Chống oxy hóa & 4 nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chống oxy hóa từ lâu đã là một thuật ngữ không còn quá xa lạ giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, và đặc biệt dành được sự quan tâm đông đảo của phái nữ. Vậy chất chống oxy hóa là gì? Làm thế nào để bổ sung chất chống oxy hóa một cách tự nhiên từ thực phẩm? Hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu quả bài viết dưới đây nhé!

LASER VIÊM NANG LÔNG

 

Những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa.

I. Chất chống oxy hóa là gì?

Các tế bào trong cơ thể của bạn tiếp xúc với oxy mỗi ngày. Oxy rất quan trọng cho sức khỏe của cơ thể, nhưng tiếp xúc với oxy cũng gây ra quá trình oxy hóa. Trong quá trình oxy hóa, hóa chất trong cơ thể bị biến đổi và hình thành các gốc tự do. Tiếp xúc với các yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá, rượu và các nguồn ô nhiễm, cũng tạo ra các gốc tự do.

Theo thời gian, các gốc tự do có thể gây ra một chuỗi phản ứng trong cơ thể, gây tổn thương các hóa chất quan trọng, ADN, và các bộ phận của tế bào. Một số tế bào có thể phục hồi, nhưng những tế bào khác thì bị hư hỏng vĩnh viễn. Các nhà khoa học tin rằng các gốc tự do có thể đóng góp vào quá trình lão hóa cũng như các bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim.

Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Cơ thể sử dụng chất chống oxy hóa để ổn định các gốc tự do, tránh cho chúng gây hại cho các tế bào khác. Ở một mức nào đó, chất chống oxy hóa có thể bảo vệ và ngăn chặn những thiệt hại gây ra bởi quá trình oxy hóa.

II. Chất chống oxy hóa được tìm thấy ở đâu?

Theo BS.CKII Thu Huyền – phụ trách chuyên môn của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường cơ thể bạn sản xuất một số chất chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do được hình thành bởi các quá trình bình thường trong cơ thể. Cơ thể của bạn cũng có thể bổ sung chất chống oxy hóa bằng một chế độ ăn uống lành mạnh. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm trái cây và rau quả có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C và E, beta-carotene, lutein, lycopene và selen.

Một số người chọn uống các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất chống oxy hóa. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang xem xét bổ sung thực phẩm chức năng vào chế độ ăn uống của bạn. Nhiều loại thực phẩm chức năng không chứa một lượng cân bằng các vitamin, khoáng chất và enzyme và thực sự có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

III. Một số loại củ, quả, rau chống oxy hoá “dễ tìm” tại Việt Nam (tiếp theo)

1. Nhóm các loại rau chống oxy hoá:

Súp lơ xanh (Bông cải xanh):

Là loại rau chống oxy hoá hàng đầu cung cấp chất xơ tuyệt vời,  hàm lượng vitamin C dồi dào. Đóng góp lượng canxi hằng ngày cho cơ thể giúp cơ thể giải độc tự nhiên. Giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm táo bón, chống oxy hóa và làm chậm sự suy giảm hệ thống miễn dịch của con người. Tăng cường sự chắc khỏe của xương.

Đặc biệt trong bông cải xanh có chứa hoạt chất sulforaphane có khả năng ức chế enzyme HDAC – một loại enzyme có liên quan đến tiến triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, súp lơ xanh còn chứa lượng lớn folate, giúp phòng ung thư vú.

Cải thìa:Sắt, phospho, canxi, magiê, kẽm, vitamin K có trong cải thìa đều đóng góp vào quá trình xây dựng và duy trì sự khỏe mạnh của xương cũng như cấu trúc của hệ thống xương khớp bên trong cơ thể. Nó có khả năng làm giảm huyết áp một cách tự nhiên. Đây cũng là một loại rau điển hình và phổ biến chống oxy hóa

Không có cholesterol và giàu folate, selen, choline, kali, vitamin C, B6. Cải thìa giúp duy trì sức khỏe cho tim,  hạn chế tình trạng viêm nhiễm mãn tính, cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác hại do các gốc tự do gây ra và làm giảm tốc độc phát triển của các khối u.

Rong biển (tảo biển):

Chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp các vi chất dinh dưỡng như folate, canxi, ma- giê, kẽm, sắt, fertile clement và selen. Quan trọng hơn, rong biển còn chứa nguồn i- ốt lớn cho cơ thể. các axit béo DHA và EPA.

Vì thế rong biển và dầu tảo là nguồn cung cấp omega -3 đáng tin cậy. Nó còn chứa nhiều loại carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ), nhiều chất chống oxy hóa. giúp cơ thể chống lại sự mất cân bằng oxy hóa. Điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ hệ tiêu hóa (làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột), tăng cường chức năng tuyến giáp, giảm huyết áp. Giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể và ngăn ngừa ung thư.

2. Nhóm các loại hạt.

Chống oxy hóa
Các loại hạt giàu chất chống oxy hóa

Hạt bí đỏ (hạt bí ngô):

Hạt bí ngô giàu chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa và chất xơ, chứa magiê, kẽm, cung cấp chất béo thực vật Omega-3, dầu hạt bí đỏ rất giàu phytoestrogen tự nhiên và các nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp gia tăng đáng kể cholesterol HDL “tốt”  giúp xương, tim và gan khỏe mạnh. Hỗ trợ miễn dịch, tăng trưởng tế bào và điều tiết insulin…, cung cấp chất béo thực vật Omega-3, giúp cải thiện kháng insulin. Ngăn ngừa các biến chứng bệnh đái tháo đường và có tác dụng chống viêm.

Quả óc chó:

Óc chó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường hay bệnh tim. Chúng cũng có tác dụng làm giảm cholesterol gây hại cơ thể. Thêm vào đó, loại thực phẩm này cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp thúc đẩy quá trình tái tạo làn da.

Viêm âm đạo kiêng quan hệ trong bao lâu?

3Nhóm các loại rau củ quả chống oxy hoá.

Đậu Hà Lan:

Có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, carotenoid, acid folic, vitamin B6, chất xơ, kali và các chất dinh dưỡng khác. Có tác dụng trong việc làm thông mạch máu, dễ hấp thụ vào cơ thể, loại bỏ các chất được cho là rác thải nằm trong mạch máu. Trong nghiên cứu Đông y, đậu Hà Lan được xem là “vua thải độc”.

 

Quả sung:

Quả sung là nguồn cung cấp chất xơ phong phú, có hàm lượng sắt cao, chứa nhiều canxi, magie và vitamin K2, giàu chất chống oxy hóa. Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giúp hệ thống xương khỏe mạnh, giúp giữ triglyceride ở mức thấp, tốt cho sức khỏe tim mạch. Giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, do vậy có vai trò lớn trong phòng ngừa ung thư.

Quả mướp đắng (còn gọi là khổ qua):

Mướp đắng có chứa nhiều vitamin C với hàm lượng cao gấp 5-20 lần dưa chuột và nhiều khoáng chất như beta-carotene, glycoside, protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt, chất xơ. Giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, thanh nhiệt giải độc, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, giảm huyết áp, giúp sáng mắt, điều trị chứng trào ngược axit và ngăn chặn. Phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa, trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Theo BS.CKII Thu Huyền trong Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, vào kinh tâm, tỳ, vị, can, phế. Có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải thử, thanh can minh mục, giải độc.

Quả mít:

Chứa nhiều chất xơ, kali, canxi, vitamin C, chất chống oxy hóa, flavonoid và các chất dinh dưỡng thực vật, có lượng niacin và thiamine cao. (Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự phát triển tế bào thần kinh và các sợi cơ).  Nó cũng chứa magiê, mangan, folat, đồng, axit pantothenic, vitamin B6, niacin, vitamin A, C, E và K.

Tất cả đều cần thiết cho sự hình thành máu. Duy trì sự ổn định huyết áp, tăng mật độ xương, ngăn ngừa ung thư, yếu cơ, căng thẳng thần kinh. hạ đường huyết cho cơ thể, chống loét, khử trùng, chống viêm, ngăn ngừa và điều trị loét dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bảo vệ sức khỏe tuyến giáp, cải thiện thị lực, điều chỉnh nhu động ruột…

Cà chua:

Rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như  lycopene, lutein và zeaxanthin, các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid. Điều tuyệt vời hơn ở cà chua là chúng chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo. Giúp cải thiện thị lực, giữ xương chắc khỏe, rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch. Giảm lượng đường trong máu, phòng chống ung thư.

Dưa chuột:

Chứa nhiều chất xơ, nước, sterols, magiê, kali và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện các dấu hiệu đường tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và giúp giảm cân, điều chỉnh mức huyết áp. Giúp làm giảm lượng cholesterol máu, ức chế quá trình oxy hóa của các động mạch và làm giảm khả năng bị tắc nghẽn. Đặc biệt, dưa chuột chứa 3 lignans là pinoresino, lariciresinol và secoisolariciresinol. Giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy và ung thư tử cung.

Quả bơ:

Rất giàu các chất dinh dưỡng lành mạnh, như kali, axit béo omega-3, lutein và nhiều dưỡng chất khác như zeaxanthin, phytosterol, carotenoid, axit béo omega-3 giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Giảm chứng xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch, bảo vệ đôi mắt, giảm cholesterol, chống ung thư.

4. Các loại rau củ chống oxy hoá.

Củ cải đỏ

Có chứa phytochemical, anthocyanins, betanin, và vulgaxanthin, isothiocyanates, các hợp chất diuretic tự nhiên, giàu kali, vitamin C, chất xơ.

Nó có chỉ số glycemic thấp và rất ít calo, có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa ung thư. Nó có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể. Giữ cho huyết áp ổn định, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, chống táo bón, giúp giảm cân. Cải thiện sức khỏe của quả thận, chống viêm và giải độc.VIÊM DA TIẾT BÃ

 

Khoai lang:

Rất giàu beta-carotene (tiền chất giúp chuyển hóa thành vitamin A), carotene selenium, anthocyanin, batatoside,  vitamin A, vitamin C và vitamin E, chất khoáng, chất xơ, kali, magie. Giúp ngăn ngừa chứng táo bón, tăng thị lực, duy trì đường huyết ở mức cân bằng. Phát triển khỏe mạnh của cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh. Thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Ức chế ung thư ruột kết và trực tràng và tính kháng viêm rất cao.

Cà rốt:

Nguồn phong phú của beta-carotene. (Tiền chất giúp chuyển hóa thành vitamin A), selenium, lutein, falcarinol, pectin, xantofin, lucopen và antoxian, alpha-carotene và lutein, vitamin A, vitamin C, vitamin E và canxi, chất xơ hòa tan. Giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, ổn định huyết áp. Bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe của đôi mắt. Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư ở người như gan, phổi và đại tràng.

Củ dền:

Củ dền chứa chất chống oxy hóa tên gọi acid alpha-lipoic. Giúp hạ mức đường trong máu, tăng độ nhạy insulin.   Ngăn ngừa sự mất cân bằng oxy hóa ở bệnh nhân đái tháo đường giúp tăng cường sự oxy hóa ở não, làm chậm lại quá trình mất trí nhớ ở người già.

Ngoài ra, chất choline có trong củ dền còn giúp cải thiện giấc ngủ. Tốt cho trí nhớ và đặc biệt là tăng vận động cơ nên có thể giúp tăng cường thành tích thể dục thể thao đồng thời giúp duy trì cấu trúc màng tế bào. Hỗ trợ cho sự dẫn truyền xung thần kinh. Tham gia vào quá trình hấp thu mỡ và giảm bớt sự viêm mạn tính.

Qua bài viết trên, Tuệ Y Đường hi vọng bạn đọc có thể có một chế độ ăn lành mạnh, khoa học và hữu ích trong việc phòng ngừa, chống lại quá trình oxy hóa.

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *