị đau nhức khi thay đổi tư thế.
- Stress sau sinh: Căng thẳng, trầm cảm sau sinh khiến chị em phụ nữ lười vận động, lâu dần ảnh hưởng đến các khớp xương vùng thắt lưng.
- Thiếu canxi: Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, đặc biệt là Canxi cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ sau sinh hay bị đau lưng.
- Cơ thể bị nhiễm lạnh: Sức đề kháng của phụ nữ sau khi sinh còn yếu, khí huyết không đủ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Hậu quả là gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là vùng lưn.
- Vận động sai tư thế: Sai tư thế khi cho con bú, nằm ngủ và thói quen ngồi gập người khiến chị em sau sinh hay bị đau lưng.
Dù là với nguyên nhân nào, nếu không được điều trị kịp thời đều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt của cả mẹ và em bé.
2. Đau lưng sau sinh có tác hại như thế nào?
Tình trạng đau lưng sau sinh gây cản trở rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ. Hơn thế, nếu tình trạng này không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ của chị em sau này.
- Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ sẽ mất khoảng 3 – 5% khối lượng xương. Nếu các dưỡng chất không được bổ sung đủ, đặc biệt là canxi, sẽ dẫn đến loãng xương và nhiều triệu chứng khác như đau cơ bắp, rụng tóc, mệt mỏi.
- Ngoài ra, rất nhiều chị em đã bị mắc một số bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… do không chữa trị triệt để tình trạng đau lưng sau sinh.
- Bên cạnh đó, đời sống sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả việc chăm sóc em bé. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho chị em thường bị stress, áp lực sau sinh, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.
Như vậy, đau lưng sau sinh 1 năm không ảnh hưởng đến tính mạng của chị em phụ nữ nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, cần phải có biện pháp khắc phục sớm, tránh để tình trạng đau nhức lưng kéo dài.
3. Cách khắc phục đau lưng sau sinh
Sau khi sinh, chị em phụ nữ rất mẫn cảm với những thành phần của thuốc. Đồng thời cũng được các bác sĩ yêu cầu không dùng thuốc mà không có chỉ định. Do vậy, việc dùng thuốc trong thời điểm này là không nên và cần hạn chế tối đa.
Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp chị em khắc phục tình trạng đau lưng sau sinh.
>>> Tìm hiểu thêm: CHÂM CỨU TRONG ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO.
3.1. Biện pháp khắc phục đau lưng sau sinh tại nhà
Bị đau lưng sau sinh phải làm sao? Một số biện pháp khắc phục tại nhà chị em có thể tham khảo như:
Ngâm mình trong nước nóng
Ngâm mình trong nước nóng là phương pháp dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả rất tích cực. Nhiệt độ hoạt động như một chất xúc tác giúp giảm đau nhờ vào việc thư giãn cơ thể và kích thích tăng lưu thông tuần hoàn máu.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng chị em nên thêm muối tắm để gia tăng hiệu quả của phương pháp này, đồng thời giúp da được vệ sinh tốt hơn.
Giảm cân
Trọng lượng cơ thể quá lớn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng mà nhiều người không để ý. Do vậy, sau khi sinh, chị em nên áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục mỗi ngày để nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Điều này không chỉ giúp tự tin hơn mà còn giúp giảm cơn đau lưng nhanh chóng.
Cụ thể, chị hãy chọn loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa ít calo, chất béo và chia nhỏ thành 5 – 6 bữa một ngày với các món ăn nhẹ lành mạnh. Mỗi bữa ăn nhỏ có thể gồm ngũ cốc là yến mạch, bánh mì đen và trái cây. Nên chọn các món luộc, hấp, nướng và hạn chế dầu mỡ, muối, dầu, đồ ngọt.
Bên cạnh đó, tập thể dục buổi sáng nhẹ nhàng, đều đặn cũng đủ giúp kích thích tim mạch và hoạt động cơ bắp. Chị em hãy chọn một môn thể thao phù hợp như yoga, aerobic,…
Ngủ đúng cách
Nếu lưng của chị em được sự chăm sóc đúng cách thì sẽ hồi phục rất nhanh chóng. Chị em lưu ý rằng đệm ngủ nên có bề mặt bằng phẳng và không quá mềm. Bên cạnh đó, gối đầu cũng không được quá cao. Khi ngủ, tư thế nằm ngửa, chân tay duỗi thoải mái cần được ưu tiên.
Đối với nhiều chị em sau sinh hay bị mất ngủ do tâm lý, phải chăm con. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà cũng khiến tình trạng mệt mỏi, cơn đau lưng gia tăng. Chăm sóc sức khỏe không tốt, nhất là xương khớp có thể để lại những hậu quả xấu về sau này.
Nếu đang gặp phải tình trạng này, chị em có thể áp dụng thêm các cách như: Uống trà thảo dược, sử dụng tâm sen,… để cải thiện giấc ngủ, tăng cường sức đề kháng.
Bài tập giảm đau lưng sau sinh tại nhà
Để nâng cao sức khỏe và đẩy lùi tình trạng lưng sau khi sinh, vận động cũng là biện pháp rất hiệu quả. Mỗi ngày chị em hãy dành ra 30 phút để thực hiện những động tác sau:
>>> Đọc thêm về: 4 BÀI TẬP GIẢM ĐAU THẦN KINH TỌA HIỆU QUẢ
Cho con bú đúng tư thế
Tư thế cho con bú sai cách sẽ ảnh hưởng đến phần xương sống vùng cổ và lưng gây nhức mỏi vai gáy, đau lưng. Những tư thế cho con bú thoải mái, chị em nên áp dụng gồm:
- Ngồi ngả lưng về phía sau và nghiêng một góc 45 độ, có thể dựa lên gối. Lúc này, em bé sẽ nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để ti.
- Nằm nghiêng và đặt em bé song song với mình, tay mẹ đỡ đầu bé và hướng dẫn bé quay mặt vào bầu vú mẹ.
- Ngồi tựa vào ghế, lưng thẳng, một chân để gác lên một chiếc ghế khác với chiều cao thích hợp, đồng thời để một chiếc gối mỏng phía sau lưng. Em bé sẽ bú thoải mái mà mẹ sẽ không bị quá nhiều áp lực lên phần lưng.
Việc thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú kết hợp vận động cơ thể nhẹ nhàng như: xoay, lắc cổ, vặn nhẹ phần thắt lưng sẽ giúp chị em giảm đau nhức, mệt mỏi đáng kể.
Chườm nóng giảm đau lưng
Chườm nóng là biện pháp giảm đau nhức khá phổ biến cho phụ nữ đau lưng sau sinh. Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ kích thích máu huyết lưu thông giúp giảm đau và sưng viêm.
Chị em nên sử dụng nước ở nhiệt độ từ 60 – 70 độ C và đặt túi chườm lên vùng lưng đau nhức trong khoảng 15 phút. Áp dụng khi cơn đau xuất hiện hoặc thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày đều rất tốt cho cơ thể.
3.2. Các biện pháp điều trị đau lưng sau sinh bằng y học cổ truyền
Xoa bóp bấm huyệt
Sau khi sinh, nếu gặp phải tình trạng đau lưng xương cụt, chị em phụ nữ có thể nhờ tới sự hỗ trợ của phương pháp xoa bóp, day ấn, bấm huyệt để kích thích tuần hoàn máu, giảm đau và giúp tinh thần thoải mái hơn.
Xét trên phương diện cơ học, phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, day ấn sẽ giúp cho các cấu trúc cơ xương, khớp vùng lưng hông được thư giãn. Từ đó giảm chèn ép, khắc phục được cơn đau lưng sau sinh.
Châm cứu
Cũng giống như nguyên tắc và tác dụng của xoa bóp, day ấn, bấm huyệt ở trên, các phương pháp này cũng đem đến hiệu quả phục hồi cơ xương khớp và hiệu quả giảm đau cao cho người bị đau lưng, nhất là đau lưng sau sinh.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, không xảy ra biến chứng nguy hiểm, với cách chữa này, người bệnh bắt buộc phải tìm đến sự trợ giúp, hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực vật lý trị liệu, am hiểu về huyệt đạo.
- Sau khi thăm khám, bắt mạch, bệnh nhân đau lưng sau sinh sẽ được chỉ định liệu trình phù hợp. Tùy theo thể trạng và mức độ test thích ứng cơ địa và phương pháp, bác sĩ sẽ ứng dụng kỹ thuật dùng châm phù hợp.
- Mỗi tình trạng sẽ có huyệt đạo cần tác động khác nhau. Chuyên gia, bác sĩ sẽ dùng thực hiện châm kim đúng huyệt đạo đã xác định.
- Thời gian thực hiện liệu pháp từ 20 đến 45 phút. Sau khi châm xong, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nghỉ ngơi, thư giãn để ổn định thể trạng, tránh bị choáng.
Với châm cứu, điện châm, tác dụng điều trị sẽ sâu hơn so với xoa bóp, day ấn huyệt thông thường. Vì kim châm có thể châm xuyên huyệt, liên huyệt, đa huyệt để đem lại hiệu quả toàn diện, kết hợp xử lý được nhiều vấn đề bệnh cùng 1 lần điều trị. Hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa YHCT để được hướng dẫn.
>>> ĐẶT CÁC CÂU HỎI KHÁC DÀNH CHO BÁC SỸ: 0789.501.555
3.3. Các biện pháp khác
Để kiểm soát và hỗ trợ điều trị tốt hơn tình trạng đau lưng sau sinh, bạn đọc có thể thực hiện kèm theo phương pháp điều trị chính một số biện pháp sau:
- Đi bộ nhiều, dành thời gian nghỉ ngơi và ngừng mang vác vật nặng gây áp lực lên cơ lưng.
- Sử dụng gối đầu gối khi ngủ bằng cách đặt gối đệm đặt giữa hai đầu gối để căn chỉnh hông trong khi ngủ.
- Không ngủ gục trên bàn, nằm võng hay ngủ trên ghế so pha. Đồng thời sau sinh nên giữ ấm cơ thể và chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như canxi, kẽm,…
- Tập hít thở sâu và siết cơ bụng để làm giảm sự khó chịu của những cơn đau lưng sau sinh.
- Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như: nấm, thịt bò, ngũ cốc dinh dưỡng để giúp quá trình hấp thụ canxi diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, tăng cường những thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bồ câu, lòng đỏ trứng gà, tim cật heo, các loại đậu và các loại trái cây để bổ sung vitamin C, khoáng chất như: táo, nho, cam, chuối, lê,…
Trên đây là các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau lưng sau sinh. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày một trầm trọng hơn, chị em nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
>>> Tham khảo thêm: HƯỚNG DẪN TẬP KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH – ĐÔNG Y TUỆ Y ĐƯỜNG
Không gian phòng khám khang trang, sạch đẹp, đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm dày dặn, tận tình, chu đáo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả cao… là lí do Tuệ Y Đường là một điểm đến không thể bỏ qua đối với người bệnh đau lưng sau sinh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về đau lưng sau sinh nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555