Chứng tý là một chứng bệnh đặc trưng với các triệu chứng đau, tê bì, nặng nề, sưng nóng, co duỗi, cử động các cân, cơ xương khớp. Bệnh lý cơ xương khớp nói riêng và chứng tý nói chung đều gây cảm giác đau, khó chịu cho bệnh nhân, vậy làm sao để khắc phục được tình trạng này?
Hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu về chứng tý và các điều trị bệnh lý này nhé!
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Ths.Bs CKII. Trần Thị Thu Huyền
I. Đại cương về chứng tý
1. Khái niệm
Chứng tý là một chứng bệnh với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau, nhức nhối, tê bì, nặng nề, sưng nóng, co duỗi khó khăn ở cơ, cân cốt và khớp xương, nếu nặng có thể gây phù nề hoặc biến dạng khớp
2. Nguyên nhân dẫn đến chưng tý
- Do chính khí cơ thể bất túc, vệ ngoại bất cố, ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) xâm phạm cơ thể làm trở trệ kinh lạc, rối loạn vận hành khí huyết gây nên
- Bệnh nhẹ chỉ làm tổn thương cơ khớp tứ chi, bệnh nặng tổn thương đến các tạng
- Triệu chứng mô tả trong chứng tý đối chiếu với y học hiện đại thuộc bệnh thấp khớp cấp, viêm gân phản ứng, thoái hóa khớp, viêm xơ cơ,…
>>>>> Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp
II. Nguyên nhân bệnh sinh
– Cảm thụ tà khí phong hàn thấp:
- Do bệnh nhân sống ở nơi ẩm thấp, lội nước dầm mưa, làm việc dưới môi trường nước, khí hậu nóng lạnh thay đổi đột ngột,… nên tà khí phong hàn thấp nhân lúc cơ thể hư yếu mà xâm nhập, lưu trú ở kinh lạc,làm cho khí huyết tắc trệ gây chứng phong hàn thấp tý
- Do ngoại cảm tà khí ở mức độ mạnh yếu khác nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng có sự khác biệt
- Nếu như phong thắng thì do phong có tính lưu động và thay đổi nên biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau có tính di chuyển gây chứng hành tý
- Nếu hàn thắng thì do hàn có tính ngưng sáp làm khí huyết ngưng trệ không thông, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau cơ khớp dữ dội gây chứng thống tý
- Nếu như thấp thắng thì do thấp có tính dính trệ và nặng nề nên biểu hiện lâm sàng thấy tê nhức cơ khớp, chân tay nặng nề, đau có tính cố định gây chứng trước tý
- Hoặc cơ thể vốn dĩ dương khí thịnh, uẩn nhiệt bên trong, lại cảm phải tà khí phong hàn thấp có thể theo dương hóa nhiệt; hoặc phong hàn thấp tà lâu ngày không khỏi có thể uẩn trệ hóa nhiệt
– Cảm thụ tà khí phong thấp nhiệt: Sống ở nơi oi bức, ẩm thấp làm phong thấp nhiệt tà xâm nhập cơ phu, ủng trệ ở kinh lạc làm tắc trệ khí huyết kinh mạch, đình lưu ở cơ khớp gây nên phong thấp nhiệt tý.
– Hoạt động không thích đáng : Sinh hoạt tình dục quá độ, nghỉ ngơi không phù hợp làm tinh khí hao tổn, vệ ngoại bất cố; hoặc sau hoạt động thể lực quá sức, khả năng phòng ngự cơ thể suy giảm, mồ hôi ra nhiều làm cho ngoại tà thừa hư xâm nhập
– Bệnh lâu ngày : Cơ thể già yếu, can thận bất túc, chi thể cân mạch không được nuôi dưỡng đầy đủ; hoặc sau khi bị bệnh, phụ nữ sau sinh đều làm khí huyết bất túc, tấu lý sơ hở làm ngoại tà thừa hư xâm nhập
– Ngoài ra, ăn nhiều chất béo ngọt, uống nhiều bia rượu làm rối loạn kiện vận của tỳ, thấp nhiệt đàm trọc nội sinh; hoặc do chấn thương làm tổn thương chi thể cân mạch nên khí huyết kinh mạch bị trệ tắc gây chứng tý
>>> Có thể bạn quan tâm: Trải nghiệm một buổi xoa bóp bấm huyệt tại Tuệ Y Đường
III. Biện chứng luận trị
1. Căn cứ biện chứng
– Biện chứng về bệnh tà:
- Triệu chứng đặc trưng của chứng tý có sự khác biệt do cảm thụ tà khí có tính chất khác nhau
- Trường hợp thấy đau nhức cơ khớp có tính chất di chuyển thì thuộc phong thắng
- Đau nhức xương khớp cố định, khi gặp lạnh đau tăng, gặp ôn ấm đau giảm thì đau là thuộc hàn thắng
- Đau có tính nặng nề, nhức nhối, tê buốt thì thuộc thấp thắng
- Đau kèm sưng nóng đỏ, co rút cân mạch thuộc nhiệt thắng
- Các khớp sưng đau lâu ngày, sưng nề cục bộ hoặc chủ yếu thấy đau nhức khớp chi dưới thì thuộc đàm
- Sưng nề, cứng nhắc các khớp, đau cố định, da tại chỗ đau ám tím hoặc có ứ ban thì thuộc ứ
– Biện chứng hư và thực:
- Thực chứng thường thấy ở bệnh mới mắc, bệnh khởi phát cấp tính, chính khí chống lại tà khí mạnh nên gây đau dữ dội, mạch thực và có lực
- Hư là bệnh lâu ngày, diễn biến kéo dài. hao thương khí huyết, tổn thương ảnh hưởng đến tạng phủ, can thận bất túc, mạch hư và vô lực
- Hư thực thác tạp thường thấy bệnh kéo dài triền miên do đàm ứ hỗ kết, can thận hao hư
2. Nguyên tắc điều trị
Nguyên nhân bệnh sinh cơ bản của chứng tý do phong, hàn, thấp, nhiệt, đàm, ứ làm trệ tắc khí huyết kinh lạc nên nguyên tắc điều trị cơ bản của chứng tý là khứ tà, thông lạc
- Trị phong thì dùng pháp dưỡng huyết hoạt huyết để đáp ứng nguyên tắc “trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt”
- Trị hàn thì nên dùng pháp ôn dương bổ hỏa
- Trị thấp thì nên kết hợp pháp kiện tỳ ích khí
- Bệnh lâu này chính khí hư thì nên dùng pháp phù chính, bổ can thận, ích can huyết
IV. Phân thể điều trị
1. Phong hàn thấp tý
1.1 Hành tý
– Lâm sàng: Đau nhức các khớp toàn thân, đau có tính chất di chuyển, kèm theo giai đoạn đầu thấy khớp sưng đỏ khớp, co duỗi khớp khó khăn hoặc thấy sợ gió sợ lạnh, rêu lưỡi trắng dầy, mạch phù hoãn hoặc phù khẩn
– Pháp điều trị: Khứ phong thông lạc, tán hàn trừ thấp
– Bài thuốc: Phòng phong thang
1.2 Thống tý
– Lâm sàng: Đau dữ dội, đau cố định, gặp lạnh đau tăng, kèm co duỗi khó khăn, không nóng đỏ, chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớt, mạch huyền khẩn hoặc trầm trì huyền
– Pháp điề trị: Tán hàn thông lạc, khứ phong trừ thấp
– Bài thuốc: Ô đầu thang
1.3 Trước tý
– Lâm sàng: Các khớp tay chân tê nhức kèm sưng nề, đau cố định, chân tay nặng nề, vận động hạn chế, tê bì ngoài da, chất lưỡi hồng, rêu trắng dày nhớt, mạch nhu hoãn
– Pháp: Trừ thấp thông lạc, khứ phong tán hàn
– Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang hoặc Quyên tý thang
>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Tuệ Y Đường điều trị hội chứng cổ vai cánh tay
2. Phong thấp nhiệt tý
– Lâm sàng: Sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một khớp hay nhiều khớp, kèm theo thấy đau các khớp không thích xoa nắn, gặp lạnh thì giảm đau, sốt, sợ gió, khát nước, nước tiểu vàng, chất lưỡi hồng, rêu vàng nhớt mạch hoạt sác
– Pháp điều trị: Thanh nhiệt thông lạc, khứ phong trừ thấp
– Bài thuốc: Bạch hổ gia quế chi thang hoặc tuyên tý thang
3. Đàm ứ tắc trở
– Lâm sàng:
- Đau dữ dội cơ khớp, đau cố định hoặc thấy sắc da quanh khớp ám tím, sưng nề, tương đối cứng
- Tay chân cảm giác nặng nề hoặc tê nhức, thấy các khớp cứng hoặc biến dạng khớp, ban ứ huyết quanh khớp, co duỗi các khớp khó khăn
- Có thể nổi cục quanh khớp, ban ứ huyết quanh khớp, sắc mặt ám đen, phù quanh mắt hay thấy tức ngực, khạc nhiều đờm
- Chất lưỡi ám tím hoặc có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhớp, mạch huyền sáp
– Pháp điều trị: Hóa đàm hành ứ, quyên tý thông lạc
– Bài thuốc: Song hợp thang
4. Can thận hao hư
– Lâm sàng: Bệnh lâu ngày không dứt, khớp sưng nề, biến dạng, cứng khớp, đau dữ dội, kèm theo vận động khớp khó khăn, co quắp chân tay, teo cơ, hoặc sợ lạnh, chân và tay lạnh, nam giới thấy liệt dương hay di tinh, hoặc thấy lòng bàn tay hoặc bàn chân nóng, bứt rứt, khô miệng, chất lưỡi hồng nhợt ít tân, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế nhược hoặc tế sác
– Pháp điều trị: Bồi bổ can thận, thư cân chỉ thống
– Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
Facebook: Tuệ Y Đường
⚕️ Ths.Bs CKII: Trần Thị Thu Huyền
⚕️ Bác sĩ: Đoàn Dung
Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555
Em thường xuyên ở trong môi trường điều hòa và tắm đêm ngủ dậy bị vẹo cổ ạ, bs tư vấn giúp em phải làm thế nào ạ
Môi trường làm việc dưới điều hòa hay tắm đêm đều có thể dẫn đến hàn khí hoặc gió lạnh xâm nhập vào cơ thể, hàn theo đông y có tính ngưng trệ nên làm cho cơ bị co cứng, cơ co làm cho các vận động vùng cổ gáy bị hạn chế nghiêng, xoay, cúi gây ra cảm giác rất khó chịu cho người bệnh
Vậy nên em nên thay đổi thói quen tắm đêm, nên tắm trước 10h tối, nếu có những buổi bắt buộc phải tắm đêm thì em nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh tránh những biến chứng không đáng có; Khi làm trong môi trường điều hòa nên ngồi ở những vị trí tránh gió điều hòa lùa thẳng vào vùng vai gáy, vùng lưng để tránh đau cổ cấp hay đau lưng cấp.
Nếu có câu hỏi thắc mắc khác em có thể liên hệ quá hotline: 0789.501.555
Bs cho e hỏi chiều cao gối, tư thế ngủ nào sẽ k bị đau cổ ạ?
Theo bác sĩ, em nên gối đầu ở độ cao vừa phải từ 8-15cm, tránh gối quá cao có thể gây ra nhiều bệnh lý như co cứng cơ vùng cổ gáy, giảm tuần hoàn máu não,…
Đối với tư thế ngủ, nên nằm ngửa tránh nằm sấp khi ngủ, nếu nằm ở tư thế nghiêng thì bạn nên kê một chiếc gối đủ cao để giúp cổ không bị nghiêng quá về phái cổ hoặc phía vai( không cao đến mức tai trên bị ép quá về phía vai)
Bạn có thể tham khảo từ lời khuyên này của bác sĩ nhé
cho e hỏi bài treo xà đơn có giúp ích gì trong việc chữa đau cổ vai gáy ko bác sĩ?
Do đu xà bắt buộc phải hoạt động mọi khớp xương và các nhóm cơ vùng cổ vai gáy nên sẽ có tác dụng làm giảm các cơn đau, kéo dãn cột sống cổ hỗ trợ cải thiện chức năng cột sống nên có tác dụng rất tốt đối với nhóm bệnh lý đau cổ vai gáy em nhé
Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến đau mỏi cổ vai gáy em có thể liên hệ hotline: 0789.501.555 để được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất em nhé!
Bác sỹ cho e hỏi, e bị đau cổ gáy ê ẩm, kèm dấu hiệu đầu có cảm giác chếnh choáng thoáng qua,thì e cần làm gì..
Làm thế nào để biết khi bị dãn dây chằng .hay bị chèn dây thần kinh do gai đốt sống cổ. Xin bs tư vấn giúp em với, khi đau thì cơ bắp tay cứ dựt dựt ạ
Chào bác sĩ tôi bị đau cổ vai gáy và kéo theo lên đỉnh đầu tê cả ra hai tay nữa thì có phải thoái hóa đốt sống cổ ko vậy
Chào bạn, tình trạng này có nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa đốt sống cổ. Để chẩn đoán chính xác cần dựa trên kết quả X-quang bạn nhé. Bạn có thể liên hệ qua hotline 0789501555 để được tư vấn và điều trị sớm nhất nhé!